* Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng và khả năng sản xuất của lợn thịt
Gần đây nhu cầu về số lượng và chất lượng thịt ngày càng tăng cao, đặc biệt là để đáp ứng cho thị trường ngoài nước, do đó đòi hỏi ngành chăn nuôi phải cải tiến con giống theo hướng tăng tỷ lệ nạc, tăng khả năng sản xuất thịt và khả năng sinh sản. Các giống lợn ngoại đã được nhập về hầu hết đều có tỷ
lệ nạc cao, chi phí thức ăn thấp, thời gian nuôi ngắn, khả năng tăng trọng cao... đã đáp ứng được những vấn đề về các chỉ tiêu kinh tế của chăn nuôi lợn. Việc sử dụng các giống thuần có năng suất cao trong lai tạo đã tạo ra nhưng tổ hợp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đi sâu vào nghiên cứu các tính trạng
sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai ở nước ta đã được tiến hành và cho
kết quả tốt đảm bảo điều kiện đưa ra sản xuất đại trà.
Kết quả nghiên cứu trên con lai (Yr×Pi)×Yr của Lê Thanh Hải và cs
(1995) [5] cho biết: con lai đạt mức tăng trọng 537,04 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51kg/ kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Việc sử dụng đực lai
(ngoại×ngoại) và lợn cái lai (ngoại×ngoại) cũng được Lê Thanh Hải và cs
(1995) [5] nghiên cứu và cho biết lợn lai Du×(Yr×Lr) đạt 567 g/ngày, tiêu tốn
3,24 kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 58%.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình, (2006) [17] cho biết khối lượng của con lai Lr×(Yr×MC) đạt 80,54 kg ở thời điểm 180 ngày tuổi, tăng trọng 546,12 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn: 3,25 kg/ kg tăng trọng, độ dày mỡ lưng 29,30 mm, diện tích cơ thăn là 42,93 cm2.
Phùng Thị Vân và cs (2001) [19] cho biết lai hai giống Yorkshire, Landrace và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần. (Yr×Lr), (Lr×Yr) có số con sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con. Con lai F1(Yr×Lr) có mức tăng khối lượng của lợn là 611,7g/ngày, tỷ lệ nạc so với thịt xẻ tương ứng là 58,8 và 56,5%.
Lai ba giống giữa đực Du với nái lai (Lr×Yr) hoặc (Yr×Lr) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở
60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,6 - 9,7 con /ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 80,0 - 75,7kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2001 [19]). Con lai giữa 3 giống Du×(Lr×Yr) có mức tăng trọng trung bình 655,9g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% và tiêu tốn thức ăn 2,98; con lai ba giống Du×(Yr×Lr) có mức tăng trọng trung bình 655,7g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71%, tiêu tốn thức ăn 2,95kg thức ăn/kg tăng trọng.
Theo nghiên cứu của VũĐình Tôn và cs (2008) [18] kết luận lợn lai ba giống Lr×(Yr×MC) nuôi thịt đạt trọng lượng 82,96 kg ở thời điểm nuôi 6 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng khá cao 605,59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,04 kg, tỷ lệ nạc so với khối lượng thịt móc hàm 49,99%.
Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cộng sự (2009) [6] về năng suất và
chất lượng thịt của con lai giữa đực lai PiDu với nái Yorkshire (PiDu×Yr),
Landrace (PiDu×Lr) và F1(LrYr) (PiDu×F1(LrYr) ở trang trại chăn nuôi tại
Tráng Việt - Mê Linh - Vĩnh Phúc cho thấy: Tại thời điểm 155 - 159 ngày Khối
lượng nuôi thịt của các con lai (PiDu×Yr) là 91,83 kg, (PiDu×Lr) là 92,48 kg
và (PiDu×F1(LrYr) là 92,60 kg, tăng trọng/ngày nuôi thịt và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng trong giai đoạn nuôi thịt của con lai PiDu×Yorkshire là 735,05 g và 2,69 kg; PiDu×Lr là 735,38 g và 2,69 kg; PiDu×F1(LrYr) là 749,05 g.
Các nghiên cứu trước đây về các công thức lai giữa lợn ngoại với lợn
nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên các công thức lai này còn hạn chế chưa đáp
ứng được yêu cầu cao của người chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy trong
những năm gần đây có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu lai tạo các giống
lợn để sản xuất lợn lai nuôi thịt có 3 máu, 4 máu ngoại với nhiều công thức
khác nhau.
* Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm phổi
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [8], bệnh suyễn lợn có những tên gọi khác như: Viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu
quản tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilus
suis, Pasteurella septic, Streptococcus, Stapphylococcus, Salmonella v.v..
Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001) [17] đã mô tả về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh vật hoá học, cấu trúc kháng nguyên, các enzym, tính chất gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị bệnh của Streptococcus suis, Pasteurella multocida.
Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm
Actinobacillus pneuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã rút ra kết luận như sau:
- Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình là 36,53% theo cá thể.
- Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus
pneuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%. Nguyễn Xuân Bình (2005) [2] đã đưa ra cách phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự túc về con giống. Nếu mua nơi khác về nuôi phải nhốt riêng ít nhất 2 tuần
để theo dõi.
Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [16] cho biết về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh hóa, cấu trúc kháng nguyên,các enzym, tính
chất lây bệnh,triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị bệnh do
multocida Streptococcus suis, Pasteurella. 2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
* Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng và khả năng sản xuất của lợn thịt
Nâng cao năng suất, chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn thịt luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các tập đoàn chăn nuôi của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc dòng cao sản cùng huyết thống và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai tăng khối lượng
nhanh, đạt tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lưng mỏng đã
được tiến hành thành công ở hầu hết các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như
Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch và cs, 1995; Alfonso và cs, 1998).
Theo Vangen và cs (1997), trong số 1,2 triệu lợn giết mổ hàng năm tại Nauy thì lợn lai chiếm trên 60%. Nái lai (Lr×Yr) có tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra /lứa cao hơn lợn nái thuần Lr, nái lai (Lr×Yr) được sử dụng nhiều trong các công thức lai (Gaustad-Aas và cs, 2004) [29]. Pour (1998), cho biết phần lớn lợn thịt
được giết mổ năm 1996 tại Cộng hoà Sec là lợn lai. Lai ba và bốn giống là hệ
thống chủ yếu để sản xuất lợn thịt thương phẩm (Houska và cs, 2004) [31]. Tại Áo với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein×LW) và F1(Edelschwein×Lr) được phối giống với lợn đực Pietrain hoặc Duroc để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt. Khi lai giữa Duroc với Ladrace Bỉ, các tác giả Pavlik và cs (1989) [36] cho biết con lai có tăng khối lượng đạt 804g/ngày, TTTA/kg tăng trọng là 2 kg, tỷ lệ thịt xẻ 51,86%; độ
dày mỡ lưng 2,23 cm. So sánh giữa các con lai F1 của Du và LW thì thấy con lai F1(LW×Du) có độ dày mỡ lưng thấp hơn ở F1(Du×LW). Con lai của nái F1(Lr×Yr) và đực Pi có tỷ lệ nạc là 52- 55%, khối lượng đạt 100kg ở 161 ngày tuổi. Còn ở con lai F1(Hampshire×Slovakia White) có độ dày mỡ lưng 2,52 cm; tăng trọng hàng ngày là 488g. Ở Tây Đức kết quả nghiên cứu cho thấy con lai 3 giống Pi×(YrLr) đạt tỷ lệ nạc cao 59,2%. Trong khi đó con lai 2 giống Pi×Lr tỷ
lệ nạc đạt 53,7% và con lai 2 giống LrYr tỷ lệ nạc chỉ đạt 50,6%.
* Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm phổi
Theo Katri Nevolen (2000) [32], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae
có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ
Carter (1952,1955) [27,28] dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4,..., 12).
Haddleaton (1972) [30] bằng phản ứng khuếch tán trên thạch chia
Pasteurella multocida thành 16 type kháng nguyên O đánh dấu từ 1, 2, 3,..., 16.
Buttenschon (1991) [26] cho rằng: Bệnh viêm phổi do P.multocida gây
ra thường có liên quan đến bệnh viêm cầu thận do P.multocida. Hai bệnh này
có liên quan đến nhau là do quá trình vi khuẩn phân tán từ những bệnh tích ở
Tại Triều Tiên trong 80 chủng P.multocida phân lập từ 450 phổi lợn
bệnh có 96.3% thuộc type A, 3.9% thuộc type D (Ahn va Kim, 1994) [24].
Ở đàn mắc bệnh lây lan từ lợn nái sang lợn con bú mẹ và lợn trưởng thành bằng cách tiếp xúc thông thường hoặc qua đường không khí. Không
phân lập được Mycoplasma hyopneumoniae từ đường hô hấp của lợn khỏe
Mycoplasma hyopneumoniae vẫn tồn tại dai dẳng trong các tổn thương phổi mãn tính ở con vật đã khỏi bệnh và là nguồn nhiễm bệnh, đặc biệt là cho các
con mới nhập đàn.
Laval.A (2000) [23] nghiên cứu thấy vi khuẩn có thể truyền từ lợn mẹ sang lợn con qua đường hô hấp và từ lợn con này sang lợn con khác khi tách đàn khác để cai sữa. Các tác giả đã nghiên cứu và xác định vi khuẩn
Streptococcus suis luôn có trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mạnh mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong các tác
nhân chính gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi do Streptococcus suis
gây ra có thể phát dịch vào đầu mùa xuân và sau những thay đổi thời tiết đột ngột, Streptococcus suis là nguyên nhân của các ổ dịch nhiễm trùng huyết,
viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis
còn liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim,
viêm âm đạo.
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đàn lợn ngoại giai đoạn từ 2 đến 5 tháng tuổi
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn giống CP- MỹĐức, Hà Nội.
- Thời gian: Tháng 12 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt từ 2 đến 5 tháng tuổi nuôi tại trại lợn CP thuộc huyện MỹĐức – Hà Nội.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn thịt từ 2- 5 tháng tuổi nuôi tại trại lợn CP thuộc huyện MỹĐức – Hà Nội.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.3.4.1. Sơđồ theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn
Bảng 2.1. Sơ đồ theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn
Diễn giải Lô TN
Giống lợn F3 (PiDu×Landrace)
Số lượng lợn (con) 50
Tỷ lệ đực / cái 23/27
Thời gian nuôi TN (ngày) 60 - 156
Khối lượng lợn bắt đầu thí
nghiệm (kg) 20,41
Thức ăn Thức ăn hỗn hợp của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam
Mật độ nuôi nhốt (con/m2) 2
Lợn theo dõi được chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y hằng ngày, đàn lợn
được tiêm phòng đầy đủ.
Thức ăn sử dụng cho lợn là thức ăn hỗn hợp dạng viên 552SF và 553F.
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn của lợn theo dõi
Thành phần 552SF 553 Đạm tối thiểu (%) 18,0 15,0 Lysine tối thiểu (%) 1,0% 0,8 Ca tối thiểu (%) 0,5-1,2 0,5 – 1,2 P (%) 0,5-1 0,5-1 NaCl (%) 0,2-0,7 0,2-0,7 Ẩm độ tối đa (%) 14 14 Xơ tối đa (%) 6,0 8,0% Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3150 3000
2.3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm phổi ở lợn - Tỷ lệ lợn mắc bệnh theo đàn và theo cá thể.
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh theo các tháng. - Tỷ lệ lợn mắc bệnh theo lứa tuổi. - Tỷ lệ lợn chết ở các dãy chuồng.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn theo dõi. + Sinh trưởng tích lũy của lợn theo dõi.
+ Sinh trưởng tuyệt đối của lợn theo dõi. + Sinh trưởng tương đối của lợn theo dõi. + Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn theo dõi.
2.3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
* Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh viêm phổi ởđàn lợn nuôi thịt tại trại lợn CP thuộc huyện Mỹ - Hà Nội
- Thống kê toàn bộđàn lợn cần điều tra tại trại lợn CP thuộc huyện Mỹ Đức – Hà Nội.
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối.
- Tiến hành theo dõi sức khỏe đàn lợn, phát hiện những bệnh về phổi. - Tiến hành theo dõi chẩn đoán và ghi chép số liệu.
- Từđó tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi.
* Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phổi ở
lợn thịt giai đoạn 2 đến 5 tháng tuổi
- Qua quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày đặc biệt vào buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn mắc bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hàng ngày.
- Triệu chứng quan sát được như ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thở khó và chủ yếu thở thể bụng, tần số hô hấp tăng.
Tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh viêm phổi .
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑ Số con bị bệnh
x 100
- Tỷ lệ lợn thịt khỏi bệnh viêm phổi Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ∑ Số con khỏi bệnh x 100 ∑ Số con điều trị - Tỷ lệ lợn thịt chết do viêm phổi Tỷ lệ chết (%)= ∑ Số con chết x 100 ∑ Số con mắc bệnh
* Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn
Để tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn, chúng tôi tiến hành cân lợn theo dõi 30 ngày 1/lần, cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân bằng một chiếc cân và cùng một người cân, kết quả được ghi chép vào nhật kí thí nghiệm và sau đó được tiến hành so sánh và phân tích.
- Sinh trưởng tích lũy (kg/con): Là khối lượng của lợn được xác định
tại các thời điểm: Bắt đầu theo dõi 60, 90, 120, 152 ngày tuổi (kết thúc theo
dõi). Cân lợn vào buổi sáng trước khi cho ăn, đảm bảo cân cùng một loại cân
và cố định người cân.
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là sự tăng lên về khối lượng, kích
thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
A (g/con) = P2 - P1 t2 - t1
Trong đó: A: Là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P1: Là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t1 (g) P2: Là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t2 (g) t1: Là thời điểm bắt đầu theo dõi
t2: Là thời điểm kết thúc theo dõi
- Sinh trưởng tương đối R(%): Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích
thước, thể tích cơ thể giữa 2 lần khảo sát. Được tính theo công thức:
R (%) = P2 - P1 × 100 (P2 + P1) / 2
Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg)
Hiệu quả sử dụng thức ăn
- Lượng thức ăn tiêu thụ: Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn của từng ô chuồng thí nghiệm. Ghi chép sổ sách để tính lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ
và cộng dồn.
Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng tính theo công thức
TTTA/kg tăng KL (kg) = ∑ TTTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm)(kg)
∑ khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu