Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)

- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian

+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian

+ Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí

+ GO/TC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí + VA/TC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí + MI/TC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí + Pr/TC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí

- Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động + GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + Pr/L: Là lợi nhuận trên 1 ngày công lao động

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc đim t nhiên ca xã Côn Minh

3.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình

Xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn là địa phương nằm trong vùng trung du miền núi phía Đông Bắc, kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp là chính. Với diện tích tự nhiên là 6.335.89 ha, dân số 2.550 người, điều kiện kinh tế xã hội của xã hiện nay còn khó khăn là xã nằm trong danh sách của xã thuộc chương trình 135 của Chính phủ, các công trình phục vụ văn hóa, thể thao và dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Là xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Na Rì.Cách trung tâm huyện khoảng 32Km.

- Phía Bắc giáp xã Cao Sơn (Bạch Thông), xã Kim Hỷ.

- Phía Đông giáp xã Ân Tình, xã Văn Minh, xã Hữu Thác, xã Quang Phong. - Phía Tây giáp xã Mỹ Thanh và xã Cao Sơn (Bạch Thông).

- Phía Nam giáp xã Quang Phong, xã Tân Sơn (Chợ Mới).

Qua bảng 3.1 ta thấy xã Côn Minh có tổng diện tích đất trong ranh giới hành chính: 6.335,89ha được phân bố đồng đều cho các thôn. Đến nay, diện tích đất của xã đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau, vẫn còn 151,77ha đất chưa sử dụng.

Tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm cao nhất là 6.082,33ha chiếm 95.99% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 370,65ha; chiếm 5,85% diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: 5.701,03ha; chiếm 89,98% diện tích tự nhiên. - Đất nuôi trồng thủy sản: 10,63ha; chiếm 0,17% diện tích tự nhiên. Tiếp đến là diện tích đất phi nông nghiệp là: 122,01ha; chiếm 1,77% diện tích tự nhiên. Trong đó bao gồm:

- Đất ở: 17,34ha; chiếm 0,27% diện tích tự nhiên.

- Đất chuyên dung: 73,18ha; chiếm 1,16% diện tích tự nhiên.

- Đất nghĩa trang nghĩa địa: 1,62ha; chiếm 0,03% diện tích tự nhiên. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dung: 29,87ha; chiếm 0,47% diện tích tự nhiên.

Cuối cùng là diện tích đất đồi núi chưa khai thác trồng các cây để phát triển kinh tế: 151,77ha, chiếm 2,4% diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013 của xã Côn Minh TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 6.335,89 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 6.082,33 95,99 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 370,67 5,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 304,15 4,8 1.1.1.1 Đất trồng Lúa LUA 165,25 2,61

1.1.1.2 Đất cỏ dung vào chăn nuôi COC 5,75 0,09 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 99,68 1,57 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 66,52 1,05 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.701,03 89,98 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 721,97 11,39 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 4979,06 78,59 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 10,63 0,17 1.4 Đất làm muối NKH 1.5 Đất nông nghiệp khác

2 Đất phi nông nghiệp PNN 122,01 1,77

2.1 Đất ở OTC 17,34 0,27

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 17,34 0,27

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT

2.2 Đất chuyên dùng CDG 73,18 1,16

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,54 0,01

2.2.2 Đất quốc phòng CQP

2.2.3 Đất an ninh CAN

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

1,86 0,03 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 70,78 1,12

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1.62 0,03

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung SMN 29,87 0,47

3 Đất chưa sử dụng CSD 151,77 2,4

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 41,04 0,65

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 110,73 1,75

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu

Xã Côn Minh có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ trung bình năm là 22,50C. Hướng gió chính là gió Đông Bắc.

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất: (35 37)0C trong các tháng 6, tháng 7.

- Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất :(2 0C trong các tháng 1, tháng 2.

b. Chếđộ mưa:

Lượng mưa bình quân trong năm là 1600mm. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 trong đó mưa lớn tập trung ở các tháng 6, tháng 7, tháng 8 kèm theo nắng nóng và lũ quét hay ngập úng đất sói mòn mạnh, yếu tố khí hậu và điều kiện địa hình đã gây những khó khăn nhất định cho sản xuất Nông nghiệp.

Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trong đó thời gian này nhiệt độ thấp lượng mưa nhỏ thường gây khô hạn đồng thời có các đợt rét đậm rét hại kèm theo gió mùa Đông Bắc cùng với xuất hiện sương muối ở thung lũng. Đây là điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho các hoạt động sản xuất cũng như trong chăn nuôi gia súc gia cầm.

c. Độẩm:

Độ ẩm không khí bình quân trong năm 84%, thấp nhất là 79% vào các tháng 11, tháng 12, tháng 1; cao nhất vào tháng 6 là 78%.

đ. Độ bốc hơi:

Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm từ 700mm 800mm, thấp nhất vào tháng 2 là 65mm, cao nhất vào tháng 4 là 77mm.

e. Chế độ nắng:

Số giờ nắng trung bình năm 1.450 giờ, tháng 8 có giờ nắng cao nhất 185 giờ, tháng 2 có giờ nắng thấp nhất là 55 giờ.

g. Chếđộ gió:

Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh vào màu đông.

- Mùa hạ có gió mùa Tây Nam. h. Thời tiết đặc biệt:

Trên địa bàn xã Côn Minh thường khi vào mùa mưa kèm theo gió lốc, mùa đông hiện tượng sương mù, sương muối cũng thường xảy ra. Gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã về mặt thổ nhưỡng được phân bố chủ yếu là các loại đất: + Đất phù xa sông suối (p): Phân bố ở các con suối chính chảy trên địa bàn xã, đây là loại đất có diện tích tương đối thích hợp cho cây lúa và cây trồng ngắn ngày.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước (Ld): Phân bố xen kẽ các khu đồi thấp, đây là loại đất được hình thành do tích tụ các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống, có độ phì khá, đất chua thích hợp trồng lúa.

+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa (Lf): được hình thành do quá trình cải tạo trồng lúa nước, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa và các cây công nghiệp.

+ Đất feralit màu vàng trên núi cao: Là loại đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau chủ yếu là Gralit và biến chất địa hình hiểm trở, độ ẩm cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ mùn cao cường độ phân giải các chất hữu cơ và feralit yếu thành phần cơ giới thịt nặng phần lớn loại đất này phù hợp phát triển rừng.

+ Đất vàng nâu phát triển trên phiến sa thạch (Fq): Tập trung ở các khu vực đồi núi, đây là loại đất có diện tích lớn, nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn rửa trôi. Loại đất này phù hợp cho việc phát triển cây lâm nghiệp.

Xã có điều kiện về thổ nhưỡng phù hợp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như cây lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác như cây dong riềng, cây công nghiệp lâu năm như: cây hồi, cây mỡ, cây chè…

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước gồm nước mặt và nước ngầm

- Nước mặt: Chủ yếu được khai thác từ các sông suối, khe nước trên địa bàn xã. Tuy nhiên đa phần chủ yếu lòng sông nhỏ hẹp có độ dốc lớn chênh lệch theo mùa khá cao.

- Nước ngầm: Chưa có điều tra khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng nước ngầm, qua thực tế cho thấy trữ lượng không lớn.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Xã có diện tích rừng 5.702,19 ha chiếm 90,05% diện tích tự nhiên trong đó hầu hết chủ yếu là rừng bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và rừng trồng, rừng tự nhiên sản xuất, rừng trồng chủ yếu là cây mỡ và hỗn giao như cây sao, cây trám, cây lát. Về rừng bảo tồn chủ yếu là cây gỗ nghiến, cây gỗđinh và rừng tái sinh khoanh nuôi, động vật hoang dã quý hiếm còn rất ít chủ yếu là các loại như: chồn, chim, rắn...

Nhìn chung rừng của xã hiện nay đang được phát triển tương đối tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn rửa trôi bảo vệ đất và cảnh quan môi trường. Do diện tích rừng ngày càng được khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật trước đây có nguy cơ mất trắng giờ phát triển chở lại đa dạng cho sự phát triển tự nhiên, các loại gỗ quỹ hiếm được ngăn chặn do khai thác trái phép. Đặc biệt hiện nay đất rừng của xã được các dự án đầu tư như: dự án 3PAD (dự án quan hệ đối tác người nghèo) đã đầu tư tổng thể hợp phần trong việc phát triển kinh tế nông lâm kết hợp và nâng cao nhận thức của người dân khuyến khích người dân trồng rừng theo hình thức xen canh nhằm tăng thu nhập tạo công ăn việc làm nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân được nâng cao rõ rệt.

3.1.3. Điu kin kinh tế - xã hi ca xã Côn Minh

3.1.3.1. Điều kiện kinh tế

a. Cơ cấu kinh tế:

- Xã Côn Minh huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn là xã vùng cao kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Các chỉ tiêu thực hiện trồng cây màu đạt thấp, tỷ lệ phát triển

vật nuôi không đạt kế hoạch đề ra, chuyển dịch cơ cấu chậm không đồng bộ, tập quán sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, khả năng đầu tư thâm canh thấp.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế trong 3 năm 2011 - 2013

(Đơn vị: %)

Năm Ngành

Kinh tế 2011 2012 2013

Nông - lâm nghiệp 85,7 84 80,4

Thương mai - dịch vụ 10 11,7 14,3

Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 4,3 4,3 5,3

Tổng 100 100 100

(Nguồn, Báo cáo của UBND xã Côn Minh năm 2013)

Qua bảng 3.1 ta thấy cơ cấu các ngành kinh tế của xã Côn Minh qua 3 năm từ năm 2011 - 2013 có sự biến động qua các năm, cụ thể như sau:

Tỷ trọng ngành Nông - lâm nghiệp có xu hướng giảm, cụ thể: năm 2011 đạt 85,7% sang năm 2012 giảm xuống còn 84% và đến năm 2013 còn 80,4%.

Tỷ trọng ngành Thương mại, dịch vụ tăng lên qua các năm: năm 2011 đạt 10% đến năm 2011 tăng lên 11,7% sang năm 2013 đạt 14,3%.

Tỷ trọng ngành Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản là: năm 2011 là 4,3%, năm 2012 giữ nguyên đạt 4,3% đến năm 2013 tăng lên 5,3 %.

Vậy ngành Nông - lâm nghiệp vẫn là ngành chủđạo của xã, đây chính là đặc điểm cơ bản của nước Việt Nam, một nước nông nghiệp thuần túy.

b. Các hình thức sản xuất

+ Trồng trọt: Chủ yếu là cây lương thực lúa và ngô. Ngoài ra còn có một số loại cây trồng khác như cây dong riềng, cây sắn, cây gừng, cây lạc, đậu tương, một số loại cây ăn quả khác. Tuy nhiên gần đây dã có sự phát triển của khoa học kỹ thuật năng suất tăng lên đáng kể, công thêm sử dụng các giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao.

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra: Đàn trâu có 516/550 con đạt 93,8% KH, so với cùng kỳ giảm 41 con; bò có 41/60 con đạt 68,3% KH, so với cùng kỳ giảm 20 con; ngựa 96/95 con đạt 101% KH, so với cùng kỳ tăng 03 con; đàn chó 416 con, so với cùng kỳ

giảm 112 con; lợn 1.389/2.200 con đạt 63% KH, so với cùng kỳ giảm 746 con; gia cầm, thủy cầm 12.348/23.000 con đạt 53,6% KH, so với thời kỳ giảm 4.316 con.Đối với ngành chăn nuôi vẫn còn mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ, không có quy mô lớn, sản phẩm chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt.[10]

+ Lâm nghiệp: Nhìn chung xã có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội có thể hai thác thế mạnh phát triển nông lâm nghiệp đồi rừng. Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, khoanh vùng để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu lâm sản.

+ Nuôi trồng thủy sản: Diện tích ao khoản 10,63 ha do các hộ gia đình tự nuôi cá theo phương pháp bán thâm canh, hiệu quả kinh tế chưa đạt cao, chủ yếu là phục vụ cho gia đình.

+ Dịch vụ tiểu thủ công nghiệp: Các dịch vụ nhà hang ăn uống, nước giải khát, các dịch vụ bán lẻ nhu yếu phẩm phục vụ cho khu dân cư và một số ngành nghề khác, giải quyết việc làm cho người lao động có thu nhập kinh tế tại địa phương.

c. Thu nhập bình quân và tỷ lệ hộ nghèo: - Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã 31,52%

- Thu nhập bình quân/người/năm 2013 là 16,7 triệu đồng.

3.1.3.2. Điều kiện xã hội

a. Cơ sở hạ tầng * Trụ sở cơ quan xã:

- UBND xã địa điểm thuộc thôn Chợ A, quy mô xây dựng 2 tầng, DT xây dựng 1055m2 gồm 14 phòng làm việc, 01 phòng hội trường 100 chỗ.

* Văn hóa - thể dục thể thao:

- Hiện nay chưa có nhà văn hóa và sân thể thao trung tâm. Toàn xã có 6/14 nhà họp thôn là nhà xây cấp 4, còn lại nhà gỗ bưng ván.

- Câu lạc bộ trẻ em: có 13/14 câu lạc bộ trẻ em cấp thôn

- Bưu điện: Đã có 1 nhà bưu điện văn hóa xã, còn 10 thôn trong xã chưa có điểm truy cập internet công cộng.

* Công trình dịch vụ, thương mại:

* Nhà ở: Đa số các ngôi nhà đều là nhà gỗ, có 94/655 hộ có nhà xây kiên cố chiếm 14,5%.

b. Y tế

Trạm y tế thường xuyên trực khám chữa bênh cho người dân, chủđộng giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn toàn xã và các chương trình mục tiêu quốc gia theo ngành được chỉ đạo. Tổ chức khám chữa bệnh theo thẻ BHYT cho 2.694 người, trong đó chuyển tuyến 464 người. Trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin 48/48 trẻ: số trẻ được uống vacxin A đạt 100%.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình. Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép về CSSKSS- KHHGĐ được 1 đợt cho 93 chị em tham gia. Trong năm 2013 không có trường hợp sinh con thứ 3.

Quy mô xây dựng 1 tầng, DT xây dựng 2500 m2. Với 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 2 y tá, 1 kỹ thuật viên.

c. Văn hóa

- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân dịp ngày

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)