Mục đích sử dụng thực tế nguồn vốn vay của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 41)

Theo quy định chung, khách hàng khi vay đều phải kê khai vào khế ước mục đích sử dụng vốn vay, để từ đó ngân hàng xem xét mục đích đó có khả thi trong thực tế hay không, hay nó thực sự có hiệu quả không rồi mới quyết định cho vay. Hộ nông dân thực tế muốn vay với mục đích này nhưng trong khế ước họ lại kê khai với mục đích khác, bởi lẽ họ sợ rằng ngân hàng sẽ khước từ cho vay khi mục thực tế của mình không tạo niềm tin cho ngân hàng, để xem xét mục đích sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.9: Mục đích sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số tiền (Tr) % Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Số hộ Số tiền (Tr) Số hộ Số tiền (Tr) Số hộ Số tiền (Tr) Tổng số 1.270 100 11 352 23 625 16 293 Chăn nuôi lợn 158 12,44 1 40 3 90 2 28

Trồng cây lâm nghiệp 415 32,69 5 125 9 250 2 40

Ngành nghề dịch vụ, buôn bán 240 18,89 4 160 2 50 2 30 Mua TLSX 145 11,42 0 0 3 65 4 80 Mua đồ dùng sinh hoạt 95 7,48 0 0 2 45 3 50 Xây dựng nhà cửa 85 6,69 0 0 1 30 2 55 Khác… 132 10,39 1 27 3 95 1 10 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng trên ta thấy mục đích vay vốn thực tế của hộ nông dân cho các hoạt động ngoài sản xuất nông nghiệp và buôn bán, dịch vụ với số vốn đạt 457 triệu trong tổng số 1.270 triệu vốn vay, chiếm tới 35,98% trong tổng số vốn vay nhưng trong thủ tục đi vay thì họ đều ghi trong khế ước vay vốn là mục đích chăn nuôi, trồng trọt... Trên thực tế thì số vốn tập trung vào chăn nuôi là 158 triệu, chỉ chiếm 12,44 % tổng vốn vay, các hộ khá vay vốn không với mục đích đầu tư vào chăn nuôi, bởi vì hầu như các hộ này kinh tế vững và có vốn để dành cho chăn nuôi, nên nguồn vốn vay từ NH họ để sử dụng với mục đích khác, có 1 hộ khá vay vốn để chăn nuôi với số vốn là 40 triệu, 3 hộ

trung bình với số tiền là 90 triệu, chủ yếu họ đầu tư vào việc xây dựng chuồng trại để mở rộng quy mô chăn nuôi, 2 hộ nghèo sử dụng nguồn vốn vay đầu tư vào chăn nuôi với số vốn là 28 triệu. Thực tế số vốn sử dụng trong trồng cây lâm nghiệp là 415 triệu đồng, chiếm 32,69%, ở đây chủ yếu bà con đầu tư vốn cho trồng keo vì đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở địa phương, ít tốn công chăm sóc, tỷ lệ sống của cây con rất cao và đem lại lợi nhuận lớn.

Ngành nghề dịch vụ, kinh doanh buôn bán hiện nay đang được quan tâm. Lĩnh vực này mang lại lợi nhuận khá cao nên số vốn vay cho hoạt động này chiếm 18,89% đạt 240 triệu, có 4 hộ khá, 2 hộ trung bình và 2 hộ nghèo vay vốn để đầu tư mở cửa hàng buôn bán tạp phẩm, các quán nước giải khát.

Để nâng cao năng suất trong hoạt động sản xuất nên các hộ đã chủ động đầu tư vốn để mua tư liệu sản xuất nhằm mở rộng quy mô và tăng năng suất với số tiền là 145 triệu chiếm 11,42 % trong tổng số vốn vay, ở đây có 3 hộ trung bình vay vốn để mua máy cày, máy bừa với số tiền là 65 triệu, 2 hộ nghèo vay dùng để mua trâu làm sức kéo phục vụ sản xuất với số tiền là 65 triệu, 2 hộ nghèo vay sử dụng để mua máy xát và máy tuốt phục vụ cho sản xuất. Một số hộ dân vay vốn dùng để mua đồ dùng sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, xe máy,…với số vốn là 95 triệu đồng chiếm 7,48% tổng vốn vay. Bên cạnh đó một số hộ đi vay vốn để xây nhà với số tiền lên tới 85 triệu chiếm 6,69% tổng số vốn vay, cụ thể có 1 hộ trung bình và 2 hộ nghèo vay với mục đích này. Ngoài ra một số hộ vay vốn để sử dụng với mục đích khác như đóng tiền học cho con hay chữa bênh,... với số tiền lên tới 132 triệu chiếm 10,39% tổng vốn vay, có 1 hộ khá vay với mục đích chạy việc cho con, 3 hộ trung bình vay vốn với mục đích để trang trải phần nào chi phí học tập cho con, hộ nghèo vay dung số tiền này để chữa bệnh cho người thân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)