Là một xã nông nghiệp, đời sống của bà con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên không phát triển và gặp nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất.vốn sản xuất, việc đầu tư chăm
sóc yếu kém, tư liệu sản xuất thì không có. Có nhân công có đất đai nhưng năng suất thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, thu nhập không ổn định tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Từ những nguyên nhân đó có thể đưa ra một số chủ tịch ủy ban nhân dân xã khi được hỏi về nguyên nhân dẫn tới đói nghèo của người dân địa phương: ”Nghèo do nhiều yếu tố lắm, đất không đủ canh tác, thiếu nước vào mùa khô. Thiếu lao dộng sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà giả sử người ta có vốn cũng chẳng dám đầu tư vì sợ rủi ro lắm, đầu tư mua đàn lợn về nuôi đến lúc bệnh không lớn được, giá thức ăn tăng cao với lại đến khi bán giá lại thấp chẳng có ai mua thì ai dám đầu tư chứ”.
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mùa khô thiếu nước đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt, lúa nước chỉ sản xuất được một vụ.
Hầu hết các hộ nghèo lại nhiều khẩu, lao động chính không nhiều. Nhiều người phụ thuộc dẫn đến các khoảng chi tiêu cao thu nhập đủ không đáp ứng đựơc nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Hộ nghèo không có nguyên nhân cụ thể dẫn tới nghèo của các hộ điều tra như sau:
Bảng 4.13: Tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra
Nguyên nhân dẫn tới nghèo đói của hộ Nhóm hộ nghèo (n=27) Nhóm hộ cận nghèo (n=13) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) I.Trong sản xuất nông nghiệp
1. Thiếu nước mùa khô 27 67,5 13 32,5
2. Dịch bệnh hại cây 24 60 13 32,5
3. Đất sấu 25 62,5 12 30
4. Thiếu đất sản xuất 12 30 4 10
5. Thiếu vốn sản xuất 23 57,5 12 30
6. Thiếu kiến thức 7 17,5 3 7,5
7. Thiếu phương tiện sx 5 12,5 5 12,5
II. Trong chăn nuôi
1. Dịch bệnh 22 55 11 27,5
2. Chất lượng giống thấp 3 7,5 0 0
3. Thiếu kỹ thuật 25 62,5 12 30
4. Không có điều kiện chăn nuôi. 21 52,5 13 32,5
5. Thiếu vốn 18 45 10 25
4.2.4.1. Nguyên nhân khách quan a, Thiếu vốn
Nông dân thiếu vốn sản xuất thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất yếu kém, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Vì vậy họ không đủ vốn để tái sản xuất, muốn vay vốn ngân hàng thì không đủ tài sản thế chấp, các khoản vay ưu đãi của Nhà nước dành cho hộ nghèo thấp, họ chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, của cộng đồng. Nhưng sự giúp đỡ này chỉ rất nhỏ bé so với nhu cầu cho nên người nông dân không đủ vốn để đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân chủ yếu nhất và nó là một lực cản lớn hạn chế sự phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ nông dân nghèo.
Từ những số liệu điều tra có thể thấy phần tích lũy của các hộ là rất ít do thu nhập chỉ đủ trang trải cho chi tiêu hàng ngày và học tập của gia đình. Vì vậy muốn đầu tư cho sản xuất thì hộ phải đi vay mượn của người thân, bạn bè và vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư sản xuất luôn có những rủi ro nhất định. Chính vì tâm lý an toàn nên người dân không mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất mà chỉ sản xuất với quy mô nhỏ. Do vậy thiếu vốn là nguyên nhân dẫn tới thiếu đầu tư trong sản xuất của hộ và từ đó người dân khó vươn lên thoát nghèo.
Vì vậy cho dù có những khoản vay từ ngân hàng nhưng mà các hộ được vay sử dụng chưa hiệu quả, chưa dám mạnh dạn đầu tư.
Bảng 4.14. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
(Đơn vị tính: triệu đồng) STT Nhóm hộ Tổng số hộ Số hộ vay Số vốn
vay Nguồn vay
1 Nghèo 27 14 194 NHCSXH, NHNN & PTNT,TN&MT 2 Cận nghèo 13 8 144 NHCSXH, NHNN & PTNT,TN&MT Tổng 40 22 338
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ bảng trên ta thấy, các hộ vay vốn để phục vụ sản xuất khá nhiều. Ở nhóm hộ nghèo số hộ vay vốn với mục đích mua trâu bò lấy sức kéo, vay vốn học sinh sinh viên cho con em đi học. Nhóm hộ cận nghèo có hơn 60% số hộ được điều tra vay vốn để phục vụ sản xuất, vay vốn sinh viên... Số tiền vay vốn này đã giúp cho
các hộ gia đình một phần nào giải quyết được những khó khăn trước mắt và có vốn để đầu tư sản xuất.
b, Thiếu đất sản xuất
Đất sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của các hộ gia đình. Bình quân đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trên đầu người còn thấp nên các hộ nông dân thiếu đất sản xuất, không đủ đất để canh tác. Vì vậy một bộ phận nông dân đi làm thuê tuy nhiên do trình độ lao động thấp, không được đào tạo nên giá trị lao động thấp. Bên cạnh đó do đặc điểm về địa hình nên một phần đất nương rẫy của các hộ gia đình là trên núi đá vôi, giao thông đi lại khó khăn, đất xấu nên hiệu quả sản xuất không cao. Đất ruộng trên địa bàn xã hầu hết là ruộng cạn nên chỉ canh tác được một vụ lúa, vụ còn lại trồng ngô hoặc bỏ không do thiếu nước.
c, Thiếu phương tiện sản xuất
Hầu hết người dân thiếu vốn sản xuất nên không có vốn đầu tư máy móc phục vụ sản xuất, một phần do địa hình khó áp dụng máy móc nên chủ yếu cày, bừa bằng trâu bò, xay sát gạo đi sắt thuê hàng xóm.
d, Trình độ học vấn và khả năng nhận thức của người dân còn hạn chế
Do trình độ học vấn của người dân thấp nên hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ học vấn bình quân của các chủ hộ trong nhóm hộ nghèo có 87,5% số chủ hộ chỉ học đến cấp 1 và 23,5% số chủ hộ học đến cấp 2. Rõ ràng khả năng tiếp nhận các thông tin về giống cây trồng, vật nuôi, thông tin về thị trường… của người dân sẽ bị hạn chế dẫn tới họ thụ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.