Hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn vay của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 43)

Việc sản xuất của nông hộ chủ yếu diễn ra trên 2 hoạt động là trồng trọt và chăn nuôi. Để thấy rõ hiệu quả của đồng vốn vay ta đi vào xem xét hiệu quả kinh tế của 2 hoạt động đặc trưng trong trồng trọt và chăn nuôi của địa phương là trồng keo và nuôi lợn.

a. Hiệu quả từ việc trồng keo

Trong tổng số 50 hộ điều tra thì có 16 hộ vay vốn đầu tư để trồng keo, trong đó có 5 hộ khá, 9 hộ trung bình và 2 hộ nghèo.

Xác định chi phí trồng keo bình quân của các hộ điều tra

Bảng 4.11: Chi phí bình quân của các hộ Khoản mục ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) BQ diện tích Ha 3,8 2,7 1 1. Chi phí vật chất/1ha (IC) 1.450 1.350 1.365

Keo con Cây 2.300 1.150 2.400 1.150 2.450 1.225 Phân bón Kg 100 300 80 200 56 140 2. Công lao động/1ha 4.400 2.900 0 Công trồng Công 1.500 1000 0 Công chăm sóc Công 2.900 1.900 0 3. Tổng chi phí/1ha 1000đ 5.850 4.250 1.365 Tổng chi phí trồng keo/vụ (TC) 1000đ 22.230 11.475 1.365 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

(Mức giá năm 2013: Keo con là 500đ/cây, giá phân lân dao động khoảng 2.500 - 3.000đ/kg)

Qua bảng trên ta thấy tổng chi phí đầu tư cho trồng 1ha keo của các nhóm hộ này có sự khác nhau, chủ yếu bao gồm chi phí mua keo con, phân bón, công trồng và công chăm sóc cho đến khi thu hoạch, chi phí đầu tư năm thứ nhất chiếm nhiều nhất trong tổng số vốn đầu tư, những năm tiếp theo chủ yếu đầu tư công chăm sóc, làm cỏ, bón phân và bảo vệ. Nhưng đa số người dân chỉ tiến hành làm cỏ chứ không bón phân.Tổng chi phí đầu tư trồng keo của hộ khá cho 1ha là 5.850.000 đồng/ha và tổng chi phí bình quân là 22.230.000 đồng/vụ, cao hơn 2 nhóm hộ kia là bởi diện tích trồng keo của nhóm hộ này lớn, phải thuê công lao động trong các khâu trồng và chăm sóc.Tổng chi phí đầu tư trồng keo của hộ trung bình là 4.250.000 đồng/ha,

tổng chi phí bình quân mà hộ trung bình phải bỏ ra là 11.475.000 đồng/vụ, các hộ này có nguồn lao động gia đình nên chỉ phải thuê thêm một số công lao động nên chi phí cho lao động trồng và chăm sóc giảm xuống so với hộ khá. Còn đối với 2 hộ nghèo thì do diện tích trồng ít nên chỉ cần lao động gia đình không tốn chi phí thuê lao động mà chỉ đầu tư vào mua keo con và phân bón, với tổng chi phí trồng 1ha keo là 1.365.000 đồng/ha, đây là mức chi phí bỏ ra để trồng 1ha keo thấp nhất so với hai nhóm hộ kia.

Do điều kiện khí hậu và đất đai ở đây nên rừng trồng keo ở đây thường có mật độ 1.800 cây - 2.400 cây/ha bởi vì phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên tỉ lệ cây con chết cũng khá nhiều, trung bình khi thu hoạch chỉ đạt khoảng 2.000 cây/ha. Mức phân bón khoảng 1 - 2 tạ/ha, chủ yếu bón lót khi trồng, ngoài phân hữu cơ thì có thể bón thêm phân chuồng, hay vi sinh. Chi phí thuê lao động khoán trồng cả 1ha thì chi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng, chăm sóc thường xuyên trong 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần. Tùy vào độ dốc và loại đất trồng mà độ dài khai thác khác nhau, tại địa phương thời điểm mà chất lượng cây tốt nhất là sau 5 - 6 năm trồng thì thu hoạch.

Kết quả trồng keo của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.12: Hiệu quả trồng keo của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT BQ Theo nhóm hộ

Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

- Diện tích Ha 2,5 3,8 2,7 1

- Năng suất Tấn/ha 65 65 65 65

- Sản lượng Tấn/vụ 162,3 247 175 65

- Gía bán 1000đ/tấn 950 1000 950 900

Tổng giá trị

sản xuất 1000đ 157.259 247.000 166.250 58.500

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng trên ta thấy, tổng giá trị sản xuất của nhóm hộ khá cao nhất, bình quân một hộ sau 6 năm thu hoạch đạt 247.000.000 đồng, tổng giá trị sản xuất bình quân của hộ trung bình đạt 166.250.000 đồng/vụ, hộ nghèo đạt 58.500.000 đồng/vụ. Tổng giá trị sản xuất thu về phụ thuộc vào quy mô trồng, sản lượng gỗ thu hoạch, chất lượng và giá bán ra, bình quân mỗi 1ha thu hoạch được 65 tấn gỗ, với giá bán từ 900.000 đồng - 1.100.000 đồng tùy

thuộc vào chất lượng gỗ và điều kiện giao thông. Qua tìm hiểu thì 5 hộ khá này tập trung vào việc chăm sóc và bảo về rừng trồng hơn 2 nhóm hộ kia nên giá bán ra cao hơn, với mức giá 1.000.000 đồng/tấn.

Các hộ trồng keo không phải trả chi phí khai thác, mà do người thu mua gỗ bao khoán các công đoạn như: Chặt cây, tỉa cây, bốc xếp lên xe và vận chuyển. Hình thức thu mua của lái thương là chặt trắng, khái thác toàn bộ, tỉa cành, bóc vỏ ngay tại vườn, sau đó vận chuyển gỗ đã qua sơ chế đến nơi tập kết, chọn những cây đường kính lớn có thể dùng làm mộc bán theo giá gỗ tròn, còn lại làm nguyên liệu bán cho nhà máy chế biến hay ván dăm.

Hiệu quả kinh tế của trồng keo

Để thấy rõ hiệu quả kinh tế trồng keo của các hộ điều tra này ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất của trồng keo

ĐVT: 1000đ

Diễn giải Theo nhóm hộ

Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

- GTSX (GO) 247.000 166.250 58.500 - Tổng chi phí (TC) 22.230 11.475 1.365 - Chi phí trung gian (IC) 5.510 3.645 1.365 - Giá trị gia tăng (VA) 241.490 162.605 57.135 - Lãi suất NH 12.528 12.110 4.176 - Lợi nhuận 212.242 142.665 54.324

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Sau khi thu hoạch, GTSX bình quân của các hộ khá cao nhất đạt 247.000.000 đồng/hộ, hộ trung bình đạt 166.250.000 đồng/hộ, nhóm hộ ngèo chỉ đạt 58.500.000 đồng/hộ. Tổng chi phí của hộ khá bỏ ra nhiều nhất, chi phí trung gian ở đây là chi phí mua keo con, phân bón,…3 nhóm hộ này có đầu tư tương đương nhau để trồng 1ha keo, giá trị gia tăng (VA = GO - IC) của hộ khá là 241.490.000 đồng, hộ trung bình đạt 162.605.000 đồng và hộ nghèo đạt 57.135.000 đồng.16 hộ này chủ yếu vay vốn ở thời điểm năm 2013, vay trung hạn nên chịu mức lãi suất là 7%/năm, trong 5 hộ khá này bình quân vốn vay của mỗi hộ là 30 triệu, hộ trung bình bình quân là 29 triệu và 2 hộ nghèo này mỗi hộ vay 10 triệu. Các hộ vay vốn tập trung đầu tư hầu hết vào sản xuất. Sau 6 năm thì thu hoạch, trừ đi lãi suất NH và tổng chi phí ta tính được lợi

nhuận. Lợi nhuận thu lại của nhóm hộ khá là cao nhất, bình quân mỗi hộ thu được 212.242.000 đồng, tức là bình quân mỗi tháng hộ khá thu nhập khoảng 2,9 triệu, tương tự với nhóm hộ trung bình thì bình quân mỗi hộ thu được 142.665.000 đồng/vụ, thu nhập khoảng 2 triệu/tháng, đây cũng là một mức thu nhập khá cao so với mức thu nhập chung của cả xã mà người dân không phải bỏ ra nhiều công chăm sóc. Hai hộ nghèo này do diện tích trồng ít bình quân chỉ có 1ha nên lợi nhuận thu lại thấp chỉ đạt 54.324.000 đồng/vụ, tức là thu nhập mỗi tháng chỉ đạt khoảng 754 nghìn đồng, đây là mức thu nhập thấp nếu như hộ chỉ chuyên trồng keo mà không có nguồn thu nhập khác.

So sánh hiệu quả quả kinh tế trồng keo của các hộ sử dụng và không sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN&PTNT để đầu tư sản xuất.

Bảng 4.14: So sánh hiệu quả quả kinh tế trồng keo của các hộ sử dụng và không sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư trồng

So sánh Nhóm hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo 1. Những hộ sử dụng vốn NH - Diện tích (Ha) 3,8 2,7 1 - Năng suất (Tấn/ha) 65 65 65 - Tổng chi phí (TC) (1000đ) 22.230 11.475 1.365 + Keo con (1000đ) 4.370 3.105 1.225 + Phân bón (1000đ) 1.140 540 140 + Lao động (1000đ) 16.720 7.830 0 - GTSX (GO) (1000đ) 247.000 166.250 58.500 - LSNH (1000đ) 12.528 12.110 4.176 - Lợi nhuận (1000đ) 212.242 142.665 54.324 2. Những hộ không sử dụng vốn NH - Diện tích (Ha) 2 1 0,5 - Năng suất (Tấn/ha) 60 53 40 - Tổng chi phí (TC) (1000đ) 7.800 1.150 600 + Keo con 2.200 1.000 600 + Phân bón 400 150 0 + Lao động 5.200 0 0 - GTSX (GO) (1000đ) 108.000 42.400 16.000 - Lợi nhuận (1000đ) 100.200 41.250 15.400 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng so sánh trên ta thấy tình hình sản xuất và lợi nhuận thu về của các hộ sử dụng và không sử dụng nguồn vốn vay NH có sự khác nhau, quy mô

trồng ở các hộ không sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư sản xuất nhỏ hơn, theo đó tổng chi phí, giá trị sản xuất và lợi nhuận thu về cũng thấp hơn. Nhìn chung ở các hộ không sử dụng vốn vay NH để sản xuất, bên cạnh diện tích nhỏ hơn, thì mức đầu tư chi phí sản xuất cũng ít, chủ yếu mua keo con về trồng, còn vấn đề chăm sóc và bảo vệ rừng trồng họ không để ý.

Nhóm hộ khá có kinh tế vững, một mặt họ nhận thức được hiệu quả khi đầu tư vào sản xuất sẽ thu lại được lợi nhuận cao hơn, nên tổng chi phí sản xuất của nhóm hộ này là 7.800.000 đồng/vụ, tính ra mỗi ha họ đầu tư khoảng 4 triệu, còn hộ trung bình thì khoảng hơn 1 triệu/ha còn ở nhóm hộ nghèo thì hầu như họ chỉ bỏ tiền ra mua keo con và công trồng, còn chăm sóc và bón phân thì không để ý đến, vì vậy mà chất lượng keo khi thu hoạch không đều, năng suất thấp chỉ đạt 40 tấn/ha, nhóm hộ khá và hộ trung bình năng suất đạt 50 - 60 tấn/ha, mức giá 800 - 900 nghìn đồng/ tấn. Sau khi trừ đi chi phí thì lợi nhuận bình quân hộ khá là 100.200.000 đồng/vụ, tức là thu nhập bình quân tháng đạt 1,3 triệu/tháng, thu nhập bình quân hộ trung bình hơn 500.000 đồng/ tháng, còn hộ nghèo do trồng ít nên thu nhập không đáng kể.

Các hộ vay vốn để đầu tư cho trồng keo thì mức lợi nhuận thu lại cao hơn, bình quân thu nhập của hộ khá đạt 3 triệu/tháng, hộ trung bình đạt 2 triệu/tháng, hộ nghèo gần 800.000 đồng/tháng.

Từ thực tế trên ta thấy, trồng keo cũng đem lại thu nhập khá cho các hộ dân, nếu như đầu tư đúng mức và có kế hoạch sản xuất hợp lý thì có thể là trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

b. Hiệu quả chăn nuôi lợn

Trong tổng số 50 hộ điều tra thì có 6 hộ vay vốn để đầu tư vào chăn nuôi lợn, trong đó có 1 hộ khá, 3 hộ trung bình và 2 hộ nghèo. Hộ khá vay 35 triệu, hộ trung bình vay 20 – 30 triệu, 2 hộ nghèo này vay với tổng số vốn 20 triệu, thời gian vay của các hộ này là 36 tháng, với mức lãi suất 7%/năm.

Qua điều tra thực tế, hầu hết các hộ đều nuôi lợn với quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ, chủ yếu chăn nuôi theo phương thức truyền thống, các hộ nuôi 2 lứa/năm, mỗi một lứa khoảng 4 tháng thì xuất chuồng, với các hộ sử dụng nguồn vốn vay NH đầu tư thì số lượng nuôi lớn hơn.

Mức chi phí chăn nuôi lợn bình quân của các hộ được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.15: Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn của các hộ điều tra Diễn giải ĐVT Đơn giá (100 0đ) Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượn g Thành tiền (1000đ) Số lượn g Thành tiền (1000) Bình quân số lợn/hộ Con 18 10 6 1. Chi phí trung gian/1con (IC) 1.904 1.681 1.421 - Giống Con 700- 800 1 800 1 750 1 700 - Thức ăn (ngô,cám) Kg 6,5-8 50 350 30 200 0 0 - Cám tăng trọng Kg 18 38 684 37 666 37 666 - Thú y Gói 20 2 40 2 40 2 40 - Điện nước 30 25 15 2. KHTSCĐ 75 73 70 3. Chi phí lao động Công - - - Tổng chi phí/1 con 1000đ 1.979 1.754 1.491 Tổng chi phí/lứa (TC) 1000đ 35.622 17.540 8.946 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí bỏ ra đầu tư cho tới khi lợn xuất chuồng của các nhóm hộ khác nhau, ở hộ khá này thì tổng chi phí/1con là 1.979.000 đồng, bao gồm chi phí mua lợn con là 800.000 đồng với khối lượng 13 - 15kg, chi phí bỏ ra mua cám tăng trọng và mua thêm ngô, sắn của hộ này là gần 1 triệu/1con. Với nhóm hộ trung bình và nghèo thì chi phí mua ngô, sắn là ít, ở hộ nghèo không mua ngoài do đủ lượng thức ăn gia đình cung cấp, chi phí bình quân 1 hộ trung bình bỏ ra mua thức ăn là 200.000đồng/con. Lao động chăm sóc chủ yếu là lao động gia đình, nên không phải chi thuê công lao động, chi phí điện nước dao động từ 15 - 30 nghìn đồng/con, sau khi xuất chuồng thì hộ phải sửa chữa, quét dọn lại chuồng trai, chi phí bình quân KHTS mỗi hộ khoảng 70 - 75 nghìn

Số lượng nuôi càng lớn thì chi phí bỏ ra đầu từ càng nhiều, tổng chi phí của hộ khá này là 35.622.000 đồng/lứa, tổng chi phía bình quân của hộ trung bình là 17.540.000 đồng/lứa/hộ, và hộ nghèo là 8.946.000 đồng/lứa/hộ.

Kết quả sản xuất từ hoạt động chăn nuôi lợn

Để thấy được kết quả sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.16: Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT BQ Theo nhóm hộ

Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo - Số con/lứa Con 11,4 18 10 6 - TLXCBQ/con Kg 70 70 70 70 - TLXC/lứa Kg 798 1.260 700 420 - Giá bán hơi 1000đ/kg 43 43 43 43 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 34.314 54.180 30.100 18.060 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng trên ta thấy tổng GTSX của các nhóm hộ này có sự khác nhau, thu được ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào quy mô, số lượng vật nuôi.

Bình quân một lứa xuất chuồng 11,4 con/hộ.Với trọng lượng xuất chuồng vào khoảng 70 kg/con, giá bán trung bình là 43.000 đồng/kg lợn hơi vào năm ngoái. Số lợn bình quân của hộ khá là 18 con/lứa, trọng lượng xuất

chuồng/lứa là 1.260 kg, giá trị sản xuất của nhóm hộ này là 34.314.000 đồng/lứa.

Số lợn bình quân của nhóm hộ trung bình là 10 con/lứa, trọng lượng xuất chuồng là 700 kg/lứa, giá trị sản xuất bình quân của hộ trung bình là 30.100.000 đồng/lứa. Còn với nhóm hộ nghèo số lợn nuôi bình quân là 6 con/lứa.Trọng lượng xuất chuồng là 420 kg/lứa, tổng GTSX bình quân của hộ nghèo đạt 18.060.000 đồng/lứa.

Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn

Để thấy rõ hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của các hộ điều tra này ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.17: Hiệu quả sản xuất của chăn nuôi lợn/lứa

ĐVT: 1000đ

Diễn giải Theo nhóm hộ

Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

- GTSX (GO) 54.180 30.100 18.060

- Tổng chi phí (TC) 35.622 17.540 8.946

- Chi phí trung gian

(IC) 34.272 16.810 8.526

- Giá trị tăng thêm

(VA) 19.908 13.290 9.534

- Lãi suất NH 812 464 232

- Lợi nhuận 17.746 12.096 8.882

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận thu lại từ chăn nuôi lợn của các nhóm hộ này không giống nhau, sau khi trừ đi tổng chi phí và lãi suất NH thì sau 4 tháng hộ khá này thu được 17.746.000 đồng/lứa. Lợi nhuận bình quân của hộ trung bình thu được 12.096.000 đồng/lứa, của hộ nghèo là 8.882.000 đồng/lứa. Giá trị tăng thêm của hộ khá cao nhất là 19.908.000 đồng, hộ nghèo là 9.534.000 đồng.

Với mức lợi nhuận thu được như vậy, việc chăn nuôi thuận lợi không gặp dịch bệnh, giá cả ổn định, thì khả năng các hộ trả được vốn vay NH trước thời

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN & PTNT của các hộ dân tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)