Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh của các thành phần kinh tế, các lĩnh vực sản xuất. Trong SXNN, vốn là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố nguồn lực dùng vào SXNN.
Vốn trong nông nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ sử dụng trong sản xuất, ví dụ các khoản dùng hết trong một lần sử dụng như giống, phân bón, thuê công. Với nguồn vốn cố định thì không phải hộ dân nào cũng đầu tư được hoàn toàn, họ chỉ đầu tư rất ít hoặc không đầu tư mà chủ yếu đi thuê ngoài. Còn với nguồn vốn lưu động thì dù ít hay nhiều các hộ đều phải có đầu tư thích đáng mới có thể tạo được sản phẩm nông nghiệp. Để xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động cho sản xuất của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau:
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng vốn lưu động cho sản xuất của các hộ điều tra Mức vốn lưu
động (Trđ)
Bình
quân chung Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % VLĐ<1 6 12 0 0 0 0 6 37,5 1<= VLĐ <3 22 44 0 0 12 52,17 10 62,5 3<=VLĐ<5 6 12 0 0 6 26,09 0 0 5<=VLĐ<10 10 20 5 45,45 5 21,74 0 0 10<=VLĐ 6 12 6 54,55 0 0 0 0 Tổng cộng 50 100 11 100 23 100 16 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)
Khái quát bảng số liệu ta thấy mức vốn lưu động mà các hộ sử dụng vẫn chưa cao, đây là khó khăn bước đầu của việc nâng cao hiệu quả SX.
Mức vốn lưu động dưới 1 triệu đồng là mức thấp nhất, đây là các hộ không có mục đích đầu tư. BQ chung trong các hộ điều tra có 6 hộ sử dụng ở mức vốn này, chiếm 12%, đây không phải là con số cao, điều này cho thấy phần lớn các hộ nông dân đều có định hướng và sự chuẩn bị cho các vụ nuôi hay gieo trồng của mình. Cả 6 hộ này thuộc diện hộ nghèo, tình trạng kinh tế của hộ không đủ để chuẩn bị cho vốn lưu động được đến 1 triệu đồng.
Với mức vốn lưu động từ 1 triệu đến 3 triệu đồng có tới 22/50 hộ, chiếm 44%, gồm 10 hộ nghèo chiếm 62,5% trong tổng hộ nghèo và 12 hộ trung bình chiếm 52,17% trong 23 hộ trung bình điều tra, đây là tỷ lệ lớn, đa số các hộ trung bình và hộ nghèo được hỏi về vốn lưu động đã chọn ở mức này. Điều này cho thấy mặc dù các hộ đã có sự chuẩn bị nhưng mức vốn lưu động còn quá thấp để có thể không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như sự biến động của giá cả thị trường hay thời tiết thay đổi đột ngột.
Từ 3 triệu đến 5 triệu có 6/50 hộ chiếm 12%, 6 hộ này đều là hộ trung bình chiếm 26,09% tổng hộ trung bình được điều tra. Ở mức này các hộ nông dân đã có sự đầu tư khá trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi song vẫn là mức đầu tư thấp đối với các hộ vừa trồng lúa, hoa màu kết hợp với chăn nuôi và cả trồng cây lâm nghiệp.
Từ 5 triệu đồng 10 triệu có 5 hộ chiếm 12%, cũng là 5 hộ trung bình cuối cùng trong số 23 hộ TB và 5 hộ khá trong tổng 11 hộ khá điều tra, các hộ này đã có sự đầu tư mạnh hơn về phân bón trong hoạt động trồng trọt, thức ăn trong hoạt động chăn nuôi và nguồn giống cải tiến trong cả 2 hoạt động. Mức vốn này chủ yếu gặp ở các hộ trồng rừng đầu tư vào con giống và thuê người trồng.
Từ 10 triệu trở lên, đây là mức cao nhất và cũng là mức nhà nước ta cũng như các cấp chính quyền luôn mong muốn và vận động người dân sử dụng đầu tư nhằm đem lại hiệu quả cao. Có 6/50 hộ sử dụng mức vốn này chiếm 12% và 6 hộ này đều là những hộ khá. Với những hộ bỏ ra mức vốn trên 10 triệu tức là họ đã có dự định, lập kế hoạch sản xuất cụ thể, lường trước được những rủi ro có thể xảy ra và chấp nhận nó. Chính sự mạnh dạn đầu tư này đã mang lại kết quả thường là tốt đẹp. Tuy nhiên chỉ có những hộ vững
kinh tế mới có khả năng đầu tư ở mức này vì nghề nông là một nghề phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, có quá nhiều rủi ro cho người sản xuất, trong khi giá cả sản phẩm bán ra lại phụ thuộc nhiều vào thị trường. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền là cần tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho hộ nông dân thông qua hoạt động tín dụng ở nông thôn, và thực hiện công tác vận động, khuyến khích người dân thay đổi tư tưởng về sản xuất hàng hóa, đồng thời giúp họ lên kế hoạch sản xuất, cung cấp kỹ thuật, thông tin nhằm tạo niềm tin lớn cho nông dân an tâm sản xuất.