- Trong quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng phải xem xét, thẩm định cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích. Đồng thời đưa ra các mức cho vay phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, tránh trường hợp cho vay thừa người dân sẽ sử dụng vào các mục đích phi hiệu quả sản xuất và nếu cho vay thiếu thì không đủ vốn thực hiện phương án sản xuất, lúc này họ cũng sẽ dùng vốn vay đem chi tiêu. Từ đó dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả.
- Trong điều kiện xét duyệt cho vay được thì ngân hàng cần thực hiện cho vay đến toàn bộ các hộ, các vùng trong toàn xã, kể cả những vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo. Không có sự phân biệt giữa các đối tượng vay, cần tập trung nguồn vốn lớn đầu tư cho các hộ có các mô hình làm ăn khả thi, hiệu quả, song bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ cho vay dối với những hộ còn khó khăn, giúp họ làm ăn đi lên và thoát nghèo.
- Ngân hàng cần chú trọng cho vay với các hộ kinh doanh dịch vụ đại lý cung cấp phân bón, giống sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật…nhằm đáp ứng nhanh nguồn đầu vào đang thiếu hụt cho hộ nông dân.
- Ngân hàng phải cố gắng hơn nữa trong việc đơn giản hóa thủ tục cho vay và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nông hộ được vay vốn. Đồng thời cần có những tính toán cụ thể nhằm giải ngân kịp thời và đúng thời vụ sản
xuất của hộ nông dân.
- Trong thời gian cho vay vốn, cán bộ ngân hàng cần theo sát, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn kết hợp hướng dẫn cho nông dân sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và cung cấp cho họ các phương pháp làm ăn hay kèm theo các thông tin về thị trường cập nhật hàng ngày.
- Những người nông dân làm lụng quanh năm vất vả nhưng chỉ cần một đợt thiên tai mất mùa, dịch bệnh hay biến động thị trường cũng đủ để họ điêu đứng, có khi là mất trắng cả vốn lẫn lãi. Vì vậy ngoài việc nông hộ cần phải có bảo hiểm trong nông nghiệp, ngân hàng cũng nên có sự điều chỉnh công tác thu hồi nợ cho hợp lý nhằm giảm bớt gánh nặng tiền nong cho hộ trong những trường hợp bất trắc như vậy.