Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 60)

* Về mặt kinh tế

Qua bảng phân tích hiệu quả kinh tế trên, cho thấy: cây Dong riềng có hiệu quả cao, trọng lượng củ nhiều nên doanh thu người nông dân thu về rất cao. Bên cạnh đó khi thu hoạch cây Dong riềng không cần phải qua sơ chế mà có thể bán luôn cho các thương lái, cơ sở chế biến, DN.

Vì với các trở ngại như trên thì việc trồng Dong giúp cho nông dân thu được lợi nhuận cao hơn nên đời sống nhân dân được cải thiện phần nào. Thu nhập từ cây dong riềng giúp 3,8% số hộ xây dựng được nhà ở kiên cố, khang trang.

* Về mặt xã hội

Ngoài vấn đề hiệu quả về kinh tế việc trồng Dong riềng cần tạo ra hiệu quả về mặt xã hội tích cực.

Trồng Dong riềng có hiệu quả lớn về mặt xã hội, nó giúp tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, giảm tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động ly hương đi làm thêm ở những nơi khác do đó sẽ góp phần ổn định tình hình dân số địa phương, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trồng Dong riềng cho thu nhập cao góp phần ổn định đời sống người dân.

* Về môi trường

Trồng Dong riềng không gây hậu quả xấu tới môi trường. Bã Dong riềng, thân lá Dong được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò; làm phân hữu cơ, trồng trên dốc hạn chế được dòng chảy chống được xói mòn. Ngoài ra Dong riềng còn có tác dụng trong y học.

Dong riềng ít bị sâu bênh hại, mức độ gây hại gần như không ảnh hưởng đến năng suất củ. Dong riềng rất ít khi hoặc không bao giờ phải sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.

* Về tiêu thụ

Cơ sở sản xuất chế biến tinh bột được đầu tư nâng cấp đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Dong riềng của người dân trên địa bàn xã và các xã lân cận, các xưởng sản xuất nằm tại 8/14 thôn trên địa bàn xã, thương lái ngày càng đông đảo, nên người dân có thể bán sản phẩm ở bất cứ thời điểm nào.Nơi đây có nghề truyền thống làm miến dong với 100% tinh bột Dong riềng, đây được coi là nghề truyền thống đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 60)