Phân tích mức vay vốn, thời hạn vay và lãi suất vay của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 37)

a. Phân tích mức vốn vay của các hộ điều tra

Để thấy rõ hơn về mức vay của các hộ nông dân xã Tràng Sơn ta phân tích bảng sau:

Bảng 4.7: Mức vay vốn của các hộ điều tra Phân tổ mức vốn vay(trđ) Số hộ % Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Số hộ % Số hộ % Số hộ % <=10 4 8 0 0 0 0 4 25 10<Mức vốn vay<=30 27 54 5 45,5 14 60,9 8 50 30<Mức vốn vay<=50 19 38 6 54,5 9 39,1 4 25 Tổng 50 100 11 100 23 100 16 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng số liệu ta thấy, ở mức vay từ 10 triệu đồng trở lại có 4 hộ vay chiếm 8% trong tổng số hộ vay đây đều là 4 hộ nghèo của xã, theo điều tra thì các hộ vay để mua giống, thức ăn cho chăn nuôi và sửa lại chuồng nuôi vì vốn lưu động của hộ không đủ để xoay sở, còn lại một ít tiền dùng để tiêu dùng trong gia đình.

Mức vay trên 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, có 19 hộ vay chiếm 38% trong tổng số hộ vay. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ vay vốn ở mức này đều nhằm tăng quy mô sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Có 14 hộ trung bình chiếm 60,9% trong tổng hộ trung bình và 8 hộ nghèo chiếm 50% tổng số hộ nghèo đề nghị vay ở mức vốn này. Những hộ nghèo vay ở mức vốn này đã tương đối mạnh dạn đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn, họ đã biết tự mình vận động, thay đổi có kế hoạch sản xuất làm ăn chứ không phải ngồi trông chờ vào những trợ cấp hay dự án mới của chính phủ.

Mức vay trên 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng có 19/50 hộ chiếm 38% gồm 6 hộ khá chiếm 54,5%, 9 hộ trung bình chiếm 39,1% tổng hộ trung bình và 4 hộ nghèo chiếm 25% trong số 16 hộ nghèo.

Nhìn vào tỷ lệ % vay vốn của các hộ ta thấy mức vốn từ 10 triệu đến 30 triệu đồng được các hộ dân vay nhiều nhất, nhận thấy họ chưa mạnh dạn trong vay vốn. Ngân hàng cần có nhiều chính sách vốn tín dụng hơn nữa cho người dân. b. Phân tích thời hạn vay của các hộ điều tra

hàng xem xét dự án đầu tư và cùng đưa ra quyết định. Việc xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ phát triển của cây con, sự luân chuyển của vật tư hàng hóa, khả năng trả nợ, sự thỏa thuận của người vay là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng.

Mọi chủ quan, tùy tiện áp đặt thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định các thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, hoặc phát sinh nợ quá hạn, hoặc bị thua thiệt về lãi suất. Thời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vay vốn cho đến thời hạn trả hết lãi gốc và lãi vay được thỏa thuận trong hợp đồng TD giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Trong 50 hộ điều tra thì chủ yếu các hộ vay trung hạn, có đến 44 hộ vay trung hạn, các hộ vay trung hạn này với mục đích ghi trên khế ước là trồng trọt và chăn nuôi, còn lại là vay ngắn hạn, chủ yếu là một số hộ khá vay ngắn hạn, các hộ này có nhu cầu vốn để xoay vòng sản xuất trong thời gian ngắn, và có khả năng chi trả lãi và vốn vay đúng thời hạn.

c. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn. Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt là yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng. Tùy theo từng đối tượng vay, tính khả thi của mục đích vay vốn cũng như tổng nguồn vốn hiện có của ngân hàng mà cán bộ tín dụng và hộ nông dân đi vay có sự thỏa thuận về lãi suất và thời hạn vay. Qua điều tra tìm hiểu được chi nhánh NHNN&PTNT huyện Văn Quan thực hiện chương trình giảm lãi suất cho vay trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi

•Ở thời hạn vay là dưới 12 tháng thì ngân hàng sẽ liệt vào tín dụng ngắn hạn và lãi suất là 6,5 - 7%/năm tức 0,54%/tháng, tuy nhiên một số hộ nghèo cũng được ngân hàng ưu tiên cho vay thời hạn 2 năm.

•Ở thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng thì ngân hàng sẽ liệt vào tín dụng trung hạn. Đối với vay trung hạn thì lãi suất là 7%/năm tức 0,58%

•Ở thời hạn vay trên 60 thì được coi là vay dài hạn, với mức lãi suất là 7,5% - 8,5% /năm tức 0,6% - 0,7%/tháng.

mức tiền vay mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và khả năng hoàn trả vốn vay của hộ gia đình, nên người dân sẽ tin tưởng và yên tâm vay vốn để đầu từ sản xuất.

4.2.3.2. Mục đích vay vốn trên khế ước của các hộđiều tra

Mục đích vay vốn là một trong những điều kiện cần thiết để cán bộ tín dụng xem xét có nên cho hộ vay vốn sản xuất hay không. Bởi vì, từ mục đích vay vốn cán bộ tín dụng có thể xem xét đến tính hiệu quả của đồng vốn vay. Mục đích đó sẽ được kê khai trong hợp đồng vay vốn. Hộ vay vốn cần sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng vốn vay. Tìm hiểu vấn đề này, chúng ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.8: Mục đích vay vốn trong khế ước của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Bình quân chung Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Số vốn (Tr) % Số hộ Số tiền (Tr) Số hộ Số tiền (Tr) Số hộ Số tiền (Tr) Tổng số 1.270 100 11 352 23 625 16 293 1. Chăn nuôi lợn 510 40,1 3 120 7 210 6 180 2. Trồng cây lâm nghiệp 550 43,36 5 130 12 307 10 113 3. Ngành nghề dịch vụ,

buôn bán 210 16,54 3 102 4 108 0 0

Khác… 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng trên ta thấy, theo như khế ước thì mục đích vay vốn của các hộ nông dân chủ yếu là để sử dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể sử dụng trong chăn nuôi là 510 triệu đồng chiếm 40,1% trong tổng số 1.270 triệu vốn vay, cụ thể có 3 hộ khá vay với mục đích chăn nuôi lợn với số tiền là 120 triệu, 7 hộ khá và 6 hộ nghèo đều vay với mục đích này ghi trên khế ước. Với mục đích trồng cây lâm nghiệp có 550 triệu chiếm 43,36% tổng số vốn vay, trong đó có 5 hộ khá, 12 hộ trung bình và 10 hộ nghèo vay với mục đích này ghi trên khế ước. Còn trong ngành nghề dịch vụ, buôn bán thì số tiền vay là 210 triệu chiếm 16,54% trong tổng số vốn vay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)