* Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài quý hiếm và đặc hữu
- Nghiên cứu sự phân bố và sinh cảnh của các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển.
- Nghiên cứu đặc điểm của các hệ sinh thái đặc trưng trong khu bảo tồn để có biện pháp quản lý bảo vệ hợp lý.
- Nghiên cứu về sinh vật ngoại lai xâm hại đến khu bảo tồn để có biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
* Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng vật nuôi ở địa phương
- Điều tra đánh giá tiềm năng, giá trị và giá trị sử dụng của các loài cây trồng, con nuôi phù hợp với địa phương và có thể cho sản phẩm hàng hoá ở địa phương.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng, khai thác và sử dụng các loài cây trồng cho hiệu quả kinh tế caọ
- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, gây nuôi, bảo vệ thực vật và thú y cho người dân.
* Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp
Qua điều tra và thảo luận với người dân cho thấy cần phát triển một số mô hình sau:
- Mô hình trồng rừng: Mô hình trồng rừng hỗn giao, nhiều tầng, mô hình trồng rừng cho các loài cây đa tác dụng (Bời lời, Trầm gió, Quế,...).
- Mô hình làm giàu rừng: Trồng bổ sung những cây cho giá trị, lớn nhanh cho sản phẩm ở những diện tích rừng nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi kém phát triển, loài cây tái sinh tự nhiên không phù hợp với môc đích kinh doanh.
- Mô hình chăn nuôi: Nghiên cứu mô hình chăn nuôi động vật hoang dã đối với những loài có thể nhân giống và được luật pháp cho phép, chăn nuôi bán hoang dã có định hướng đối với một số loài gia súc, gia cầm để tận dụng hết tiềm năng dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng như: lợn rừng, nhím, gà bản địa, lợn Tên lửa bản địa,...
* Nghiên cứu chế biến các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ
- Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.
- Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho các lâm đặc sản của địa phương để nâng cao và ổn định giá cả của chúng trên thị trường.