Nhân khẩu và lao động là hai yếu tố có tính chất quyết định tới hoạt động sản xuất cũng như nguồn thu nhập của hộ. Hộ nhiều nhân khẩu thì có nhiều nguồn thu nhập tuy nhiên trường hợp này chỉ đúng đối với những nhân khẩu nằm trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nếu nhân khẩu trong hộ là những người phụ thuộc, không có khả năng lao động, không có thu nhập ổn định thì sẽ dẫn tới khó khăn trong hoạt động sản xuất và thu nhập của hộ và sẽ dẫn tới đói nghèo.
Bảng 4.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra Hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
Số nhân khẩu điều tra Người 178
Số lao động Người 157
Số lao động chính Người 117
Số lao động phụ Người 40
Số hộ điều tra Hộ 40
Số nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,45
Số lao động/hộ Người/hộ 3.93
Trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ Tỷ lệ trình độ văn hóa chủ hộ (%) Cấp 1 % 87,5 Cấp 2 12,5 Cấp 3 0 Sơ cấp, trung học 0
Tỷ lệ lao động/nhân khẩu % 88,31
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua điều tra 40 hộ trong đó có 23 hộ nghèo và 17 hộ cận nghèo ta thấy: + Tổng các hộ được điều tra có 178 nhân khẩu, có nghĩa là bình quân mỗi hộ nghèo có 4,45 nhân khẩu/hộ.
+ Ở nhóm hộ điều tra có 157 lao động trong đó số lao động chính là 117 người, lao động phụ là 40 lao động, bình quân mỗi hộ có 3,93 lao động. Có thể thấy rằng số nhân khẩu bình quân/hộ có ảnh hưởng tới số lao động bình quân/hộ và có quyết định tới sự phân chia các nhóm hộ. Nhóm hộ nhiều lao động sẽ có nhiều nguồn thu nhập hơn.
+ Trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ phản ánh khả năng tiếp nhận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như khả năng xử lý các nguồn thông tin có liên quan tới hoạt động sản xuất hàng ngày của hộ. Chủ hộ điều tra chủ yếu là trình độ cấp I chiếm 87,5%, cấp II chỉ chiếm 22,5%, đặc biệt cả hai nhóm hộ điều không có chủ hộ có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, điều này cho thấy rằng khả năng tiếp cận và tiếp thu KHKT của các hộ là rất thấp.