Về phía hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 58)

Mặc dù đã có rất nhiều sự cố gắng của ngân hàng cùng với chính quyền địa phương trong việc cung ứng nguồn vốn và tạo điều kiện tốt cho quá trình sử dụng vốn, song quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng ở bản thân mỗi hộ dân. Để sử dụng vốn vay hiệu quả thì cần có những giải pháp với hộ như sau:

- Hộ nông dân phải luôn quan tâm theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường, nhận ra được thị trường đang và sẽ có nhu cầu về sản phẩm gì để từ đó lên kế hoạch cụ thể, định vị cây, con cần sản xuất vơi quy mô lớn hay nhỏ, xác định năng lực sản xuất tự có của mình rồi định ra số tiền cần vay để thực hiện sản xuất.

- Sau vay vốn phải đầu tư đúng mục đích, đặc biệt chú trọng đầu tư tập trung theo hướng chuyên canh, không dàn trải vốn vay cho nhiều hoạt động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ngoại trừ trường hợp đầu tư cho các mô hình sản xuất kết hợp. Thực tế một số hộ dân lợi dụng sự quen biết cán bộ tín dụng nên không cần phải thẩm định vốn vay mà đã sử dụng sai mục đích so với khế ước. Các hộ này vì thiếu vốn đầu tư cho những việc như xây nhà, mua tư liệu tiêu dùng mà đã vay vốn ngân hàng kê khai trong khế ước là vay sản xuất nông nghiệp để được hưởng ưu đãi về lãi suất. Hành động này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của nguồn vốn cũng như sự phát triển kinh tế chung của toàn xã.

cung ứng vốn, nên việc phát triển các mô hình kinh tế, đặc biệt các mô hình sản xuất cây keo dựa trên tiềm năng sẵn có đã có bước chuyển mới. Song việc duy trì các mô hình vẫn chưa thường xuyên, kết quả thu được chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Từ đây, giải pháp đề ra với hộ nông dân là phải bám sát các mục tiêu kinh tế của xã, tuân thủ sự chỉ đạo của ban lãnh đạo địa phương và mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư cho các mô hình một cách thích đáng, nhằm khai thác triệt để, tối ưu nhất hiệu quả của các mô hình sản xuất.

- Quá trình sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là tự phát, chưa nắm rõ và vận dụng các quy trình sản xuất tiến bộ, chưa sử dụng triệt để và hiệu quả các yếu tố đầu vào cũng như còn yếu kém trong việc vận dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, hộ nông dân phải tích cực tham gia đầy đủ các buổi tổ chức tập huấn ở địa phương nhằm nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất mới và các phương pháp làm ăn hay.

- Trong quá trình tiến hành một chu kỳ sản xuất, hộ nông dân cần ghi chép cụ thể các khoản thu chi để xác định lãi lỗ và có kể hoạch trả nợ vay đúng hạn, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: - Đã làm rõ được phần nào tình hình cho vay của chi nhánh ngân hàng tới các hộ nông dân trên địa bàn xã Tràng Sơn. Đồng thời đã phân tích, làm rõ tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã Tràng Sơn, tìm hiểu những vấn đề khó khăn, cản trở quá trình sử dụng vốn vay của họ.

- Quá trình vay vốn sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong thời gian nhàn rỗi và các đối tượng thất nghiệp, từ đó xóa bỏ dần các tệ nạn xã hội ở nông thôn,

- Với nguồn vốn vay từ NHNN đã góp phần làm cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn ngày càng có sự “thay da đổi thịt” rõ rệt, tạo nên sự phát triển bền vững, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao.

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì quá trình cho vay và sử dụng vốn vay đối với nông hộ qua điều tra thực tế tôi nhận thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần được giải quyết như:

+ Cán bộ NH chưa thật sự theo sát, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn có hiệu quả của người dân

+ Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn khá lớn cho sản xuất nhưng vẫn chưa được ngân hàng đáp ứng hoàn toàn.

+ Khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn thấp do SXNN gặp nhiều rủi ro. Các hộ dân trồng cây keo cần phải 5 - 7 năm mới thu hoạch được, hơn nữa đầu ra của người dân chưa được đảm bảo khiến các nông hộ còn e dè trong việc vay vốn vì sợ không có khả năng trả đúng hạn.

5.2. Kiến nghị

a. Đối với chính quyền địa phương

- Tạo mọi điều kiện cho hộ nông dân có thể hoàn tất thủ tục vay nhanh gọn. Có sự phối hợp với ngân hàng trong việc đôn đốc, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của nông hộ, giúp cán bộ ngân hàng xử lý nợ khó đòi hoặc hiện tượng trốn nợ.

- Chính quyền địa phương cần đi sâu đi sát vào đời sống người dân, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó giúp họ vượt qua những khó khăn và có nhiều niềm tin trong sản xuất cũng như đời sống.

- Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm ngành nghề đồng thời khuyến khích, vận động người dân đầu tư vốn vào hoạt động ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã hội nhà.

b. Đối với ngân hàng

- Cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đầu tư tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Cần tăng mức cho vay đối với những hộ làm ăn có hiệu quả và có uy tín trong việc trả nợ, đồng thời không khước từ các khoản cho vay đối với các hộ còn khó khăn, mà nên có chính sách ưu đãi về lãi suất nhằm tạo điều kiện cho họ có thể vay vốn và tăng khả năng sản xuất.

- Nên tăng mức cho vay trung, dài hạn để tạo cơ sở vật chất sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.

- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.

c. Đối với hộ nông dân

- Trau dồi kiến thức nhằm nâng cao trình độ đáp ứng cho việc tiếp thu những thành tựu mới về khoa học kĩ thuật và các phương pháp sản xuất hiện đại kết hợp với sự tính toán kỹ lưỡng hơn trong đầu tư vốn sản xuất.

- Nâng cao ý thức trong việc đi vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ vay đúng hạn. Tránh trường hợp lợi dụng ưu đãi lãi suất trong sản xuất nông nghiệp mà vay vốn để sử dụng cho mục đích khác.

- Cần có niềm tin và sự phối hợp đồng lòng với chính quyền địa phương trong việc khắc phục, giải quyết khó khăn cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã nhà, huyện nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kế hoạch phát triển KT -XH năm 2014 của xã Tràng Sơn 2. Báo cáo phòng thống kê -UBND xã Tràng Sơn - năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Báo cáo tổng kết năm 2013 của UBND xã Tràng Sơn

4. Nguyễn Cửu Bình “Thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Huế, 7/2004.

5. Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHO “Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”

6. Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHO “Về việc ban hành quy định về quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

7. Nguyễn Thảo Thanh: “Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng tại NHN0&PTNT huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn tốt nghiệp.

8. Nguyễn Thị Mai Trang (2011): ”Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy thác qua HND xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”, báo cáo luận văn tốt nghiệp.

9. Đào Thế Tuấn: Giáo trình “Kinh tế hộ nông dân”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. (Năm 1997),

PHIU ĐIU TRA

MÃ SỐ PHIẾU:

Người điều tra: Nguyễn Thị Hải Yến Ngày điều tra: …/…/2014

I. Những thông tin về hộ được phỏng vấn

Họ tên người được phỏng vấn: ……… Tuổi: ………….Giới tính: …………Dân tộc: ………….

Thôn: ……….……Xã: Tràng Sơn. Huyện: Văn Quan. Tỉnh: Lạng Sơn 1. Thông tin chung về hộ:

1.1. Gia đình Ông/bà có bao nhiêu người? ...

TT Họ và tên Tuổi Giới tính Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Nghề nghiệp Quan hệ với chủ hộ 1 2 3 4 5 6

1.2. Số lao động chính trong gia đình: ………người Nam: ……..người Nữ: ………..người

1.3. Gia đình thuộc diện hộ:

Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu

1.4. Nguồn thu nhập chính từ ngành nghề: Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Ngành nghề khác………. 2. Những tài sản chủ yếu của gia đình:

2.1. Ông/ bà cho biết gia đình có các tài sản dưới đây không?

- Phương tiện đi lại: Ô tô Xe máy Xe đạp Loại khác - Nhà ở: Kiên cố Cấp 4 Nhà tạm Loại khác - Phương tiện thông tin liên lạc: Điện thoại Ti vi Radio Loại khác

2.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ

Loại đất Diện tích

(m2)

1. Đất ở + vườn

2. Đất trồng lúa + hoa màu

3. Đất trồng cây lâm nghiệp

4. Đất ao hồ NTTS

5. Đất khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng diện tích

2.3. Tư liệu sản xuất của hộ

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Trâu bò Con

2. Lợn nái sinh sản Con

3. Lợn đực giống Con

4. Máy cày, bừa Cái

5. Máy truốt lúa Cái

6. Máy xay xát Cái

7. Máy gặt Cái

8. Máy bơm nước Bình

9. Bình bơm thuốc sâu Bình

10. TLSX khác Cái

II. Tình hình vay vốn của hộ

1. Ông (bà) có vay vốn từ NHNN&PTNT không?

Có Không

Xin ông (bà) cho biết các thông tin sau:

Nguồn vốn Số lượng (trđ) Thời gian vay Thời hạn vay(tháng) Lãi suất (%/tr/tháng) NHNN&PTNT

2. Mục đích vay trên khế ước:

Vay sản xuất nông nghiệp (TT, CN, NTTS…)

Vay kinh doanh ngành nghề - dịch vụ phi nông nghiệp Vay buôn bán

Khác (xin ghi rõ):……. 3. Mục đích vay vốn thực tế:

SXNN

Vay kinh doanh Vay buôn bán

Khác (xin ghi rõ): ……….

4. Gia đình có được tập huấn về việc sử dụng vốn không?

Có Không

III. Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra

Khoản mục ĐVT

Cây keo Cây khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) Diện tích Ha 1. Chi phí vậtchất/1ha

Keo con Cây

Phân bón Kg

2. Công lao động/1ha

Công trồng Công

Công chăm sóc Công 3. Tổng chi phí/1ha

Tổng chi phí /vụ

4. Năng suất Tấn/ha 5. Giá bán

6. Doanh thu

2. Mức đầu tư vốn và kết quả SX cho hoạt động chăn nuôi của hộ Diễn giải ĐVT Đơn giá (100 0đ)

Nuôi lợn Nuôi gà Con khác

Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thàn h tiền (1000 đ) Số lượng Thành tiền (1000) Số con/lứa Con Thời gian nuôi Tháng 1. Chi phí trung gian/1con - Giống Con - Thức ăn (ngô, sắn) Kg - Cám tăng trọng Kg - Thú y Gói - Điện nước 2. KHTSCĐ 3. Chi phí lao động Công Tổng chi phí/1 con Tổng chi phí/lứa TLXC/con Kg 4. Gía bán 5. Doanh thu Ghi chú:……….

3. Hoạt động buôn bán, kinh doanh của hộ

Loại hình KD Hoat động cần đầu tư Chi phí (1000đ)

- - - Tổng chi phí Doanh thu/ngày Lãi/ngày - - -

Ghi chú:………….

5. Hoàn trả vốn vay: - Đã trả: ………Trđ - Còn nợ:………Trđ Trong đó: Trong hạn:…………..Trđ Quá hạn:…………..Trđ IV. Một số ý kiến của hộ vay vốn 1. Những thuận lợi trong vay vốn: ...

...

2. Những khó khăn trong vay vốn và sử dụng vốn: ...

...

3. Trong năm nay ông(bà) có nhu cầu vay vốn nữa không? Có Không 4. Nếu vay vốn tiếp, ông (bà) sẽ sử dụng vốn đó vào mục đích gì? ...

...

5. Kiến nghị của chủ hộ để sử dụng vốn có hiệu quả? ...

... Xin chân thành cảm ơn!

Người được phỏng vấn Ký và ghi rõ họ tên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 58)