Tình hình sản xuất Dong riềng nông hộ tại 3 thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45)

Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân sản xuất Dong riềng và Sắn dân trên địa bàn 3 thôn: Chợ A, Chè Cọ, Bản Lài với bảng câu hỏi được thiết kế chi tiết từ trước. Sau đây là một số mô tả về mẫu điều tra đối với các nông hộ trồng Dong riềng.

Bảng 3.6: Một số thông tin chung về các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo Bình quân Chung 1. Số hộđiều tra Hộ 23 27 10 20 2. Tuổi của chủ hộ Tuổi 43 45 37 44 3. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 17,39 33,3 60 36,7 - Trung học cơ sở % 43,48 44,4 40 42,63 - Trung học phổ thông % 39,13 22,2 0 20,44

4. Số nhân khẩu/hộ Người 4 4 4 4

5. Số lao động bình quân/hộ Người 2 2 2 2 6. Diện tích đất nông nghiệp/hộ Ha 5,76 5,72 1.60 4,36

(Nguồn : Điều tra và tính toán tổng hợp, 2013)

* Số hộđiều tra

Qua điều tra 60 hộ trong đó có 23 hộ khá chiếm 38,3%, 27 hộ trung bình chiếm 45% và còn lại là hộ nghèo chiếm 16.7%.

* Độ tuổi

Qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng Dong riềng 3 thôn trên đã biết được tổng số nhân khẩu ở khu vực này là 260 người. Tuổi của các nông hộ từ 32-64 tuổi, đó cũng thể hiện tiềm năng về nhân lực trong trồng Dong riềng. Đa số những người dân ở đây đã trồng Dong riềng nhiều năm nên kỳ vọng số tuổi tỷ lệ thuận với số năm mà người dân trồng Dong riềng. Đây có thể nói là một ưu thế vì họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong trồng Dong riềng.

* Trình độ văn hoá

Trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Số liệu ở trên cho thấy trình độ văn hoá trải đều qua 3 cấp: Tiểu học chiếm 36,7%, cấp THCS chiếm 42,63%, cấp THPT chiếm tỷ lệ ít nhất 20,44%. Nó phản ánh khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phản ánh tình trạng quản lý kinh tế và khả năng tổ chức sản xuất của nông hộ. Trình độ văn hóa ảnh hưởng tới việc tiếp thu, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế rủi ro, nâng cao kết quả sản xuất, tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào khả năng áp dụng thực tế, sự nhạy bén trong cách xử lý những bất trắc xảy ra trong quá trình canh tác, thời điểm phòng trừ bệnh, bón phân cho cây Dong riềng, giá cả nông sản…

Như vậy, tất cả các chủ hộ trồng đều học qua cấp I. Tuy nhiên, trên địa bàn trình độ học vấn của nông hộ trồng Dong riềng vẫn còn tương đối thấp. Các hộđiều tra có bậc cấp 3 chiếm tỷ lệ rất thấp, vì hầu hết người lao động có trình độ cao hơn đều làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

* Số nhân khẩu

Trong tổng số 60 hộ điều tra thì hầu hết lao động tham gia canh tác là nhân khẩu trong gia đình, chỉ có thuê lao động trong khâu làm đất và khi thu hoạch. Số nhân khẩu trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân trên đầu người. Một gia đình đông nhân khẩu, sự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống bị hạn chế, mức thu nhập thấp. Số người trong gia đình gắn liền với vấn đềđói nghèo, mức sống thấp. Số nhân khẩu của các hộ trung bình 1 hộ có 4 người và lao động chính trong nông nghiệp là 2 người với diện tích đất canh tác trung bình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)