Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 51)

* Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh viêm phổi ởđàn lợn nuôi thịt tại trại lợn CP thuộc huyện Mỹ - Hà Nội

- Thống kê toàn bộđàn lợn cần điều tra tại trại lợn CP thuộc huyện Mỹ Đức – Hà Nội.

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối.

- Tiến hành theo dõi sức khỏe đàn lợn, phát hiện những bệnh về phổi. - Tiến hành theo dõi chẩn đoán và ghi chép số liệu.

- Từđó tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi.

* Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phổi ở

lợn thịt giai đoạn 2 đến 5 tháng tuổi

- Qua quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày đặc biệt vào buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn mắc bệnh.

- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hàng ngày.

- Triệu chứng quan sát được như ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thở khó và chủ yếu thở thể bụng, tần số hô hấp tăng.

Tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh viêm phổi .

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑ Số con bị bệnh

x 100

- Tỷ lệ lợn thịt khỏi bệnh viêm phổi Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ∑ Số con khỏi bệnh x 100 ∑ Số con điều trị - Tỷ lệ lợn thịt chết do viêm phổi Tỷ lệ chết (%)= ∑ Số con chết x 100 ∑ Số con mắc bệnh

* Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn

Để tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn, chúng tôi tiến hành cân lợn theo dõi 30 ngày 1/lần, cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân bằng một chiếc cân và cùng một người cân, kết quả được ghi chép vào nhật kí thí nghiệm và sau đó được tiến hành so sánh và phân tích.

- Sinh trưởng tích lũy (kg/con): Là khối lượng của lợn được xác định

tại các thời điểm: Bắt đầu theo dõi 60, 90, 120, 152 ngày tuổi (kết thúc theo

dõi). Cân lợn vào buổi sáng trước khi cho ăn, đảm bảo cân cùng một loại cân

và cố định người cân.

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là sự tăng lên về khối lượng, kích

thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.

Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:

A (g/con) = P2 - P1 t2 - t1

Trong đó: A: Là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t1 (g) P2: Là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t2 (g) t1: Là thời điểm bắt đầu theo dõi

t2: Là thời điểm kết thúc theo dõi

- Sinh trưởng tương đối R(%): Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích

thước, thể tích cơ thể giữa 2 lần khảo sát. Được tính theo công thức:

R (%) = P2 - P1 × 100 (P2 + P1) / 2

Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

Hiệu quả sử dụng thức ăn

- Lượng thức ăn tiêu thụ: Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn của từng ô chuồng thí nghiệm. Ghi chép sổ sách để tính lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ

và cộng dồn.

Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng tính theo công thức

TTTA/kg tăng KL (kg) = ∑ TTTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm)(kg)

∑ khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)