Kết quả điều tra được phân tích qua các nhân tố ảnh hưởng đến cấu thành năng suất của Dong riềng bao gồm: điều kiện của hộ (hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo); chất lượng của đất (tốt, trung bình, xấu); trình độ văn hoá (cấp Tiểu học, THCS, THPT). Và kết quả qua sự so sánh với cây Sắn.
Có sự phân chia như vậy để dễ nhận thấy ảnh hưởng của từng điều kiện đến Dong riềng, sự khác nhau của từng điều kiện về chi phí và năng suất. Tuy nhiên có những chi phí và công lao động đều giống nhau và được tổng hợp như sau.
* Chi phí giống
Bảng 3.7: Chi phí giống Dong riềng năm 2013
Giá giống ban đầu (đồng/kg) Nhà nước hỗ trợ (%) Nhân dân đối ứng (%) 1.500 0 100
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2013
Trong quá trình sản xuất, giống là một yếu tố hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Công tác chọn giống của người dân đảm bảo các tiêu chí trên để canh tác là điều rất cần thiết. Đối với giống Dong riềng chủ yếu bà con tự để giống từ năm trước. chỉ có một số ít hộ do năm trước không trồng nên mới đi mua giống từ các hộ dân khác. Vậy nên chi phí về giống của các hộ dân đều không mất.
* Chi phí lao động
Bảng 3.8: Ngày công và chi phí lao động trong sản xuất Dong riềng
Đồng/ha
Tiêu chí Công lao động Thành tiền
Làm đất 58 6.960.000 Trồng 23 2.760.000 Vun 19 2.280.000 Làm cỏ 18 2.160.000 Xới 16,5 1.980.000 Phun thuốc 0 0 Thu hoạch 33 3.960.000 Vận chuyển 10 1.200.000 Tổng công 177,5 21.300.000
Qua điều tra cho thấy các công lao động của từng hộ là tương đối như nhau.Trong đó Làm đất là công đoạn mất nhiều thời gian nhất, chiếm 75 – 80 ngày công trong tổng số ngày trên 1 mùa vụ và chiếm ít nhất là công vận chuyển chỉ chiếm 10 ngày công. Đa số các gia đình ở đây là thuần nông nên các công việc trồng, vun, làm cỏ, thu hoạch, vận chuyển họ đều không thuê. Khoản chi phí lao động bao gồm: làm đất, trồng, vun, làm cỏ, xới, thu hoạch và vận chuyển...
Chi phí lao động cho việc trồng Dong riềng tương đối thấp. 100% các hộ đều sử dụng lao động gia đình cho việc trồng Dong riềng. Họ chỉ mất chi phí xăng dầu cho việc cày bừa trong khâu làm đất đối với những hộ có máy cày, còn những hộ không có máy cày phải đi thuê với giá là 3.455.000 đồng cho 1ha và giá thuê vận chuyển đối với những hộ không có phương tiện vận chuyển, còn lại chủ yếu các hộ lấy công làm lãi. Bên cạnh đó, theo như kết quả các hộ được phỏng vấn thì 100% các hộ khăng định rằng Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh và nếu có cũng không nguy hiểm và ảnh hưởng không dáng kể do đó các hộ đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên không mất chi phí cho việc này.
3.4.1.Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế qua kết quả điều tra sản xuất Dong riềng tại xã Côn Minh năm 2013
3.4.1.1. Quy mô trồng Dong riềng của các hộđiều tra
Qua điều tra 60 hộ trong đó có 23 hộ khá, 27 hộ trung bình, 10 hộ nghèo. Tổng diện tích tổng Dong riềng của hộ khá là 5,76 ha, diện tích trồng Dong riềng trên đất ruộng là 1,55ha chiếm 26,91%, diện tích trồng Dong riềng trên đất soi, bãi là 4,21ha chiếm 73,09% trong tổng số hộ.
Đối với hộ trung bình có tổng diện tích trồng Dong riêng là 5,72 ha có 0.67ha diện tích trồng trên đất ruộng chiếm 3,83%. Diện tích trên đất soi, bãi là 5,06ha chiếm 96,16% trong tổng số diện tích là 5,72 ha.
Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ mùa của hộ nghèo là 1,6 ha, là hộ có diện tích trồng Dong riềng ít nhất. Trong đó 0,15 ha là diện tích trồng trên đất ruộng chiếm 9,38%. Diện tích trên đất soi, bãi là 1,45ha chiếm 90.62% trong tổng số diện tích là 1,6 ha. Kết quảđược tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.9: Diện tích và cơ cấu trồng Dong riềng của hộ nông dân năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo Bình quân Chung Tổng DT trồng Dong riềng Ha 5,76 5,72 1,6 4,36 1. Diện tích trồng Dong riềng trên đất ruộng Ha 1,55 0,67 0,15 1,46 - Tỷ trọng DT trồng Dong riềng trên đất ruộng % 26,91 3,83 9,38 13,38 2.Diện tích trồng Dong riềng
trên đất soi, bãi Ha 4,21 5,06 1,45 2,91
-Tỷ trọng DT trồng Dong riềng
trên đất soi, bãi % 73,09 96,16 90,62 86,62
(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2013)
Như vậy bình quân của mỗi hộ có 4,36 ha diện tích đất trồng Dong riềng trên đất ruộng chiếm 24,54%, trên đất soi, bãi chiếm 72,38%. Qua bảng có thể thấy hộ nghèo là hộ có ít diện tích đất trồng Dong riềng nhất. Và từ bảng thấy được diện tích đất trồng Dong riềng trên đất soi, bãi nhiều hơn trên diện tích đất trồng trên ruộng do cây Dong riềng thích hợp trồng trên đất soi bãi hơn là trồng trên đất ruộng.
3.4.1.2. Năng suất và sản lượng cho 1ha Dong riềng
Bảng 3.10 cho thấy 1ha năng suất bình quân là đạt 4,5762 tấn/ha, với sản lượng là 54,762 tấn.
Hộ khá có năng suất cao hơn 2 hộ còn lại với 1ha năng suất bình quân đạt 5,974 tạ/ha, với sản lượng đạt 59,74 tấn
Hộ trung bình có năng suất thấp hơn so với hộ khá do hộ trung bình đầu tư vào thấp hơn kéo theo đó năng suất thấp và sản lượng thấp. Năng suất của hộ trung bình chỉđạt 5,4322 tấn/ha, sản lượng đạt 54,322 tấn.
Hộ nghèo thì có năng suất rất thấp do họ không có đủ điều kiện để đầu tư vào công chăm sóc. Năng suất chỉđạt 5,0223 tạ/ha, sản lượng 50,223 tấn.
Bảng 3.10: Năng suất và sản lượng Dong riềng trên 1ha của hộ nông dân năm 2013 ĐVT: Tấn/ha Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo Bình quân Chung Năng suất bình quân Tấn/ha 5,9741 5,4322 5,0223 4,5762 Sản lượng Tấn 59,741 54,322 50,223 54,762
(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2013)
Nhìn chung qua cả ba hộ, tuy có sự giống nhau về diện tích nhưng lại khác nhau về sản lượng do sự khác nhau về việc đầu tư ban đầu, công chăm sóc của các hộ.
3.4.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến chi phí bình quân trong quá trình sản xuất Dong riềng
* Chi phí vật chất
Trong chi phí vật chất bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Cụ thể của từng loại chi phí khi người dân canh tác như sau:
* Giống
Qua điều tra 60 hộ 100% các hộ điều tra đều không mất chi phí cho việc mua giống, các hộ đều không thu hoạch hết diện tích trồng hầu hết hộ đều để lại 1 phần giống củ cho vụ năm sau.
* Chi phí phân bón
Phân bón là một trong những yếu tố giúp cây trồng phát triển và cho năng suất cao hơn nếu bón đúng liều lượng. Nếu bón phân đúng liều lượng thì cây trồng sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Lượng phân bón sử dụng trong quá trình canh tác Dong riềng cũng tùy theo chất lượng đất tốt hay xấu để bón cho thích hợp hoặc điều kiện tài chính gia đình có đủ cung cấp lượng phân cho cây Dong riềng hay không hay vùng đó bón phân như thế nào mà áp dụng cho thích hợp. Chính vì vậy phân bón cũng là một trong những yếu tốảnh hưởng đến năng suất. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà mức bón phân khác nhau. Qua bảng 3.11 cho thấy chi phí đầu tư cho từng hộ là khác nhau. Do những hộ gia đình khá có nhiều điều kiện đầu tư hơn nên chi phí phân bón nhiều hơn. Ngược lại đối với hộ nghèo có ít khả năng đầu tư nên chi phí cho phân bón cũng giảm.
Để thấy được rõ hơn khi điều kiện của từng gia đình là khác nhau, mức bón phân của từng hộ sẽ được chia ra như sau:
Bảng 3.11: Mức phân bón cho sản xuất Dong riềng theo điều kiện của hộ gia đình
ĐVT: Kg/ha/hộ
Loại phân bón Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo
Lân 96,4 54,2 0
Phân bón NPK 335,7 309,2 229,4
Phân chuồng 4089,5 3458,5 3.458,5
(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp,2013)
Về phân lân, hộ khá Sử dụng nhiều nhất với 96,4kg, hộ nghèo không sử dụng phân lân. Về Phân bón NPK, hộ khá bón nhiều hơn với 335,7kg, hộ trung bình bón với 309,2kg, hộ nghèo chỉ với 229,4kg. Phân chuồng của hộ khá bón với 4089,5kg, hộ trung bình, hộ nghèo giống nhau. Do đây là loại phân chuồng gia đình tự có hoặc đi xin các hộ khác vì vậy không mất chi phí nhiều.
* Chi phí thuốc BVTV
Qua điều tra hầu hết 100% các hộ gia nhận định rằng Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh, nếu có cũng không nguy hiểm và ảnh hưởng không đáng kể, vì vậy các hộ gia đình đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây Dong riềng.
Cụ thể về chi phí cho từng loại phân trên 1ha được tổng hợp qua bảng dưới đây:
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến chi phí sản xuất Dong riềng năm 2013
ĐVT: đồng/ha
Chỉ Tiêu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bình quân
trung 1. Chi phí vật tư 1.1. Giống 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 1.2. Lân 1.252.700 704.650 0 4.146.825 1.3. Phân bón NPK 2.853.243 2.628.150 1.950.000 2.833.333 1.4.Phân chuồng 1.226.860 1.037.550 1.037.550 1.167.270 1.5.Khác 300.000 300.000 300.000 300.000 Tổng chi phí vật tư 8.632.803 7.670.350 6.287.550 7.530.234 2. Chi phí lao động
2.1. Chi phí lao động thuê ngoài 7.850.000 7.850.000 7.850.000 7.850.000 2.2. Chi phí lao động trong nhà 13.450.000 13.450.000 13.450.000 13.450.000
Tổng chi phí lao động 21.300.000 21.300.000 21.300.000 21.300.000
3. Khấu hao TSCĐ 0 0 0 0
Tổng chi phí 29.932.803 28.970.350 27.587.550 28.830.234
Để sản xuất 1ha Dong riềng, người nông dân không tốn nhiều chi phí. Trong chi phí vật chất, chi phí phân bón không mất nhiều, chi phí giống, thuốc BVTV không mất. Chi phí lao động đa số các hộ là lao động nhà.
* Các chi phí khác
Ngoài ra, còn có các chi phí khác không đáng kể phát sinh trong quá trình sản xuất mà người nông dân phải bỏ ra như: bao, xăng dầu đi lại, công cụ, cuốc, xẻng...
3.4.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến hiệu quả sản xuất Dong riềng năm 2013
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến hiệu quả sản xuất Dong riềng năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo Bình quân
Chung 1 GO Đồng/ha 65.715.210 59.754.200 55.545.300 60.338.237 2. IC Đồng/ha 8.632.803 7.670.350 6.687.550 7.663.568 3. VA Đồng/ha 57.082.407 52.083.850 48.857.750 52.674.669 4. MI Đồng/ha 49.232.407 44.233.850 41.007.750 44.824.669 5. Pr Đồng/ha 35.782.407 30.783.850 27.257.750 31.274.669 6. GO/IC Lần 7,61 7,79 8,31 7,87 7. VA/IC Lần 6,61 6,79 7,31 6,87 8. MI/IC Lần 5,70 5,77 6,13 5,85 9. Pr/IC Lần 4,14 4,01 4,08 4,08 10. GO/TC Lần 2,20 2,06 1,98 2,08 11. VA/TC Lần 1,91 1,86 1,69 1,82 12. MI/TC Lần 1,64 1,58 1,42 1,55 13. Pr/TC Lần 1,20 1,06 0,97 1,08 14. GO/L đồng 370.227 354.624 347.158 357.336 15. VA/L đồng 321.591 293.430 275.255 296.759 16. MI/L đồng 277.366 249.205 231.030 252.533 17. Pr/L đồng 201.591 173.430 153.565 176.195
(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2013)
Qua bảng 3.13, cho thấy:
Năng suất trung bình chung của 1ha là 54,428 tấn. Hộ có năng suất cao nhất là hộ khá 59,741 tấn, sau đó đến hộ trung bình 54,322 tấn và thấp nhất là hộ nghèo 50.223 tấn.
Trung bình chung giá trị sản xuất của hộ trồng Dong riềng là 60.338.237 đồng, trong đó giá trị sản xuất của hộ khá là cao nhất với 65.715.210 đồng, sau đó đến hộ trung bình và thấp nhất là hộ nghèo với 55.545.300 đồng.
Thu nhập hỗn hợp của hộ khá cũng cao nhất với 49.232.407 đồng, sau đó đến hộ TB và thấp nhất là hộ nghèo. Hộ khá có lợi nhuận cao nhất 35.782.407 đồng và thấp nhất là hộ nghèo 27.557.750 đồng.
Xét hiệu quả sử dụng đồng vốn: giá trị sản phẩm tính trên một đồng chi phí trung gian bình quân chung là 2,08 lần. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian với hộ khá là 1,64 lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất sẽ thu về được 1,64 đồng thu nhập hỗn hợp. Hộ khá có kết quả cao hơn so với hai hộ còn lại, là do hộ có điều kiện đầu tư cao hơn, vì vậy năng suất cao hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn so với hai hộ kia.
Như vậy cho thấy sự đầu tư của từng điều kiện gia đình là khác nhau do vậy làm cho năng suất cây Dong riềng cũng thay đổi theo điều kiện chăm sóc đó. Hộ khá sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn so với hộ trung bình và hộ nghèo.