a, Sản xuất nông nghiệp.
Là một xã thuần nông vì vậy cuộc sống của bà con nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các ngành chính như trồng trọt và chăn nuôi.
* Trồng trọt.
Nhìn vào bảng 4.2 ta có thể thấy: tổng diện tích gieo trồng qua các năm có sự thay đổi không đáng kể. Chiếm phần lớn diện tích cho hoạt động sản xuất là trồng lúa và ngô. Diện tích đất trồng lúa mùa là 98,71 (ha) với tổng sản lượng năm 2013 là
315,87 tấn. Do thiếu nước tưới nên lúa xuân chỉ được trồng 81,68 (ha) với tổng sản lượng đạt 408,45 tấn.
Ngô cũng là cây trồng chủ yếu của người dân địa phương. Diện tích gieo trồng ngô qua các năm thay đổi không đáng kể, ngô chủ yếu là ngô trồng trên rẫy, một phần khác ngô được trồng trên ruộng lúa (ngô vụ xuân) trên diện tích ruộng không có khả năng làm 2 vụ lúa trong năm.Diện tích và sản lượng ngô ruộng qua các năm có xu hướng tăng trong 3 năm, năm 2013 tổng diện tích trồng ngô là 455ha với tổng sản lượng là 2730 tấn. Người dân còn trồng sắn để bán và làm thức ăn chăn nuôi với tổng diện tích năm 2013 là 345 ha với tổng sản lượng là 1830 tấn.
Ngoài các cây trồng chính người dân còn trồng Dong với diện tích khoảng 10 ha chủ yếu ở xóm Thầm Luông, các cây trồng khác cũng được người dân trồng nhằm phục vụ đời sống và sản xuất như đỗ tương 2 ha, khoai lang 3 ha, mía 1 ha….
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của xã Đoàn Kết giai đoạn 2011 - 2013
TT
Loại cây trồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1 Tổng diện tích 179 715,9 178,5 710,9 180,4 724,32 2 Lúa xuân 79,5 397,5 78,45 392,25 81,69 408,45 3 Lúa mùa 99,9 318,4 99,55 318,56 98,71 315,87 4 Ngô rẫy 449 2694 448 2688 455 2370 5 Đỗ tương vụ xuân 1,5 5 1,5 5 2 10 6 Sắn 400 1600 412 1648 345 1380 7 Dong 7 15 9,8 19 10,5 20 8 Khoai lang 3 - 4 - 3 - 9 Mía 1 - 1,5 - 1 -
* Chăn nuôi.
Trồng trọt là ngành tạo tiền đề cho ngành chăn nuôi phát triển. Tận dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt làm thức ăn, nguyên liệu cho ngành chăn nuôi đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi ở địa phương.
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Trong năm duy trì lịch tiêm phòng được định kỳ nên không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã.
Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi của xã Đoàn Kết TT Vật nuôi ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ 1 Trâu Con 600 631 645 105,17 102,21 103,69 2 Bò Con 519 531 540 102,31 101,69 102 3 Lợn Con 1671 1831 1817 109,58 99,24 104,41 4 Gia cầm Con 22013 23145 23015 105,14 99,44 102,29
(Nguồn: UBND xã Đoàn Kết)[10]
Tổng đàn trâu bò qua các năm có sự thay đổi không đáng kể và có xu hướng tăng. Hầu hết mỗi gia đình bình quân có 1 - 2 con trâu hoặc bò, đây là nguồn sức kéo và là nguồn cung cấp phân cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.
Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 104,41%. Đàn lợn tăng có nghĩa người dân đã tận dụng những tiềm năng về thức ăn, sức lao động, thời gian nông nhàn để nâng cao thu nhập. Đàn gia cầm được duy trì qua các năm, năm 2013 tổng số đàn gia cầm là 23015 con phục vụ nhu cầu thực phẩm của các hộ và một phần nhỏ đem bán cho thị trường,bình quân tăng đàn qua ba năm đạt 102,29 %, đây là một mức tăng đáng kể.
Tuy nhiên trên địa bàn xã chưa hình thành các điểm chăn nuôi tập trung, phần lớn đều chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình. Vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi đặt gần nơi ở và sinh hoạt của gia đình gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong khu dân cư.
* Thủy sản.
Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã hiện nay là 6,1 ha của các hộ gia đình. Bên cạnh các ngành chăn nuôi khác, xã có chủ trương mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản tại những khu vực ao, hồ, sông, suối.
Hiện trạng có 3277,80 ha. Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên trong đó có 8.6 ha đất có rừng trồng sản xuất với các loại cây trồng chủ yếu như keo, mỡ, bồ đề, chậu…
c, Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và thương mại dịch vụ.
Trên địa bàn xã hiện nay có các hộ sản xuất phi nông nghiệp như xay sát, xây dựng… Có các nguồn khai thác vật liệu xây dựng mỏ đá Thầm Luông và Khem Xã không phát triển lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Chỉ có một số hoạt động dịch vụ như dịch vụ nông nghiệp, hàng hóa bán lẻ với quy mô nhỏ lẻ.