Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 33)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã về mặt thổ nhưỡng được phân bố chủ yếu là các loại đất: + Đất phù xa sông suối (p): Phân bố ở các con suối chính chảy trên địa bàn xã, đây là loại đất có diện tích tương đối thích hợp cho cây lúa và cây trồng ngắn ngày.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước (Ld): Phân bố xen kẽ các khu đồi thấp, đây là loại đất được hình thành do tích tụ các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống, có độ phì khá, đất chua thích hợp trồng lúa.

+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa (Lf): được hình thành do quá trình cải tạo trồng lúa nước, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa và các cây công nghiệp.

+ Đất feralit màu vàng trên núi cao: Là loại đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau chủ yếu là Gralit và biến chất địa hình hiểm trở, độ ẩm cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ mùn cao cường độ phân giải các chất hữu cơ và feralit yếu thành phần cơ giới thịt nặng phần lớn loại đất này phù hợp phát triển rừng.

+ Đất vàng nâu phát triển trên phiến sa thạch (Fq): Tập trung ở các khu vực đồi núi, đây là loại đất có diện tích lớn, nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn rửa trôi. Loại đất này phù hợp cho việc phát triển cây lâm nghiệp.

Xã có điều kiện về thổ nhưỡng phù hợp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như cây lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác như cây dong riềng, cây công nghiệp lâu năm như: cây hồi, cây mỡ, cây chè…

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước gồm nước mặt và nước ngầm

- Nước mặt: Chủ yếu được khai thác từ các sông suối, khe nước trên địa bàn xã. Tuy nhiên đa phần chủ yếu lòng sông nhỏ hẹp có độ dốc lớn chênh lệch theo mùa khá cao.

- Nước ngầm: Chưa có điều tra khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng nước ngầm, qua thực tế cho thấy trữ lượng không lớn.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Xã có diện tích rừng 5.702,19 ha chiếm 90,05% diện tích tự nhiên trong đó hầu hết chủ yếu là rừng bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và rừng trồng, rừng tự nhiên sản xuất, rừng trồng chủ yếu là cây mỡ và hỗn giao như cây sao, cây trám, cây lát. Về rừng bảo tồn chủ yếu là cây gỗ nghiến, cây gỗđinh và rừng tái sinh khoanh nuôi, động vật hoang dã quý hiếm còn rất ít chủ yếu là các loại như: chồn, chim, rắn...

Nhìn chung rừng của xã hiện nay đang được phát triển tương đối tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn rửa trôi bảo vệ đất và cảnh quan môi trường. Do diện tích rừng ngày càng được khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật trước đây có nguy cơ mất trắng giờ phát triển chở lại đa dạng cho sự phát triển tự nhiên, các loại gỗ quỹ hiếm được ngăn chặn do khai thác trái phép. Đặc biệt hiện nay đất rừng của xã được các dự án đầu tư như: dự án 3PAD (dự án quan hệ đối tác người nghèo) đã đầu tư tổng thể hợp phần trong việc phát triển kinh tế nông lâm kết hợp và nâng cao nhận thức của người dân khuyến khích người dân trồng rừng theo hình thức xen canh nhằm tăng thu nhập tạo công ăn việc làm nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân được nâng cao rõ rệt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)