- Nắm được tình hình dịch bệnh nói chung và bệnh viêm phổi nói riêng trên đàn lợn thịt của trại.
- Đánh giá công tác phòng và điều trị bệnh viêm phổi từđó đưa ra phác
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi của 2 loại thuốc kháng sinh Tylogenta và Hitamox LA.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn thí nghiệm.
2.1.2. Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh đường hô hấp ở lợn là những tư liệu khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo của trại và làm tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm phổi tại trại.
- Các kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị bằng 2 loại thuốc kháng sinh Tylogenta và Hitamox LA góp phần phục vụ sản xuất ở trại, kiểm soát và khống chế bệnh viêm phổi trong đàn lợn nuôi tại cơ sở.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Những hiểu biết về hệ hô hấp
Bộ máy hô hấp là cơ quan chủ yếu của cơ thể làm nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Nhờ có sự trao đổi đó mà cơ thể hấp thu
được oxi và thải khí cacbonic.
Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định
đến sự sống là có đủ lượng oxi trong mỗi phút, cơ thể động vật có vú cần 6 - 8ml oxi và thải trừ 250ml cacbonic. Để có được lượng oxi thiết yếu này và thải được lượng cacbonic ra khỏi cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.
Hô hấp của cơ thể lợn chia thành 3 quá trình:
- Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.
- Hô hấp trong: Là quá trình sử dụng oxi của mô bào.
- Quá trình vận chuyển khí cacbonic và oxi từ mô bào và ngược lại.
Động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh - thể dịch và
được thực hiện bởi cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi.
Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm
mạc đường hô hấp cũng có lớp lông nhung luôn chuyển động hướng ra ngoài do đó có thểđẩy các dị vật và bụi ra ngoài.
Cơ quan cảm thụ trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào trong đường hô hấp.
Khí oxi sau khi vào phổi và khí cacbonic thải ra được trao đổi tại phế
nang. Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí. Nhịp thở trung bình của lợn là 20-30 lần/phút. Lợn con có nhịp thở
nhiều hơn khoảng 50 lần/phút và ở lợn nái nhịp thở ít hơn 13-15 lần/phút. Trong trường hợp gia súc mắc bệnh hoặc bị tác động mạnh thì tần số hấp có thể tăng lên hoặc giảm đi.
2.2.1.2. Đặc điểm của hội chứng hô hấp ở lợn
Lợn thường bỏăn tách đàn nằm ở góc chuồng, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ từ 39 - 40,50C. Lợn bệnh hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, thở khó, thở nhanh, thở nhiều, thở khò khè về đêm. Lợn thường ho từng tiếng hay từng chuỗi dài đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc buổi tối, sau khi ăn.
2.2.2. Dịch tễ học bệnh viêm phổi