Hiện nay tại tỉnh Hà Giang loài Thiết sam giả lá ngắn chủ yếu phân bố tại 2 huyện: Quản Bạ và Đồng Văn.
* Mật độ loài Thiết sam giả lá ngắn tại tỉnh Hà Giang.
Sau khi điều tra tại thực địa, em phân chia số liệu tại Quản Bạ và Đồng Văn theo 2 vị trí: sườn và đỉnh núi và kết quả ở bảng sau (bảng 4.1)
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp OTC điều tra tại Quản Bạ và Đồng Văn phân theo sườn và đỉnh núi
STT Loài cây Vị trí OTC xuất hiện Số cây
1 TSGLN Sườn 24 495
2 TSGLN Đỉnh 24 306
Qua bảng 4.1 cho thấy tại Hà Giang loài TSGLN phân bố ở vị trí sườn núi là 495 cây trên 24 OTC, mỗi OTC có diện tích 500m2, vậy mật độ là 413 cây/hạ
Tại vị trí đỉnh núi là 306 cây trên 24 OTC, mỗi OTC có diện tích 500m2, vậy mật độ là 255 cây/hạ
* Cấu trúc tổ thành các lâm phần tầng cây cao ở vị trí đỉnh núi tại Quản Bạ.
Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam giả lá ngắn ở vị trí đỉnh núi tại Quản Bạ
TT Tên phổ thông N
(cây/ha)
Ni% Gi% RFi
(%)
IVIi (%)
1 Thiết sam giả lá ngắn 222 27,62 11,64 26,03 21,76 2 Bách xanh 194 24,08 9,84 20,55 18,16 3 Mun 162 20,16 6,76 17,81 14,91 4 Trai 93 11,52 7,44 8,22 9,06 5 Kim giao 45 5,63 7,05 8,22 6,97 6 Tông dù 27 1,96 12,13 5,48 6,58 7 Xoài rừng 14 1,70 10,38 4,11 5,40 8 Bách vàng 8 1,05 11,49 2,74 5,09 9 Loài khác 38 5,50 23,09 6,85 11,59 Tổng 795 100 100 100 100
Công thức tổ thành loài ở lâm phần nơi có Thiết sam giả lá ngắn ở đỉnh tại Quản Bạ:
21,76 Tsgln + 18,16 Bx + 14,91 M + 9,06 T + 6,58 Td + 6,97 Kg + 5,4 Xr + 5.09 Bv+ 11,59 Lk (5 loài khác).
(Ghi chú: Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Bx: Bách xanh; M: Mun; T: Trai; Td: Tông dù; Kg: Kim giao; Bv: Bách vàng; Xr: Xoài rừng; Lk: Loài khác)
Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy:
Ở vị trí đỉnh núi tại Quản Bạ có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là các loài: Thiết sam giả lá ngắn,Bách xanh, Mun, Trai, Tông dù, Kim giao, Bách vàng, Xoài rừng. Trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm tỷ lệ cao nhất trong công thức tổ thành với 21,76% và Bách vàng chiếm tỉ lệ thấp nhất với 5,09%.
* Cấu trúc tổ thành các lâm phần tầng cây cao ở vị trí sườn núi tại Quản Bạ.
Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam giả lá ngắn ở vị trí sườn núi tại Quản Bạ
TT Tên phổ thông N
(cây/ha) Ni% Gi%
RFi (%)
IVIi (%)
1 Thiết sam giả lá ngắn 344 45,43 21,46 35,48 34,13 2 Bách xanh 209 27,64 11,60 19,35 19,53 3 Mun 55 6,01 17,65 9,68 11,11 4 Kim giao 64 8,65 4,84 12,90 8,80 5 Lá chân vịt 9 1,20 19,61 3,23 8,01 6 Thông đỏ 27 3,61 5,85 6,45 5,28 7 Loài khác 49 6,49 19,89 12,92 12,82 Tổng 757 100 100 100 100
Công thức tổ thành loài ở lâm phần nơi có Thiết sam giả lá ngắn ở sườn tại Quản Bạ:
34,13 Tsgln + 19,53 Bx + 8,01 Lcv + 11,11 M + 8,08 Kg + 5,28 Tđ + 12,82 Lk (3 loài khác).
(Ghi chú: Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Bx: Bách xanh; M: Mun; Lcv: Lá chân vịt; Kg: Kim giao; Tđ: Thông đỏ; Lk: Loài khác)
Ở Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy:
Ở vị trí sườn núi tại Quản Bạ có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là các loài: Thiết sam giả lá ngắn,Bách xanh, Mun, Lá chân vịt, Kim giao và Thông đỏ. Trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm tỷ lệ cao nhất trong công thức tổ thành với 34,13% và Bách vàng chiếm tỉ lệ thấp nhất với 5,28%.
* Cấu trúc tổ thành các lâm phần tầng cây cao ở vị trí đỉnh núi ởĐồng Văn.
Bảng 4.4 Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam giả lá ngắn ở vị trí đỉnh núi tại Đồng Văn
TT Loài cây N
(cây/ha) Ai(%) Di(%) RFi(%) IVIi(%)
1 TSGLN 468 84,17 15,77 38,46 46,14 2 Nhọc lá bạc 20 3,6 12,97 15,38 10,65 3 Tông dù 40 7,19 14,79 15,38 12,46 4 Mun 8 1,44 6,82 7,69 5,32 5 Cẩm chi 12 2,16 13,73 7,69 7,86 6 Thông tre 4 0,72 20,77 7,69 9,73 7 Thông tre lá ngắn 4 0,72 15,14 7,69 7,85 Tổng 556 100 100 100 100
Công thức tổ thành loài ở lâm phần nơi có Thiết sam giả lá ngắn ở đỉnh tại Đồng Văn:
46,14 Tsgln + 12,46 Td + 10,65 Nlb + 9,73 Tt + 7,86 Cc +7,85 Ttln +5,32 M. (Ghi chú: Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Td: Tông dù; Nlb: Nhọc lá bạc; Tt: Thông tre; Cc: Cẩm chi; Ttln: Thông tre lá ngắn; M: Mun)
Ở vị trí đỉnh núi tại Đồng Văn có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là các loài: Thiết sam giả lá ngắn, Tông dù, Mun, Nhọc lá bạc, Thông tre, Cẩm chi và Thông tre lá ngắn. Trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm tỷ lệ cao nhất trong công thức tổ thành với 46,14% và Mun chiếm tỉ lệ thấp nhất với 5,32%.
* Cấu trúc tổ thành các lâm phần tầng cây cao ở vị trí sườn núi tại
Đồng Văn.
Bảng 4.5 Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam giả lá ngắn ở vị trí sườn núi tại Đồng Văn
TT Loài cây N(cây/ha) Ai(%) Di(%) RFi(%) IVIi(%)
1 TSGLN 469 93,27 16,49 65 58,25 2 Thông tre lá ngắn 2 0,31 10,30 5 5,20 3 Mun 2 0,31 7,38 5 4,23 4 Nhọc 3 0,61 19,2 5 8,27 5 Tông dù 25 4,89 17,23 10 10,71 6 Kẹn 2 0,31 16,59 5 7,30 7 Thôi chanh 2 0,31 12,81 5 6,04 Tổng 503 100 100 100 100
Công thức tổ thành loài ở lâm phần nơi có Thiết sam giả lá ngắn ở sườn tại Đồng Văn:
58,25 Tsgln + 10,71 Td + 8,27 N + 7,3 K +6,04 Tc +5,2 Ttln
(Ghi chú: Tsgln – Thiết sam giả lá ngắn; Td: Tông dù; N: Nhọc; K – Kẹn; T.c – Thôi chanh; Ttln: Thông tre lá ngắn)
Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy:
Ở vị trí sương núi tại Đồng Văn có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là các loài: Thiết sam giả lá ngắn, Tông dù, Nhọc, Kẹn, Thôi chanh,Thông tre lá ngắn. Trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm tỷ lệ cao nhất trong công thức tổ thành với 58,25% và Thông tre lá ngắn chiếm tỉ lệ thấp nhất với 5,20%.