Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn về quy mô, cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau.
Bảng 4.3: Tình hình đất đai của các hộ điều tra ĐVT: m2/hộ Chỉ tiêu BQ Chung BQ Hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo 1. Đất nông nghiệp 26.645,7 40.272,55 28.755,13 10.730,63 1.1. Đất trồng cây hàng năm 1.211,12 1.760,73 1.155,13 717,50 1.2. Đất trồng cây lâm nghiệp 25.399,52 38.454,55 27.565,22 10.000,00
1.3. Đất NTTS 35,06 57,27 34,78 13,13
2. Đất vườn và thổ cư 826,75 1.031,82 905,22 543,75 Tổng diện tích đất 27.472 41.304,36 21.880 11.274,36
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)
Dựa vào bảng ta thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân của các các hộ điều tra khá lớn khoảng 26.645,7m2/hộ.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm cả đất trồng lúa và cây hoa màu, cây ngắn ngày bình quân của các hộ điều tra đạt 1.211,12m2/hộ, ngoài hai vụ trồng lúa chính bà con trồng thêm một số loại cây ngắn ngày khác như: Rau, củ (rau cải, khoai tây, đỗ,...) để cải thiện bữa ăn gia đình cũng như tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ dân. Hộ khá nhiều nhất với 1.760,73m2/hộ, hộ trung bình là 1.155,13m2/hộ và hộ nghèo là 717,5m2/hộ.
Cây lâm nghiệp chủ yếu là cây keo. Diện tích trồng cây lâm nghiệp bình quân một hộ lên tới 2,5ha trong đó hộ khá chiếm đa số với bình quân hơn 3,8 ha/hộ, hộ trung bình gần 2,7ha/hộ và hộ nghèo là 1ha. Đây là sự chênh lệch khá lớn, quy mô diện tích càng lớn thì lợi nhuận thu về sẽ càng cao.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản rất ít, nguyên nhân là vì địa hình, khí hậu của vùng không phù hợp để đẩy mạnh phát triển theo hướng nuôi trồng thủy sản. Qua điều tra thì hầu như các nông hộ cũng có ao nuôi cá, tuy nhiên số lượng hầu như không đáng kể và họ cũng không bỏ công chăm sóc vì hầu như chỉ nuôi để ăn chứ không bán.
Diện tích đất vườn và thổ cư bình quân của các các hộ điều tra khoảng 826,75m2/hộ.