Là một trong 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 50% trở lên, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao. Tình trạng cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, nhất là đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã, tới các thôn bản; các công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp; điện sinh hoạt; trường lớp học; trạm y tế.( Chinhphu.vn)
Đà Bắc nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 20 km. Huyện có hơn 52381 nhân khẩu sinh sống hầu hết là dân tộc thiểu số ba dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Mường cùng nhau sinh sống ở các xóm thuộc 19 xã, thị trấn. dân trí thấp, địa hình chia cắt phức tạp, tập quán canh tác lạc hậu… đang là bước cản lớn cho sự phát triển.
Trong tổng số 19 xã, thị trấn thì chỉ có duy nhất thị trấn Đà Bắc có tỷ lệ hộ nghèo ở mức gần 5%, còn lại hầu hết các xã tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao,
trong đó, các xã Đoàn Kết, Yên Hòa, Đồng Chum, Đồng Ruông, Giáp Đắt, Suối Nánh có tới gần 70% hộ nghèo và cận nghèo.[10]
Để tiếp tục nâng cao đời sống cho nhân dân ở các vùng, miền đặc biệt khó khăn, Chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thông qua Đề án 30a, trong đó huyện vùng cao Đà Bắc cũng được hưởng chính sách này, nếu việc triển khai được đồng bộ và công tác quản lý nguồn vốn được thực hiện tốt thì sẽ tạo động lực giúp người dân thúc đẩy việc XĐGN.
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Về không gian
Các số liệu được điều tra trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
3.1.2.2. Về thời gian
Số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là số liệu của 3 năm (2011 - 2013).
Các số liệu điều tra về hộ được tập trung vào năm 2013.
Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ 18 tháng 02 đến 28 tháng 4 năm 2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
+ Tình hình nghèo đói ở xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. + Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
+ Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2013.
+ Tác động của các chương trình giảm nghèo đã và đang triển khai tại địa phương tới công tác xóa đói giảm nghèo.
+ Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, nguyên nhân nào dẫn đến nghèo của hộ, đâu là nguyên nhân chính và đâu là nguyên nhân phụ.
Hai là, các chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện tại địa phương như thế nào? Cách thức triển khai, những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện.
Ba là, làm thế nào để đưa ra các giải pháp gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân trong xã?
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài kế thừa có chọn lọc từ những tài liệu thứ cấp như:
- Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công tác giảm nghèo của địa phương.
- Báo cáo tình hình công tác xã hội của địa phương. - Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp.
- Các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a, Chọn điểm điều tra
Xã Đoàn Kết là nằm ở phía Bắc của huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình cách trung tâm huyện 50 km, cách trung tâm thành phố Hòa Bình 70 km.
Là một xã thuần nông nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên đời sống của nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 48,3%. Với đặc thù một xã miền núi nên có sự khác nhau giữa các vùng của xã do giao thông, thủy lợi... Xã phân chia thành 6 xóm có điều kiện kinh tế, giao thông khác nhau vì vậy dựa vào những đặc điểm nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo đó ta chọn mẫu điều tra theo từng nguyên nhân chính,mỗi nguyên nhân ta chọn 10 mẫu ngẫu nhiên để điều tra phỏng vấn.
Xã Đoàn Kết được chia làm 6 xóm đó là:
Xóm Thầm Luông là xóm đầu tiên của xã tính từ trung tâm huyện lên, đây là xóm chủ yếu là người Dao định cư ở đây, người dân xóm chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp canh tác trên đất dốc nên năng xuất không được cao chọn xóm Thầm Luông để điều tra.
Tiếp đến là xóm Lam, xóm Lọng và xóm Kẹn ba xóm này có điều kiện tương đối phát triển nhờ có đường trục chính của xã đi qua.
Tiếp đến hai xóm cuối của xã là xóm Cang và xóm Khem hai xóm này điều kiện khá khác nhiệt,thiếu nước sinh hoạt cũng như sản xuất, đất dốc chủ yếu là đồi núi,chọn hai xóm này để điều tra.
b, Chọn mẫu điều tra:
Căn cứ vào sổ phân loại hộ nghèo của xã Đoàn Kết năm 2013 đã có trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp và dựa vào số hộ nghèo, số hộ cận nghèo, biểu đồ nguyên nhân đói nghèo của xã ta chọn các hộ trong danh sách để điều tra. Do điều kiện thời gian,
điều kiện bản thân có hạn và căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên tôi chọn 40 hộ cả nghèo và cận nghèo trong đó theo 4 nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo của xã đó là thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu kiến thức, mỗi nguyên nhân điều tra 10 hộ thuộc 3 xóm để tiến hành điều tra phỏng vấn. Đồng thời phỏng vấn các cán bộ xã và các trưởng xóm của các xóm điều tra.
Bảng 3.1: Số lượng hộ điều tra
STT Xóm điều tra Số hộ/xóm (hộ) Số hộ điều tra (hộ) Tổng (hộ) Nghèo Cận nghèo Nghèo Cận nghèo 1 Xóm Thầm Luông 53 37 10 5 15 2 Xóm Cang 50 48 8 4 12 3 Xóm Khem 55 45 9 4 13 Tổng 158 130 27 13 40
c, Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực quan về điều kiện thực tế của địa bàn cũng như về thông tin của hộ điều tra để có được những thông tin cần thiết. Đồng thời quan sát cũng là một phương pháp kiểm tra tính chính xác của thông tin phỏng vấn được.
- Điều tra bằng bảng hỏi: Dựa vào bảng hỏi đã thiết lập, tiến hành phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc một cách linh hoạt.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các đối tượng được điều tra mà đặt ra các câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh theo các nội dung có trước.
d, Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên quan đến thông tin chung của hộ, tình hình sản xuất của hộ trong năm 2013.
3.4.2. Phương pháp kiểm tra thông tin thu thập được
Những thông tin thu thập được cần được kiểm tra chéo để tăng thêm tính chính xác và độ tin cậy của thông tin.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng Excel. - Phương pháp phân tích so sánh.
- Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ
+ Bình quân diện tích đất đai/hộ.
+ Bình quân diện tích đất đai/nhân khẩu. + Bình quân số vốn vay/hộ được vay. + Tỷ lệ lao động/nhân khẩu.
* Chỉ tiêu phản ánh kinh tế hộ
+ Tổng thu nhập = Thu từ sản xuất nông nghiệp + Thu từ khoản khác. + Thu nhập thuần = Tổng thu nhập – Chi phí sản xuất.
+ Bình quân thu nhập đầu người (đồng/người/tháng) = Tổng thu nhập/số khẩu*12.
* Chỉ tiêu đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo
+ Tỷ lệ hộ nghèo = Tổng số hộ nghèo/Tổng số hộ.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đoàn Kết là xã nằm ở phía Bắc của huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình cách trung tâm huyện 40 km.
Phía Bắc giáp xã Tân Pheo. Phía Đông giáp xã Trung Thành. Phia Nam giáp xã Tân Minh. Phía Tây giáp xã Đồng Ruộng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Xã Đoàn Kết là một xã miền núi nên địa hình của xã khá phức tạp: Phía Đông và phía Tây là đồi núi cao, ở giữa có độ cao thấp hơn nhưng phần lớn địa hình vẫn là các dãy đồi rừng cao thấp đan xen tạo thành các con khe, suối đều là rừng nên địa hình lại càng phức tạp. Nay dần dần đã được thay thế bằng các dãy đồi rừng trồng cây chuyên canh của bà con nên phần nào địa hình đỡ phức tạp hơn.
Trong các núi cao ở phía Đông có Núi Bổ có độ cao 328m nơi cao nhất của Huyện Đà Bắc.
- Cả Xã chia làm 6 khu dân cư có đường liên thôn,liên xã nhưng những con đường này đều là những con đường cũ nhỏ, dốc, chưa được bê tông hóa hết nên việc đi lại vẫn còn gạp nhiều khó khăn, không thuận lợi cho việc mua bán, phát triển kinh tế còn chậm.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Đoàn Kết nằm giữa trong vùng trung du bắc bộ nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm phân ra làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng10.
- Mùa khô hanh và lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25,5 độ, nhiệt độ cao nhất khoảng 38- 39 độ, thấp nhất khoảng 12 độ.
Mưa phân bố không đồng đều trong năm và bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10 hàng năm độ ẩm không khí trung bình là 80% - 90%.
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1074 mm. Cao nhất vào khoảng 1685 mm, thấp nhất là 844 mm. Năm có lượng mưa cao nhất vào khoảng 1890 mm, năm có lượng mưa thấp nhất vào khoảng 810 mm.
Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình mùa khô là từ 20 - 40 mm, thấp nhất là từ 10 - 20 mm. Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 10 - 150C. Độ ẩm trung bình hàng tháng từ 70 - 80%.
Nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ các khe suối, ao hồ trong xã.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất a, Tài nguyên đất
Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, trên địa bàn xã Đoàn Kết do đặc thù về địa hình đồi núi cao đất canh tác chủ yếu là đất đồi núi ,đất dốc, đất bằng rất ít.
Tình hình sử dụng đất đai của xã được thể hiện như sau:
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Đoàn Kết năm 2013
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 4422,11 100
1 Đất nông nghiệp 4268,94 96,54
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 904 20,44
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 67,74 1,53
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5,3 0,12
1.2 Đất lâm nghiệp 3277,80 74,12
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 14,10 0,32
2 Đất phi nông nghiệp 71,02 1,61
2.1 Đất ở 16,5 0,37
2.2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3 0,07
2.3 Đất chuyên dung 50,02 1,13
2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung 1,5 0,03
3. Đất chưa sử dụng 82,15 1,85
3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 82,15 1,85
(Nguồn: UBND xã Đoàn Kết 2013)
Từ bảng số liệu trên ta thấy phần lớn diện tích của xã là đất nông nghiệp với 96,54% và chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm 74,12% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp không nhiều và chỉ với 20,44% từ đó phản ánh được phần nào điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn
chế do quỹ đất hạn hẹp và đất không màu mỡ. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 1,61% diện tích đất tự nhiên toàn xã, bao gồm các loại đất ở, đất chuyên dùng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng… Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 1,85% diện tích đất tự nhiên của xã bao gồm chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
b, Tài nguyên nước
Đoàn Kết có nhiều suối và khe lạch nhỏ. Nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã được khai thác từ nguồn nước mặt và nước ngầm cụ thể như sau:
- Nguồn nước mặt: Đoàn Kết có nhiều khe suối nhỏ và lớn từ rừng Pu Canh chảy ra phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất của xã. Ngoài ra còn có các đập thủy lợi, các mỏ nước cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa khảo sát đầy đủ, xong thực tế có nhiều khu vực có thể khai thác được nước ngầm để đưa vào phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng.
c, Tài nguyên rừng
Đoàn Kết là xã nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh.Diện tích đất lâm nghiệp của xã Đoàn Kết là 3277,80 ha, trong đó đất trồng rừng sản xuất là 1170,36 ha, đất có rừng phòng hộ là 1889,26 ha. Rừng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tầng che phủ cho đất, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi, cung cấp nguyên liệu cho một số cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn xã và góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng cơ bản và là nguồn chất đốt chủ yếu cho người dân.
d, Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã hiện có các mỏ khai thác vật liệu xây dựng: mỏ đá Thầm Luông và Khem, mỏ quạng sắt Thầm Luông.
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tình hình kinh tế a, Sản xuất nông nghiệp. a, Sản xuất nông nghiệp.
Là một xã thuần nông vì vậy cuộc sống của bà con nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các ngành chính như trồng trọt và chăn nuôi.
* Trồng trọt.
Nhìn vào bảng 4.2 ta có thể thấy: tổng diện tích gieo trồng qua các năm có sự thay đổi không đáng kể. Chiếm phần lớn diện tích cho hoạt động sản xuất là trồng lúa và ngô. Diện tích đất trồng lúa mùa là 98,71 (ha) với tổng sản lượng năm 2013 là
315,87 tấn. Do thiếu nước tưới nên lúa xuân chỉ được trồng 81,68 (ha) với tổng sản lượng đạt 408,45 tấn.
Ngô cũng là cây trồng chủ yếu của người dân địa phương. Diện tích gieo trồng ngô qua các năm thay đổi không đáng kể, ngô chủ yếu là ngô trồng trên rẫy, một phần khác ngô được trồng trên ruộng lúa (ngô vụ xuân) trên diện tích ruộng không có khả năng làm 2 vụ lúa trong năm.Diện tích và sản lượng ngô ruộng qua các năm có xu hướng tăng trong 3 năm, năm 2013 tổng diện tích trồng ngô là 455ha với tổng sản lượng là 2730 tấn. Người dân còn trồng sắn để bán và làm thức ăn chăn nuôi với tổng diện tích năm 2013 là 345 ha với tổng sản lượng là 1830 tấn.
Ngoài các cây trồng chính người dân còn trồng Dong với diện tích khoảng