Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục của lợn

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 40)

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ trong cơ thể. Đó là sự

tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật trên cở sở bản chất di truyền của đời trước quy định. (Trần

Đình Miên, 1975) [11]. Trong chăn nuôi lợn, khả năng sinh trưởng của lợn

liên quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn

đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.

Các sinh vật sinh ra và lớn lên gọi là sự phát triển của sinh vật. Sinh vật sống biểu thị tính cảm ứng, tính sinh sản, tính phát triển, tính tạo ra năng lượng, tính hao mòn và chết. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình, để

lớn lên và phát triển. Do vậy các giống gia súc khác nhau thì có quá trình sinh trưởng khác nhau, chủ yếu là quá trình tích luỹ protein.

* Đặc điểm sinh trưởng phát dục: Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục rất nhanh. Theo dõi tốc độ tăng trưởng của lợn con thấy rằng, khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần khi sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 12 - 14 lần. Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là lúc 21 ngày

đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm, thời gian bị giảm sinh trưởng thường kéo dài 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Do khả năng sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng rất mạnh lợn con ở 20 ngày tuổi có thể tích lũy mỗi ngày 9 - 14 g protit/kg khối lượng cơ thể (Trần văn Phùng và Hà Thị Hảo, 2004 ) [14].

* Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa: Cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể còn có sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ

quan tiêu hóa của lợn phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển thể hiện sự tăng nhanh dung tích dạ dày, ruột non, ruột già. Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện do một số men tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần đầu sau khi sinh như: Pepsin, Maltaza, Saccraza. Nói chung lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ còn khả năng tiêu hóa các thức ăn khác kém. Trong dịch vị của lợn con mới đẻ trong khoảng 20 - 25 ngày thiếu HCl. Lợn con 3 - 4 tuần tuổi thì dạ

dày chưa có HCl tự do, vì lúc này lượng HCl tiết ra ít và nó nhanh chóng kết hợp với dịch dạ dày. Hiện tượng thiếu HCl này là đặc điểm quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Dịch vị thu được ở lợn con 7 ngày tuổi có độ pH: 2,8; ở 10 ngày tuổi có độ pH: 2,8 - 3,1; ở 12 ngày tuổi có pH: 2,7; ở 20 ngày tuổi có pH; 2,4 - 2,7. Như vậy là lượng HCl là rất ít tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh gây ra hội chứng tiêu chảy đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng (Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo, 2004 ) [14].

* Khả năng miễn dịch của lợn: Lợn con đẻ ra hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể tăng lên nhanh sau khi bú sữa đầu. Khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu vào

được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ. Do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi cơ thể chúng mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Vì vậy những lợn không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, tỷ lệ chết cao (Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo, 2004 ) [14].

Trong chọn tạo giống chăn nuôi lợn, hiểu được quá trình sinh trưởng, nhất là quá trình tạo nạc và mỡ sẽ giúp cho người chăn nuôi lợi dụng được các đặc tính sẵn có của lợn. Tốc độ tăng trưởng của gia súc thường khác nhau, tỷ lệ các phần mỡ, cơ, xương trên lợn cùng lứa tuổi có khối lượng khác nhau hay bằng nhau đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và các giai đoạn sinh trưởng của gia súc. Giai đoạn đầu từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, lợn chủ yếu là tích luỹ cơ và khoáng chất, đặc biệt là sự phát triển của cơ. Mô cơ bao gồm một số sợi cơ nhất định liên kết với nhau thành bó, có vỏ liên kết bao bọc. Ở giai đoạn còn non, lợn có nhiều mô cơ liên kết và sợi cơ, nhưng càng lớn thì tỷ lệ cơ giảm. Giai đoạn mới sinh thớ cơ mỏng, do đó bó

cơ cũng như cấu trúc của thịt tốt, khi khối lượng cơ thể tăng theo tuổi thì sợi cơ dày thêm và bó cơ trở lên lớn hơn. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối từ 60 - 70 kg trở đi, khả năng tích luỹ cơ giảm dần, tốc độ tích luỹ mỡ tăng lên, mức độ

tăng này tuỳ thuộc vào tốc độ tích luỹ mỡ dưới da, vì lượng mỡ dưới da chiếm 2/3 tổng số mỡ trong cơ thể.

Theo Pfeifer và cs (1984) [37] cùng với sự tăng lên về khối lượng thì tỷ lệ

vật chất khô và tỷ lệ mỡ cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ protein giảm nhẹ và tăng protein cao nhất đạt được ở khối lượng 40 - 70 kg, sau đó giảm dần. Do vậy, ở

lợn đang lớn, quá trình tổng hợp protein tăng dẫn đến làm tăng sự tạo thành nạc.

Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của vật nuôi cần định lượng chúng định kỳ bằng cân, đo các cơ quan, bộ phận hay toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo này phụ thuộc vào loài vật nuôi và mục

đích theo dõi. Thông thường để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ

giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi thường đánh giá qua các chỉ tiêu: Khối lượng sơ sinh/ổ (kg); Khối lượng 21 ngày/ổ (kg); Khối lượng cai sữa/ổ (kg); Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa (g); Tăng trọng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (g). Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt thường dùng các chỉ tiêu: Tuổi bắt đầu nuôi (ngày); Khối lượng bắt đầu nuôi (kg); Tuổi kết thúc nuôi (ngày); Khối lượng kết thúc nuôi (kg); Tăng trọng/ngày nuôi (g); Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng (kg).

2.2.3.1.Các yếu tốảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Tính trạng về khả năng sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của lợn nói riêng được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số lượng do đó nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.

* Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền

Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 - 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).

Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: -0,51

đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs, 2001) [4]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cs, 1996) [3].

Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn có thể dễ dàng được cải thiện thông qua chọn lọc và nó thường là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình cải tiến giống lợn. Tác giả

Kovalenko và Yaremenko (1990) [33] công bố con lai (DLW) D có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55 kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này

đạt 2,5 kg/kg tăng trọng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm.

Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết

đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố

mẹ về tăng trọng 10%.

Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothan, tính nhạy cảm stress với halothan chủ yếu làm giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt.

Điều này làm tăng thịt PSE ở các lợn mắc hội chứng stress.

* Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh

Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến các tính trạng sinh trưởng của lợn.

+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng

Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Trong chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm, do

đó chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi có khả

năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn tăng số lứa

đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối

tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ

giảm chi phí thức ăn.

Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.

Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế

có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do (Nguyễn Nghi và Bùi

Thị Gợi, 1995 [12]).

+ Ảnh hưởng của tính biệt

Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn

đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn. + Ảnh hưởng của chuồng trại

Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.

Nghiên cứu của Brumm và Miller (1996) [25] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối

đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1m2. Nielsen và cs (1995) [35] cho biết lợn nuôi

đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số

bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng.

Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là điều kiện chuồng nuôi, khẩu phần ăn không được đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm phòng,

điều trị, thay đổi khẩu phần ăn...

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn CP - Hà Nội. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)