Đối tượng nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân tại xã Đoàn Kết, Huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình. (Trang 30)

Các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

3.1.2.1. Về không gian

Các số liệu được điều tra trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

3.1.2.2. Về thời gian

Số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là số liệu của 3 năm (2011 - 2013).

Các số liệu điều tra về hộ được tập trung vào năm 2013.

Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ 18 tháng 02 đến 28 tháng 4 năm 2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

+ Tình hình nghèo đói ở xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. + Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.

+ Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2013.

+ Tác động của các chương trình giảm nghèo đã và đang triển khai tại địa phương tới công tác xóa đói giảm nghèo.

+ Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

3.3. Câu hỏi nghiên cứu

Một là, nguyên nhân nào dẫn đến nghèo của hộ, đâu là nguyên nhân chính và đâu là nguyên nhân phụ.

Hai là, các chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện tại địa phương như thế nào? Cách thức triển khai, những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện.

Ba là, làm thế nào để đưa ra các giải pháp gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân trong xã?

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

2.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài kế thừa có chọn lọc từ những tài liệu thứ cấp như:

- Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công tác giảm nghèo của địa phương.

- Báo cáo tình hình công tác xã hội của địa phương. - Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp.

- Các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a, Chọn điểm điều tra

Xã Đoàn Kết là nằm ở phía Bắc của huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình cách trung tâm huyện 50 km, cách trung tâm thành phố Hòa Bình 70 km.

Là một xã thuần nông nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên đời sống của nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 48,3%. Với đặc thù một xã miền núi nên có sự khác nhau giữa các vùng của xã do giao thông, thủy lợi... Xã phân chia thành 6 xóm có điều kiện kinh tế, giao thông khác nhau vì vậy dựa vào những đặc điểm nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo đó ta chọn mẫu điều tra theo từng nguyên nhân chính,mỗi nguyên nhân ta chọn 10 mẫu ngẫu nhiên để điều tra phỏng vấn.

Xã Đoàn Kết được chia làm 6 xóm đó là:

Xóm Thầm Luông là xóm đầu tiên của xã tính từ trung tâm huyện lên, đây là xóm chủ yếu là người Dao định cư ở đây, người dân xóm chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp canh tác trên đất dốc nên năng xuất không được cao chọn xóm Thầm Luông để điều tra.

Tiếp đến là xóm Lam, xóm Lọng và xóm Kẹn ba xóm này có điều kiện tương đối phát triển nhờ có đường trục chính của xã đi qua.

Tiếp đến hai xóm cuối của xã là xóm Cang và xóm Khem hai xóm này điều kiện khá khác nhiệt,thiếu nước sinh hoạt cũng như sản xuất, đất dốc chủ yếu là đồi núi,chọn hai xóm này để điều tra.

b, Chọn mẫu điều tra:

Căn cứ vào sổ phân loại hộ nghèo của xã Đoàn Kết năm 2013 đã có trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp và dựa vào số hộ nghèo, số hộ cận nghèo, biểu đồ nguyên nhân đói nghèo của xã ta chọn các hộ trong danh sách để điều tra. Do điều kiện thời gian,

điều kiện bản thân có hạn và căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên tôi chọn 40 hộ cả nghèo và cận nghèo trong đó theo 4 nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo của xã đó là thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu kiến thức, mỗi nguyên nhân điều tra 10 hộ thuộc 3 xóm để tiến hành điều tra phỏng vấn. Đồng thời phỏng vấn các cán bộ xã và các trưởng xóm của các xóm điều tra.

Bảng 3.1: Số lượng hộ điều tra

STT Xóm điều tra Số hộ/xóm (hộ) Số hộ điều tra (hộ) Tổng (hộ) Nghèo Cận nghèo Nghèo Cận nghèo 1 Xóm Thầm Luông 53 37 10 5 15 2 Xóm Cang 50 48 8 4 12 3 Xóm Khem 55 45 9 4 13 Tổng 158 130 27 13 40

c, Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát: Quan sát trực quan về điều kiện thực tế của địa bàn cũng như về thông tin của hộ điều tra để có được những thông tin cần thiết. Đồng thời quan sát cũng là một phương pháp kiểm tra tính chính xác của thông tin phỏng vấn được.

- Điều tra bằng bảng hỏi: Dựa vào bảng hỏi đã thiết lập, tiến hành phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc một cách linh hoạt.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các đối tượng được điều tra mà đặt ra các câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh theo các nội dung có trước.

d, Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên quan đến thông tin chung của hộ, tình hình sản xuất của hộ trong năm 2013.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân tại xã Đoàn Kết, Huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)