Những vấn đề cần giải quyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân tại xã Đoàn Kết, Huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình. (Trang 63)

Qua đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và nghiên cứu các vấn đề nghèo đói tại địa phương và tìm hiểu một số hoạt động của các hộ nông dân thuộc 3 thôn điều tra bản thân em thấy còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết sau:

Vấn đề về đất đai của người dân, có sự chênh lệch giữa các hộ, có những hộ nhiều đất, có những hộ lại rất ít, không đảm bảo cuộc sống hàng ngày của họ, còn nhiều diện tích đất chưa được tận dụng để sản xuất như thực hiện thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất...

Đẩy mạnh việc phát triển thuỷ lợi bằng cách xây dựng và tu sửa, nạo vét các công trình thuỷ lợi nội đồng nhằm đảm bảo cho các ruộng khó khăn về thuỷ lợi có thể phát huy được hiệu quả trong sử dụng đất.

Vấn đề về vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có các phương hướng giúp người dân định hướng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả. Vì người nghèo chủ yếu là nông dân, mà nông nghiệp mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ quay vòng vốn khó khăn nên nếu gặp rủi ro thì sẽ mất cả vốn.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ thuần nông mang nặng tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Trước mắt cần giúp các hộ có kế hoạch sản xuất lương thực một cách hợp lý, đồng thời phát triển các loại cây trồng và kết hợp chăn nuôi.

Hạn chế việc đốt nương làm rẫy, khai thác rừng một cách hợp lý.

Nâng cao kiến thức cho người dân bằng cách có các lớp đào tạo, tập huấn, có các biện pháp để giúp người dân tiếp cận với thị trường.

Nâng cao cơ sở hạ tầng, giúp cho việc phát triển chung của xã hội.

Nâng cao nhận thức của người dân về các phong tục lạc hậu, đổi mới tư duy cho người dân, đặc biệt là các đồng bào dân tộc.

4.5. Gii pháp nhm XĐGN ti xã

Là một xã vùng sâu vùng xa của nước ta và đứng trước sự phân hoá giàu - nghèo giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn, Đoàn Kết đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để làm tốt công tác XĐGN và ngăn chặn tái nghèo bằng nhiều giải pháp như: Tập trung, chỉ đạo các ngành, các cấp và vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia công tác XĐGN; huy động nguồn vốn từ các quỹ hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình; có chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, hệ thống điện lưới quốc gia, đường giao thông, giếng nước sạch…

Tích cực tuyên truyền phổ biến về phương thức làm ăn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mùa vụ và căn cứ vào nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị và tạo điều kiện tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục cho những vùng khó khăn; phối hợp thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, kế

hoạch hóa gia đình, chăm sóc bà mẹ trẻ em nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo.

Phối hợp với phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông mở các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng chuyển giao KHKT, tổ chức các nhóm trao đổi kinh nghiệm làm ăn, kết hợp với việc tuyên truyền về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, giáo dục trẻ em. Vận động các hộ nông dân tích cực tham gia sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế gia đình, đầu tư, ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất chuyển đổi mùa vụ.

Đã và đang tích cực thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tập trung huy động các nguồn vốn phục vụ công tác XĐGN, cải tiến hình thức, giảm bớt thủ tục hành chính trong việc hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng 100% bê tông hóa đường giao thông nông thôn, thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đặc biệt, thực hiện đồng bộ những giải pháp nhằm chống tái nghèo, giúp đỡ các hộ nghèo ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Trên cơ sở thực tế đời sống của người dân xã Đoàn Kết và dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa hình và những lợi thế cũng như khó khăn của địa phương, em xin đề xuất một số giải pháp XĐGN sau:

4.5.1. Giải pháp chung

Giải pháp về kinh tế

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trọng tâm theo vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát huy thế mạnh đồi rừng, chú trọng phát triển đồng bộ công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm để phát triển các vùng sản xuất như vùng chuyên canh lúa và ngô giống, rau sạch, phát triển kinh tế đồi rừng phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phát triển các khu vườn đào cảnh áp dụng kỹ thuật để tạo dáng tự nhiên.

• Chuyển dịch nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng tập trung. Trên cơ sở thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển theo hướng nông lâm nghiệp.

• Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học, phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao dân trí và đời sống tinh thần, chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

• Thực hiện tốt công tác thu ngân sách, quản lý khai thác các nguồn thu tăng cường công tác kiểm tra các hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ.

• Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh sẵn có tại địa phương.

• Đẩy mạnh mục tiêu XĐGN, phát triển văn hoá thông tin.

• Tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty, Doanh nghiệp vào địa bàn để phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tăng cường phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch để tạo công ăn việc làm cho con em trong xã, ưu tiên các hộ bị thu hồi đất, tích cực kết hợp với các trường dạy nghề để mở các lớp ngành nghề cho lao động trong xã để đáp ứng việc chuyển đổi nghề nghiệp.

• Tiếp tục chỉ đạo nhân dân phát triển đàn gia súc, gia cầm nhân rộng mô hình chăn nuôi lơn trang trại theo hướng công nghiệp, thường xuyên kiểm tra phát hiện dịch bệnh để phòng và chữa kịp thời.

Công tác tuyên truyền giáo dục

Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng XĐGN cho phù hợp với tình hình của địa phương. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo cần sâu sát với thực tế, với cơ sở để toàn dân nhất là người nghèo và toàn xã hội nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác XĐGN. Toàn dân tích cực tham gia thực hiện chương trình, nêu cao ý chí thoát nghèo, không cam chịu nghèo đói, coi việc XĐGN và vươn lên làm giàu không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cở sở hạ tầng đang là vấn đề bức xúc hiện nay của các xã miền núi, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 12 của Ban thường vụ Đảng ủy về tăng cường công tác quản lý và chỉnh trang đô thị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn phấn đấu 100% thôn có nhà văn hóa.

Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi mới cũng như việc sửa chữa các công trình cũ phải do nguồn vốn của ngân sách Nhà nước đầu tư. Giải pháp này góp phần nâng cao hiệu quả trong số vùng thiếu nước phục vụ cho nông nghiệp.

Thực hiện công tác xoá nhà tạm cho hộ nghèo, đảm bảo hộ nghèo có chỗ ở vững chắc, ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn.

Khắc phục hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin. Tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ nhau trong việc cung cấp thông tin và trong phương thức làm ăn, giảm chi phí cho hoạt động XĐGN.

Việc nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo các nguồn nhân lực tạo điều kiện cho người dân, nhất là người nghèo có đủ trình độ và điều kiện tiếp nhận thông tin mới và việc làm là rất cần thiết. Thực hiện chủ trương xóa mù chữ cho người dân, phấn đấu tới năm 2015, 95% người dân đều biết đọc, biết viết.

Thực tế cho thấy vấn đề đói nghèo và tái nghèo thường đi đôi với trình độ dân trí thấp. Đối với các hộ nghèo gánh nặng chi phí cho giáo dục là quá lớn so với thu nhập của họ, vì vậy nếu không có sự hỗ trợ thì họ khó có thể vượt qua, con em dễ bỏ học. Để người nghèo có thể tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tiến bộ KHKT, rất cần thiết phải nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo. Đảm bảo cho con em các hộ nghèo được đi học theo đúng đọ tuổi cần có những hỗ trợ từ các cấp, ban ngành.

Vì vậy để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục, cần phải giải quyết các vấn đề sau:

Tăng mức độ sẵn có của giáo dục thông qua chương trình xây dựng trường học để làm giảm khoảng cách từ nhà đến trường, giải pháp này gắn liền với giải pháp về cơ sở hạ tầng.

Giảm chi phí đến trường của con em hộ nghèo bằng các hình thức như miễn học phí cho các học sinh thuộc diện nghèo đói, khó khăn. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các khoản đóng góp của học sinh lại chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí cho việc đi học, do đó đi đôi với miễn giảm học phí cần kết hợp với tăng trợ cấp, giảm yêu cầu đóng góp của cha mẹ học sinh như đóng góp cho chi hội phụ huynh, cho đồng phục, hội hè …Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm đầu tư các yếu tố đầu vào của giáo dục như: Sách giáo khoa, cơ sở trường lớp, đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.

Khuyến khích các tổ chức cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người nghèo nâng cao trình độ học vấn, tổ chức các hình thức giáo dục phù hợp để xoá mù chữ như mở các lớp bổ túc văn hoá …

Giải pháp về vốn

Tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi. Thực tế cho thấy các hộ nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vì vậy trong một số trường hợp có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón... để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục đích khi vay. Ngoài ra, nên gắn việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khoa

học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các chương trình hoặc dự án tín dụng có mục tiêu.

4.5.2. Giải pháp cụ thể

4.5.2.1. Đối với nhóm hộ thiếu vốn

- Huy động và tạo điều kiện cho các nhóm đặc biệt là nhóm hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi, 100% những hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất đều được vay dưới nhiều hình thức như: tiền mặt, giống, phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y,…

- Hướng dẫn hộ sử dụng nguồn vốn phù hợp, đúng mục đích. - Hỗ trợ các công cụ sản xuất nhỏ như cày bừa, bình phun thuốc…

4.5.2.2. Đối với nhóm hộ thiếu đất

- Hỗ trợ khai hoang phục hoá.

- Thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng. - Phát triển các ngành nghề phụ, dịch vụ.

4.5.2.3. Nhóm hộ thiếu thông tin, kiến thức khoa học kĩ thuật

- Mở các lớp tập huấn về khuyến nông - khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ KHKT.

- Hướng dẫn kinh nghiệm thông qua mô hình các điểm sản xuất, làm ăn giỏi. - Cung cấp tài liệu làm ăn cho người dân, phát tờ rơi, áp phích cho người dân biết thêm thông tin.

- Tăng cường cán bộ khuyến nông xuống cơ sở.

4.5.2.4. Nhóm hộ do thiếu phương tiện sản xuất.

- Hỗ trợ vay vốn lãi xuất ưu đãi để các hộ có vốn đầu tư mua phương tiện sản xuất.

PHN V

KT LUN - KIN NGH 5.1. Kết luận

Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Đó là vấn đề khó khăn của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia nghèo, kém phat triển. Chính vì vậy mà xóa đói giảm nghèo được coi là chương trình mục tiêu quốc gia, là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và hoạt động sản xuất còn phụ thuộc nhiều và thời tiết, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 thì năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 48,3% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 38,86% . Dân số sống bằng nghề nông rất cao, nên thường gặp nhiều rủi ro thiên tai, vì vậy đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Trong quá trình tìm hiểu hộ nghèo do một số nguyên nhân sau: trình độ dân trí của người dân còn thấp với 87,5% chủ hộ chỉ học đến cấp I và 22,5% chủ hộ học đến cấp II như vậy sẽ gây khó khăn cho hộ nghèo trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường, giá cả. Đất sản xuất bình quân/hộ còn thấp, sử dụng đất kém hiệu quả do thiếu vốn đầu tư và khó khăn của điều kiện tự nhiên, vay vốn của các hộ nghèo và cận nghèo khá cao bình quân đối với nhóm hộ điều tra khá cao 15.363.000 đồng/hộ tuy nhiên việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả do chưa sử dụng đúng mục đích, không có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn vốn. Đây là những nguyên nhân gây cản trở tới quá trình sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo của các hộ gia đình.

Trong những năm tới, để phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, Đoàn Kết rất cần chú trọng nâng cấp, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý tốt công các XĐGN, xác định đường lối phát triển đúng đắn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa các ngành nghề sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương cũng như với xu thế phát triển chung của thời đại. Đồng thời bản thân các hộ gia đình phải tự vươn lên khắc phục khó khăn, khai thác, tận dụng tiềm năng sẵn có, cùng

với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, tin tưởng rằng Nậm Khắt sẽ hoàn thành xuất sắc những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối vi nhà nước

- Củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác XĐGN từ trung ương đến cơ sở. Bộ máy này cần được hỗ trợ kinh phí hoạt động, nâng cao năng lực của cán bộ để chỉ đạo, hướng dẫn đạt hiệu quả hơn.

- Tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các chính sách về hỗ trợ vay vốn, đất đai và tư liệu sản xuất, giáo dục, y tế, nhà ở và các chính sách an sinh xã hội.

- Nhà nước cần tăng cường lồng ghép chặt chẽ các chương trình, dự án với công tác XĐGN, với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn có sự chỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân tại xã Đoàn Kết, Huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)