* Giải pháp vềđầu tư, hỗ trợ cho quản lý rừng
- Đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế: Tiếp tục thực hiện các dự án về hạ tầng kinh tế như dự án 135, dự án 134 để giúp người dân trong vùng đệm thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu, giảm giá thành hàng hoá và nâng cao giá trị nông lâm sản.
- Tiếp tục đầu tư các dự án phát triển trong nước và các dự án hỗ trợ nước ngoài như dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhằm tạo công ăn việc làm, tạo nguồn sinh kế mới, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển rừng, tạo nguồn nguyên liệu thay thế, giảm sức ép vào rừng.
- Đầu tư, hỗ trợ, cho vay vốn để người dân phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học cho khu bảo tồn.
- Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho chính quyền địa phương.
- Đầu tư phát triển thị trường nông lâm sản, quy hoạch vùng nguyên liệu và xây dựng cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn.
- Đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả và phù hợp với điều kiện địa phương.
- Đầu tư phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ và gây nuôi động vật hoang dã ở địa phương
- Đầu tư cho quảng bá thị trường, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.
* Chuyển dịch và phát triển ngành nghề mới
- Đầu tư củng cố, phát triển các nghề dệt truyền thống, đan lát và nghề sản xuất hàng đồ mộc mỹ nghệ.
- Đầu tư cho công nghệ chế biến sản phẩm lâm sản ngoài gỗ
- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi động vật hoang dã để giảm sức ép về săn bắt động vật hoang dã trong vùng lõi khu bảo tồn.
- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc bán hoang dã có định hướng để tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ hệ sinh thái rừng.
- Đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với địa phương như dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, khuyến nông lâm.
4.4.4. Giải pháp về xã hội
* Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân
- Nâng cao nhận thức cho người dân về hiểu biết pháp luật, chính sách của Nhà nước, các giá trị khác nhau của rừng và đa dạng sinh học.
- Nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nâng cao kỹ năng của người dân về kỹ thuật canh tác, thâm canh và phát triển kinh tế.
- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển kiến thức bản địạ
- Tăng cường khuyến nông khuyến lâm, xây dựng các mô hình sản xuất.
* Nâng cao năng lực cán bộđịa phương
- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vô, kiến thức khoa học cho cán bộ cấp xã, thôn bản, nhất là đối với cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho cán bộ địa phương cấp xã.
* Quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng
- Thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, xã có sự tham gia của người dân cho các thôn xã thuộc vùng đệm khu bảo tồn.
- Thực hiện cơ chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
- Thực hiện giao quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp cho người dân. - Quản lý, hướng dẫn, giám sát người dân sử dụng rừng và đất đúng quy hoạch và hiệu quả kinh tế caọ
* Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách đối với địa phương và người dân
- Tiếp tục triển khai các chính sách về giao đất giao rừng.
- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về quyền hưởng lợi đối với người nhận đất nhận rừng.
- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế.
- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về giáo dục, y tế, văn hoá, tín ngưỡng đối với người dân.
- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và người có tri thức, chuyên môn cao về công tác tại địa phương; chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng cán bộ là người địa phương.
- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế địa phương.
* Củng cố và hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, hương ước liên quan
đến quản lý rừng
- Xây dựng và vận động các tổ chức xã hội tại thôn bản tham gia tuyên truyền, vận động; tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Xây dựng và giám sát thực hiện các hương ước, quy ước của thôn bản có liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.
- Củng cố và phát triển các phong tôc tập quán có tác động tốt đến công tác quản lý bảo vệ rừng như: rừng ma, rừng cấm, thờ cúng một số loài động vật quý.
* Chính sách dân số và phân bố lại dân cư
- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tích cực chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số.
- Di dời và bố trí lại đất ở và đất canh tác của một số côm dân cư tiếp giáp và ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý bảo vệ của khu bảo tồn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thông qua kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang tôi có kết luận như sau:
Loài Thiết sam giả lá ngắn có phân bố tự nhiên hiện còn sót lại ở một số vùng núi đá vôi một số tỉnh phía bắc việt Nam và tây – nam Trung Quốc. Và tại Hà Giang có phân bố tại hai huyên Quản Bạ và Đồng Văn.
Thiết sam giả lá ngắn là cây gỗ lớn, thường xanh, thân thẳng, phân cành cao, lá đơn, mọc cách vòng, xếp sang 2 bên, lá phân cành ở cành tam cấp, lá tập trung ở đầu cành.Cây con thường cong queo, phân cành theo từng đốt (hình zíc zắc), đều sang 2 bên.
Qua bảng 4.1 cho thấy: tại Hà Giang loài TSGLN phân bố ở vị trí sườn với mật độ: 413 cây/ha, tại vị trí đỉnh với mật độ: 255 cây/hạ Vậy Thiết sam giả lá ngắn có mật độ phân bố khác nhau giữa các vị trí sườn đỉnh, mật độ ở vị trí sườn cao hơn vị trí đỉnh.
Qua các bảng 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 ta thấy trong công thức tổ thành lâm phần có Thiết sam giả lá ngắn phân bố thì loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm tỷ lệ cao nhất, cho thấy rằng những loài cây thích nghi chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành còn những loài ít thích nghi thì chiếm tỷ lệ thấp hoặc không có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần.
Ở vị trí đỉnh, loài Thiết sam giả lá ngắn có đường kính, chiều cao trung bình cao hơn vị trí sườn, như vậy loài này phát triển ở vị trí đỉnh mạnh hơn vị trí sườn núị
+ Nhóm nhân tố khí hậu – thủy văn: Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6 và tháng 7, 8, lượng mưa trung bình 1200 mm. Độ ẩm không khí trung bình 82 %/năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 200C,cao nhất khoảng 35 – 360C, thấp nhất từ 00C đến 60
C. Càng lên cao nhiệt độ trung bình càng giảm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài Thiết sam giả lá ngắn.
Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến loài Thiết sam giả lá ngắn: + Đời sống của người dân ở khu vực nghiên cứu còn thấp, mức độ dân trí, mức độ thu nhập, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế dẫn đến sự tác động và rừng nhiều, khó có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.
+ Thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp có năng suất chỉ đủ để phục vụ cho gia đình, hoạt động sản suất lâm nghiệp chưa phát triển, mặc dù lợi thế về đất lâm nghiệp rất lớn.
+ Các giải pháp như đi làm thuê từ bên ngoài, buôn bán, tác động vào TNR được người dân lựa chọn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
+ 5 hình thức tác động của cộng đồng dân cư địa phương vào TNR tại khu vực nghiên cứu là: Khai thác gỗ, khai thác gỗ củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ, phá rừng làm nương rẫy và chăn thả gia súc.
+ Các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: Nhu cầu và khả năng đáp ứng lương thực, tiền mặt, chất đốt, cơ hội sinh kế, ảnh hưởng của kinh tế thị trường là những nguyên nhân kinh tế trực tiếp quyết định tới hình thức tác động của người dân tới TNR nơi đây, trong đó diện tích đất canh tác ít chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực cho các HGĐ.
+ Các nguyên nhân về xã hội như: Các chính sách, thể chế cộng đồng,tập quán sử dụng TNR và chăn thả gia súc tự dọ.. là nguyên nhân gián tiếp chi phối sự tác động của người dân địa phương tới TNR.
Do đặc điểm loài và địa hình, loài Thiết sam giả lá ngắn chỉ phân bố ở đỉnh núi đá vôi và hấp thu các chất chủ yếu từ lớp mùn thảm tươi có hàm lượng mùn caọ Là loài cây chiếm ưu thế trong lâm phần, chiếm vị trí quan trọng trong lâm phần. Vì vậy nó chi phối đến sự phát triển của lâm phần và đặc điểm cấu trúc lâm phần.
5.2. Kiến nghị
Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp, giải quyết nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân sống gần rừng, trong rừng
Cần nghiên cứu đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại loài Thiết sam giả lá ngắn tại các nơi khác có loài phân bố tự nhiên.
Cần có các nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn.
Xây dựng quy trình kỹ thuật gieo ươm, điều kiện và kỹ thuật gây trồng loài Thiết sam giả lá ngắn trong từng điều kiện cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ị Tài liệu trong nước
[1]. Baur G.N.(1964), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb KHKT, Hà Nộị
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp.
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghịđịnh 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái,
http://vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32%20fi nal.pdf. (ngày truy cập : 23/05/2014)
[4]. Nguyễn Minh Đức (1998), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố
sinh thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến tái sinh loài Lim xanh tại Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Hà tâỵ
[5]. Phùng Ngọc Lan (1986), Giáo trình lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp,Hà Nộị
[6]. Phùng Ngọc Lan, Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Nguyễn Hữu Lộc, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Vĩnh (1992), Lâm sinh học.
[7]. Odum ẸP (1971), Cơ sở sinh thái học, tập I, II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nộị
[8]. Phạm Hoàng Quốc (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài Lim xanh tại khu vực Hữu Lũng – Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Hà tâỵ
[10]. Nguyễn Văn Thêm (2008), Bài giảng Rừng và Môi Trường, trường Đại học Bình Dương.
[11]. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Viện điều tra Quy hoạch rừng báo cáo dự án (2010) “ Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái”
[12]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KH – KT,
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương tới TNR
Tên chủ hộ: Loại hộ:
Người được phỏng vấn: Nam Nữ Dân tộc:
Tên thôn: Tên xã: Huyện: Ngày phỏng vấn:
Tình hình chung
1. Gia đình ông/bà có bao nhiêu ngườỉ...,Bao gồm: Tuổi <18 :... ...người
Tuổi từ 18 – 55: ...người Tuổi > 55: ...người
2. Xin ông/bà cho biết sự thay đổi về lượng lâm sản trên rừng qua các giai đoạn? Giai đoạn Nhiều Ít Tăng/
Giảm ít Tăng/ Giảm nhiều Tăng/Giảm rất nhiều Lý do Trước năm 1991 Hiện tại
3. Ông/ bà đã phải mất mấy giờ để đi bộ từ nhà tới rừng tự nhiên?
Hiện nay: ---giờ Năm 1991:---giờ Trước năm 1991:---giờ 4. Ông/ bà cho biết trên rừng tự nhiên gần thôn hiện còn những loài cây gỗ gì tốt (quý hiếm), ở khu vực nàỏ
5. Ông (bà) có biết loài cây Thiết sam giả lá ngắn không?
Có Không
6. Những sản phẩm khai thác từ rừng gia đình ông bà thường để sử dụng hay bán ở đâủ Sản phẩm Sử dụng tại gia đình Nơi bán Giá bán Những loại gỗ
nào được khai thác nhiều Tại thôn Chợ gần thôn Cơ sở CB/ thu mua sản phẩm Gỗ Củi Thuốc nam Măng Sản phẩm khác
7. Xin ông/bà cho biết ý kiến về các vấn đề sau:
Nhận thức Đánh dấu * vào 1 trong 3 lựa chọn sau Đồng ý Không biết hoặc ý kiến trung lập Không đồng ý
ỊĐánh giá của người dân về lợi ích của TNR đối với cộng đồng
1.TNR giúp tăng thu nhập cho gia đình 2.TNR cung cấp việc làm cho gia đình
3.TNR giúp phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng địa phương
4. Sử dụng đất rừng trồng sắn, đất làm đất ngày càng bạc màu, xúi mũn
5. Các sản phẩm rừng ngày càng hiếm do khai thác quá mức trong nhiều năm
6. Chăn thả gia súc trên rừng làm gãy cành cây và chết cây con
7. Bỏ các loại phế thải khó phân huỷ trên rừng làm giảm
độ mầu mì của đất
8. Đốt nương làm rẫy và đốt ong trên rừng có thể là nguyên nhân gây cháy rừng
9. Nếu có nguồn thu nhập khác ổn định, đảm bảo cuộc sống thì người dân sẽ không tác động vào rừng và đất rừng
8. Hiểu biết về các chính sách sử dụng TNR và tác dụng của việc trồng rừng
10.Biết chính xác ranh giới thôn mình
11.Gia đình đã nhận được thông tin về chính sách giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình (từ KBT/ chớnh quyền địa phương)
12. Chính quyền/KBT giao khoán đất rừng cho những người ở ngoài các cộng đồng vùng đệm là không hợp lý 13. Trồng rừng làm tăng độ màu mì của đất
14.Không nên trồng cây lâm nghiệp trên đất được giao khoán vì nó làm giảm năng suất sắn, đất
15.Biết rất rõ về quyền lợi khi nhận đất giao khoán của KBT
8. Hiện tại, gia đình ông /bà trồng cây và chăn nuôi theo kỹ thuật:
Truyền thống Kinh nghiệm Từ KNKL Từ hàng xóm Học từ bên ngoài CĐ Phương tiện thông tin đại chúng Khác :
9. Xin ông/bà cho biết những khó khăn, trở ngại trong phát triển sản xuất của gia đình hiện nay ?
Về tự nhiên Đất quá dốc
Thiếu nước để tưới tiêu
Về đất đai Thiếu đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa) Chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thiếu đất lâm nghiệp