Bệnh viêm phổi do Mycoplasma gây ra

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 31)

- Mycoplasma được biết đến với bệnh suyễn lợn hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương của lợn. Bệnh gây thiệt hại nhiều về kinh tế, tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn/kg thể trọng cao

+ Quá trình sinh bnh:

Sau khi xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp, Mycoplasma tạo trạng thái cân bằng nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Khi sức đề kháng của cơ thể

giảm do nhiều nguyên nhân như: chuồng trại không hợp lý, chăm sóc kém…

Mycoplasma tác động gây bệnh viêm phổi ở thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành cách mô. Sự kết hợp của các vi khuẩn kế phát như Pasteurella multocida,

Streptococcus, Staphylococcus… tác động làm cho bệnh thêm trầm trọng và gây biến chứng viêm phổi, nung mủ phổi…

+ Triệu chứng lâm sàng:

Thời kì nung bệnh từ 1 - 3 tuần, trung bình 10 - 16 ngày trong tự nhiên, 5 - 12 ngày trong phòng thí nghiệm. Triệu chứng ho, khó thở xuất hiện sau 25 - 65 ngày. Bệnh có thể chia làm 3 thể: cấp tính, á cấp tính và mãn tính.

+ Thể cấp tính:

Lúc đầu triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện bệnh, lợn ốm thường rời

đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn. Thân nhiệt bình thường hoặc hơi cao, sốt nhẹ 39 - 39,50C, khi có biểu hiện bệnh, con vật hắt hơi từng hồi lâu do có chất dịch bài tiết sâu ở trong đường hô hấp hoặc do viêm phổi có dịch bài xuất ở giai đoạn sau của bệnh. Vài ngày sau, con vật ho, khi ho vận động mạnh, thường biểu hiện bệnh lúc sáng sớm và chiều tối. Lợn bệnh ho liên tục trong 2 - 3 tuần, có khi kéo dài hơn.

Khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng thì con vật có triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở khò khè, nhịp thở có thể lên tới 100 - 150 lần/phút. Tần số

hô hấp tăng dần lên, gia súc ngồi thở như chó, mồm há ra để thở, bụng giật mạnh, chảy nước mắt, nước mũi, có khi con vật bị tiểu tiện, nước tiểu vàng và ít, nghe phổi có nhiều vùng có âm đục.

Bệnh tiến triển khoảng 1 tuần, tỷ lệ chết khá cao nếu không điều trị kịp thời. Thể cấp tính thường ít thấy, chủ yếu mắc bệnh ở những đàn lợn chưa mắc bệnh lần nào. Bệnh thường phát ra đột ngột và lây lan nhanh. Khi có tác

động của vi khuẩn kế phát làm chứng viêm phổi càng trở lên trầm trọng hơn. + Thể á cấp tính:

Thể này thường gặp ở giống lợn tạp giao, lợn lai, lợn con còn bú mẹ. Bệnh có triệu chứng giống thể cấp tính nhưng không trầm trọng bằng. Lợn ốm thường

ho, thở nhanh, tần số hô hấp tăng, mồm há ra để thở, thân nhiệt tăng ít. Nếu ghép với bệnh tụ huyết trùng thì sốt cao. Bệnh có thể kéo dài vài tuần lễ.

+ Thể mãn tính:

Thể bệnh này thường từ thể cấp tính và thể á cấp tính chuyển sang. Không như trong thể cấp tính, bệnh khó phát hiện do biểu hiện không rõ ràng. Con vật ho khan vào buổi sáng sớm, buổi chiều tối sau khi ăn xong. Lợn ho từng tiếng một hoặc từng hồi kéo dài, ho một tuần rồi giảm đi hoặc kéo dài liên miên. Con vật khó thở, thở nhanh, tần số ho hấp tăng từ 40 - 100 lần/phút. Hít vào dài hơn thở ra, thở khò khè vào ban đêm.

Con vật đi táo rồi ỉa chảy. Thân nhiệt tăng ít, khoảng 39 - 400C, có thể

tăng lên đến 400C rồi hạ thấp xuống.

Bệnh tiến triển vài tháng có khi đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì đàn lợn có thể phục hồi, tỷ lệ chết không cao, nhưng hầu hết giảm tốc độ sinh trưởng. Nếu lợn con mắc bệnh này sẽ

gầy còm, lông xù, có thể chết do kiệt sức.

Cũng có khi lợn mắc bệnh ở thể ẩn tính. Thể này thường thấy ở những lợn đực trưởng thành, lợn nái sinh sản. Triệu chứng không xuất hiện rõ, thỉnh thoảng ho nhẹ, khi con vật bị stress do thời tiết thay đổi hoặc thức ăn không

đảm bảo thì bệnh mới phát ra. Con vật sinh trưởng, phát triển chậm, thời gian nuôi vỗ béo kéo dài.

+ Bnh tích:

Bệnh tích chủ yếu ở cơ quan hô hấp, đặc biệt là ở phổi, hạch phổi. Bệnh tích viêm phổi bắt đầu từ thuỳ tim lan sang thuỳ đỉnh về phía trước, thường phát triển ở rìa, vùng thấp của phổi. Bắt đầu xuất hiện những đốm đỏ

hoặc xám bằng hạt đậu xanh to dần rồi tập trung lại thành vùng rộng hơn. Theo dõi bằng chụp X - quang ta thấy bệnh tích lan từ trước ra sau theo một quy luật nhất định. Hai bên phổi đều có bệnh tích như nhau và có giới hạn rõ giữa chỗ phổi bị viêm và chỗ phổi bình thường.

Chỗ viêm ở phổi cứng dần, màu đỏ thẫm hoặc màu xám nhạt, mặt bóng láng, trong suốt, bên trong có chất keo nên gọi là viêm phổi kính. Phổi có bệnh thì dày lên, cứng rắn, bị gan hoá hoặc thịt hoá. Cắt phổi ra có nước hơi lỏng màu trắng xám, có bọt, phổi dày và đặc lại, khi dùng tay

bóp không xốp như bình thường. Sau khi viêm từ 10 - 20 ngày, vùng nhục hoá đục dần, ít trong hơn, màu tro hồng, vàng nhạt hoặc vàng xám, cuối cùng màu đục hẳn, bóp rất cứng, sờ giống như tuỵ tạng hoá. Cắt phổi có bệnh thấy nhiều bọt, nhiều vùng hoại tử màu vàng trắng. Bệnh tích lan rộng, trên mặt có nhiều sợi tơ huyết trắng, phổi dính vào lồng ngực khi màng phổi bị viêm nặng.

Cắt một miếng phổi ở vùng bị gan hoá bỏ vào nước thấy chìm. Phế quản, khí quản viêm có bọt, dịch nhày màu hồng nhạt, bóp có khi có mủ chảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một bệnh tích đặc trưng nữa là hạch lâm ba phổi sưng rất to, gấp 2 - 5 lần hạch bình thường, chứa nhiều vi khuẩn, nhiều nước màu tro, hơi tụ máu nhưng không xuất huyết, sưng thuỷ thũng, mọng nước.

Nếu có vi khuẩn kế phát tác động thì bệnh phức tạp hơn, trường hợp ghép với bệnh tụ huyết trùng phổi tụ máu, có nhiều vùng gan hoá vào sâu bên trong và phía sau phổi, có từng vùng hoại tử như bã đậu, có nốt vàng. Nếu có Streptococcus, Diplococcus thì bệnh có tích mủ ở phổi. Nếu có

Bacterium pyogennes thì viêm cuống phổi có mủ, phổi có những cục nhỏ

chứa mủ màu xanh mùi hôi thối hoặc có áp xe to, áp xe di chuyển khắp các phủ tạng như lách, gan, hạch, xương.

+ Chẩn đoán bệnh:

Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh như: chẩn đoán vi khuẩn học, chẩn đoán huyết thanh học… Trong đó, phương pháp chẩn đoán lâm sàng được sử dụng phổ biến nhất, căn cứ vào các biểu hiện điển hình của bệnh như: ho vào buổi sáng sớm và chiều tối, khi thời tiết lạnh, sau khi vận

động. Bệnh tích điển hình là viêm phổi kính, có vùng gan hoá, nhục hoá, đỏ

thẫm, vàng xám ở thuỳđỉnh, thuỳ tim. + Về mặt dịch tễ học:

- Cách lây lan: bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Lợn khoẻ mắc bệnh khi nhốt chung với lợn ốm, hít thở không khí có Mycoplasma hyopneumoniae.

Lợn sẽ phát bệnh khi gặp các điều kiện sống không thuận lợi: thời tiết lạnh, thức ăn thiếu và môi trường ô nhiễm.

- Động vật cảm nhiễm: Lợn ở các lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng thường mắc nhiều ở lợn từ 2 - 5 tháng và có tính chất mùa vụ, phụ thuộc vào giống lợn.

Lợn ngoại chưa thích nghi với điều kiện nước ta bị bệnh với tỷ lệ cao và ở thể cấp tính: tỷ lệ chết cao hơn lợn nội và lợn lai (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006) [10]. + Phòng và trị bệnh: Để phòng và chữa bệnh suyễn lợn đạt hiệu quả cao thì phải thực hiện những nội dung sau: - Phòng bệnh khi chưa có dịch:

Tăng sức đề kháng cho lợn bằng cách vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần đủ protein, chất khoáng, vitamin. Chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, định kỳ quét vôi diệt khuẩn.

Nên tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua giống ở

những vùng an toàn dịch. Mua lợn về phải được nhốt riêng để theo dõi ít nhất một tháng, nếu không có triệu chứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống cần phải chặt chẽ hơn: kiểm tra lại lai lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, việc tiêm phòng mang lại hiệu quả rất tốt. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để chế tạo vaccine đạt hiệu quả cao. Đã có những vaccine vô hoạt kết hợp phòng Mycoplasma và những vi khuẩn kết hợp khác.

- Phòng bệnh khi có dịch:

Bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả

cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật có sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập vào hoặc những lợn ốm.

Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường.

Bồi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho ăn thức ăn dễ tiêu, protein, vitamin và muối khoáng, có thể trộn thêm kháng sinh Oreomicin, Tetramycin vào thức

+ Điều trị bệnh:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh. Ở đây chúng tôi đã sử dụng hai loại thuốc kháng sinh là Tylospecvà Hanflor đểđiều trị bệnh.

- Thuốc Tylospec:

Liều dùng 1ml/20kg trọng lượng cơ thể, dùng trong 3 - 5 ngày, tiêm bắp. Kết hợp sử dụng một số thuốc long đờm, trợ sức, trợ lực… làm tăng hiệu quả điều trị

của kháng sinh.

- Thuốc Hanflor

Liều dùng 1ml/20kg thể trọng, trong 3 - 5 ngày, tiêm bắp. Kết hợp sử

dụng một số thuốc có tác dụng giảm ho, long đờm, trợ sức trợ lực… làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 31)