Bệnh viêm phổi do virus gây ra

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 36)

- Coronavirus (Virus pneumoniae của lợn) gây bệnh viêm phổi truyền nhiễm của lợn. Bệnh thường phát sinh ở thể mãn tính, với triệu trứng hô hấp như: khó thở, thở thể bụng (bụng hóp lại và giật), lợn ở các lứa tuổi đều mắc nhưng lợn con 1 - 2 tháng và lợn mới cai sữa dễ mắc và có tỷ lệ chết cao.

- Influenzavirus typ A (H1N1) gây bệnh cúm lợn. Tác nhân gây bệnh là virus nhóm A: H1N1, H1N2, H3N2. Các virus trên thuộc họ Orthomyxoviridae, nhóm A gồm những virus gây bệnh cho người, gia súc, gia cầm và chim thú hoang dã, trong đó có lợn. Virus cúm có thể lây truyền từ lợn, gia cầm và người.

- Virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS)

+ Nguyên nhân: Đó là một loại virus thuộc họ Togaviridae, có ARN đặt tên là Lelystad đã gây ra gây ra hội chứng rối loạn sinh sản như: sảy thai, chết lưu thai, lợn con chết yểu sau khi sinh và trạng thái viêm phổi ở lợn con và lợn choai.

+ Bệnh lý và lâm sàng: Virus xâm nhập và cơ thể lợn qua niêm mạc

đường hô hấp, khi lợn hít thở không khí có mầm bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thế lợn, virus tác động đến cơ quan sinh dục của lợn cái gây ra hiện tượng viêm tử cung và âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai, đặc biệt gây sảy thai ở lợn cái chửa thời kỳ 2, chết lưu thai ở lợn chửa kỳ 3, đẻ non và làm lợn con chết yểu. Lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa bị bệnh là do lợn mẹ. Những lợn con

này thường gầy yếu, thể hiện hội chứng viêm phổi rõ rệt: chảy dịch mũi, thở

khó, ho nhiều vào ban đêm và sáng sớm, nhất là khi thời tiết lạnh.

Sau thời gian ủ bệnh khoảng 4 - 7 ngày, lợn con sốt cao 40 - 410C, kém

ăn, uể oải, sau khi thể hiện các triệu chứng viêm phổi như: thở khó, thở thể

bụng ho tăng dần và chảy dịch mũi. Đặc biệt, lợn con và lợn choai bị bệnh phần lớn tai bị xanh từng đám như nốt chàm nên còn được gọi là lợn tai xanh. Mổ khám lợn nái bị bệnh, thấy niêm mạc tử cung, âm đạo bị tổn thương chảy dịch nhầy và mổ khám lợn bị bệnh thường thể hiện: khí quản có dịch và có khí, phế nang tụ huyết và viêm nhục hoá, bị hoại tủ từng đám nhỏ. Một số lợn còn thấy dịch mủ trong khí quản và phế nang do nhiễm khuẩn thứ phát.

Lợn đực giống bị bệnh không thể hiện rõ các triệu chứng lâm sàng, nhưng vẫn mang virus và có thể truyền virus cho lợn cái khi phối giống.

+ Dịch tễ học

Lợn ở các nứa tuổi đều có thể cảm nhiễm virus. Lợn nái thường truyền mầm bệnh cho bào thai, chết lưu thai và lợn con chết với tỷ lệ cao.

Ở các cơ sở có lưu hành bệnh, môi trường bị ô nhiễm, bệnh lây lan quanh năm nhưng tập trung vào thời kỳ có nhiều lợn nái phối giống và bệnh phát sinh thành dịch với tỷ lệ cao, lợn nái có hội chứng sinh sản trong khi lợn con bị viêm đường hô hấp phổ biến.

Bệnh có thể lây lan từ nước này sang nước khác qua việc xuất nhập lợn có mang mầm bệnh mà không được kiểm dịch chặt chẽ.

+ Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ:

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nếu thấy đàn lợn nái có hiện tượng xảy thai, thai chết lưu và lợn con sơ sinh chết yểu. Lợn con theo mẹ, lợn choai có tỷ

lệ cao bị viêm đường hô hấp thì phải nghĩđến hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp do virus. Tuy nhiên lợn nái bị xảy thai còn do nhiều virus và vi khuẩn khác như virus Parvo, virus Aujeszky, virus dịch tả lợn, vi khuẩn Blucellla abortus và

vi khuẩn Leptospira spp. Do vậy cần tiến hành chẩn đoán vi sinh vật như: nuôi cấy tìm virut trong bệnh phẩm thu thập từ lợn nghi bị bệnh

Chẩn đoán miễn dịch:

Các phương pháp ELISA và miễn dịch huỳnh quang IFAT đã được áp dụng chuẩn đoán cho độ chính xác cao (90 - 95%) và phát hiện được bệnh sau 8 ngày nhiễm virus.

+ Phòng bệnh

Ba biện pháp sau đây đã được áp dụng phòng chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn các nước Bắc Mỹ và Châu Âu.

Chế tạo vaccine nhược độc và vaccine vô hoạt tiêm phòng bệnh cho

đàn lợn ở những vùng có lưu hành bệnh theo định kỳ 2 lần/năm. Nhưng hiện nay chưa có một loại vaccine có hiệu lực phòng bệnh như mong muốn.

Ứng dụng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch sớm để phát hiện lợn bị bệnh và lợn mang virus, xử lý kịp thời bằng cách: huỷ bỏ để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn lợn. Biện pháp này được thực hiện theo định kỳ

kết hợp với theo dõi lâm sàng, dịch tễ trong đàn lợn cho phép phát hiện sớm lợn bệnh. Ở những cơ sở chăn nuôi mà bệnh tồn tại lâu dài, gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn, người ta phải thay cả đàn lợn giống và để trống chuồng lợn trong một thời gian.

Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập lợn, đặc biệt là khi nhập lợn vào cơ sở chăn nuôi. Người ta không nhập ở các cơ sở chăn nuôi có lưu hành bệnh và các vùng dịch tễ.

Phòng bệnh bằng vaccine

Để phòng bệnh đặc hiệu, các nhà khoa học đã tiến hành sản xuất vaccine PRRS dựa trên việc nghiên cứu công nghệ lựa chọn kháng nguyên MJPRRS. Nguyên lý sản xuất này đòi hỏi phải thu hoạch vaccine trước khi virus thành thục và giải phóng ra khỏi tế bào nuôi cấy. Việc làm này sẽ tối đa hoá lượng khoáng nguyên trong sản phẩm.

Khi thu hoạch được tế bào chứa các hạt virus, người ta tiến hành tách các hợp phần khoáng nguyên, thu gom lại và cho thêm bổ trợ đểđược vaccine thành phẩm. Công nghệ MJPRRS tương tự một quy trình sản xuất vaccine dưới đơn vị. Việc chiết tách các hợp phần kháng nguyên từ tế bào nuôi cấy có một vài bước đặc biệt so với quy trình sản xuất vaccine thông thường để gần

như loại bỏ hết các tế bào nuôi cấy trong sản phẩm cuối cùng như vậy, có một thành phần vac xin đạt độ tinh khiết kháng nguyên rất cao.

Hiện tại vac xin phòng PRRS đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho phép nhập vào Việt nam để phòng bệnh cho lợn. Có 2 loại vaccine đã được sử dụng ởđịa phương:

(1). Vac xin phòng PRRS BSL - PS100: là loại vaccine sống nhược độc dạng đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL - 100 thuộc dòng virus gây PRRS Bắc Mỹ. Một liều vac xin chứa ít nhất 105 TCID50. Vac xin chỉ được pha với dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp với liều 20ml/lợn. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm 1 lần kéo dài 4 tháng.

- Lợn con tiêm lần đầu vào lúc 3 tuần tuổi.

- Lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm.

- Nái hậu bị và nái sinh sản tiêm phòng trước khi cai sữa cho lợn con hoặc trước khi phối giống.

(2). Vac xin phòng PRRS BSK - PS100: là loại vac xin vô hoạt chứa chủng virus PRRS dòng gây bệnh Châu Âu. Một liều vac xin chứa ít nhất 107,5 TCID50. Vac xin an toàn và gây miễn dịch tốt.

Liều dùng 2ml/con, tiêm bắp.

- Lợn con: Sử dụng lần đầu vào lúc 3 - 6 tuần tuổi.

- Nái hậu bị: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại 3 - 4 tuần. - Nái sinh sản: Tiêm 3 - 4 tuần trước khi phối giống.

- Lợn đực giống: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tái chủng sau mỗi 6 tháng. Bảo quản vac xin ở 2 - 6oC (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2007) [7]. + Điều trị:

Hiện nay chưa có thuốc điều trịđặc hiệu.

Ở các nước nuôi lợn công nghiệp với quy mô lớn thuộc Bắc Mỹ. Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, khi phát hiện trong đàn có bệnh rối loạn sinh sản hô hấp thì người ta thường diệt số lợn bị bệnh này và thay thế cảđàn lợn ở cơ sở

chăn nuôi, bởi lẽ bệnh tồn tại lâu dài trong đàn lợn rất khó thanh toán.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)