Giải pháp về tổ chức và kế hoạch thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Yên Thế Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 65)

Đổi mới cơ chế thiết lập, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ rừng gồm các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp lâm

nghiệp, hộ gia đình, cá nhân. Trách nhiệm của các ngành liên quan, cơ chế phối hợp trách nhiệm, đồng thời làm rõ chế độ đầu tư và cung cấp hoặc hỗ trợ tài chính cho công tác quản lý bảo vệ rừng là điều kiện quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới.

- Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước. - Tổ chức quán triệt Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ - CP về thi hành Luật đối với các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các Ban quản lý và các doanh nghiệp lâm nghiệp...

Đồng thời quán triệt Đề án của tỉnh, căn cứ vào đó các huyện xây dựng kế hoạch hành động.

- Xác định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng của các ngành ở Tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị, các xã, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng. Chuyển giao nhiệm vụ tham mưu về Lâm nghiệp từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho Hạt Kiểm lâm huyện.

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp QLBVR giữa các địa phương, các ngành, các đoàn thể đặc biệt là vùng giáp ranh giữa các xã các huyện, gắn hoạt động của cụm an ninh khu vực với công tác QLBVR, tiến tới tỉnh có quy chế phối hợp QLBVR với các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu thực tế như đã nêu trên tôi xin đưa ra kết luận như sau:

5.1.1. Hiu qu trong vic trin khai thc hin các văn bn định hướng v

công tác QLBV và PTR ti huyn Yên Thế - Tnh Bc Giang (giai đon 2011 - 2013)

Huyện đã triển khai, thực hiện toàn bộ các văn bản trong lĩnh vực QLBV&PTR. Xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách, phối hợp với các ban ngành trong vấn đề QLBV và PTR. Giữ ổn định diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong toàn huyện. Mang lại thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống đảm bảo an ninh xã hội.

+ Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện

Theo kết quả điều tra cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 12.630,8 ha. Đất có rừng là 12.346,92 ha. Không có đất rừng đặc đụng và đất rừng phòng hộ. Diện tích đất có rừng trồng là 11.481,41 ha.Rừng tự nhiên là 865,51 ha. Diện tích đất chưa có rừng là 283,88 ha, đây là đối tượng cần phải trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao độ che phủ của rừng là việc làm quan trọng và cấp bách hiện nay của địa phương.

+Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý trong công tác QLBVR ở huyện Yên Thế

Toàn huyện có 1 hạt kiểm lâm và 1 trạm kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ chính trong vấn đề QLBVR, ngoài ra còn có các cơ quan, tổ chức như: Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, UBND huyện Yên Thế, Công an huyện Yên Thế, Quân đội đóng trên địa bàn huyện, UBND các xã và người dân tham gia phối hợp trong công tác QLBVR.

Ngoài ra hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế cũng đã thực hiện tốt các công tác như là:

Công tác kiểm tra kiểm soát lâm sản. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Công tác phát triển rừng.

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân về QLBVR và công tác PCCCR

5.1.2. Đim mnh, đim yếu, cơ hi và thách thc trong công tác QLBV và PTR ti huyn Yên Thế - Tnh Bc Giang (SWOT)

+ Điểm mạnh

UBND huyện Yên Thế kết hợp với Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang luôn quan tâm chỉ đạo công tác QLBVR trong toàn huyện. Xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Công tác QLBVR được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân trong toàn huyện. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành trong QLBVR ngày càng được tăng cường. Nhà nước cùng các tổ chức cá nhân xây dựng đầu tư các chương trình dự án trồng rừng cho huyện góp phần đẩy mạnh công tác trồng rừng của huyện.

+ Điểm yếu

Bên cạnh các điểm mạnh thì còn có một số các điểm yếu gây khó khăn cho công tác QLBVR như: Địa bàn huyện rộng, địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, một số cán bộ có trình độ nghiệp vụ chưa cao, vốn đầu tư cho QLBVR còn thấp, nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao gây khó khăn trong công tác QLBVR.

+ Cơ hội

Hiện nay Đảng, Nhà nước đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp. Nhiều chương trình, dự án được triển khai đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất, kinh doanh, chế biến

lâm sản, thúc đẩy mạnh mẽ xã hội hoá công tác quản l ý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.

Được sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Yên Thế, sự phối kết hợp của các ban, ngành và chính quyền địa phương trong công tác quản l ý, bảo vệ và phát triển rừng đó cũng là một trong những cơ hội để có thể phát triển rừng ở huyện.

Sản phẩm từ rừng có thị trường tiêu thụ rộng rãi, mang lại thu nhập cao cho người trồng rừng. Các chủ rừng đã dần tích lũy được vốn, kinh nghiệm quản lý bảo vệ, kinh doanh rừng. Nhiều cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản được thành lập ngay trên địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi để chủ rừng chủ động đầu ra.

+ Thách thức

Địa bàn rộng, địa hình chia cắt khá phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nhất là các xã giáp ranh với 2 tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên do vậy các đối tượng lâm tặc thường lợi dụng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Đồng thời nơi đây cũng được xác định là xã trọng điểm cháy, phá rừng trên địa bàn cần đc quản lý chặt chẽ hơn.

Lực lượng Kiểm lâm được biên chế mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ còn hạn chế.

Ý thức trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp của một bộ phận nhân dân chưa cao, các chủ rừng là tập thể chưa có biện pháp và lực lượng để quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao, dẫn đến một số hộ dân sống gần rừng cố ý lấn chiếm đất trồng rừng của các công ty, lâm trường gây rất nhiều khó khăn cho công tác giao đất, giao rừng và giải quyết các tranh chấp đất đai đây cũng là một trong những thách thứ đối với hạt Kiểm lâm huyện Yên thế .

5.2. Kiến nghị

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng.

Cần có chính sách đãi ngộ với cán bộ lâm nghiệp để họ yên tâm hơn trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng.

Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông liên thôn, liên xã.

Cần có biện pháp xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm và chống người thi hành công vụ.

Thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp cho người dân.

Cần cân đối các nguồn thu chi hợp lý và thực sự có hiệu quả.

Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm giúp đỡ về vốn cho địa phương để có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

Cung cấp kịp thời và đầy đủ nguồn vốn ngân sách xây dựng các hạ tầng lâm nghiệp và hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% vốn xây dựng các mô hình khuyến lâm.

Đối với những dự án phát triển rừng sản xuất, nhất là trồng rừng gỗ lớn cần kéo dài thời gian cho vay vốn và ưu tiên vay với lãi xuất thấp.

Cần có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến xã và các cơ quan chức năng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất lâm nghiệp hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn làm cơ sở cho nghề rừng phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tổ chức Nông, Lương hiệp quốc (Food and Agriculture Ogrization- FAO) về tình trạng rừng thế giới năm 2003 – 2007.

2. Báo kinh tế Việt Nam về biến đổi khí hậu gây thiệt hại lớn về người và kinh tế, ngày 03/10/2003 trang 18.

3. Bộ NN&PTNT (2005), Báo cáo tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam.

4. Bộ tài nguyên và môi trường. Báo cáo tình hình quản lí đất ở khu vực miền núi phía Bắc, Hà Nội năm 2013.

5. Trần Chân “những vấn đề đa dạng sinh học ở vùng biển Việt Nam” biến động tài nguyên rừng Việt Nam 1943 – 2000.

6. Nguyễn Thị Thu Hoàn (2012) nghiên cứu một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sau khi giao tại xã Tràng Xá huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, ĐHLN Xuân Mai. 7. Tổ chức FSC (2001) về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, tài liệu

hội thảo.

8. Tiểu luận “thực trạng quản lý rừng bền vững ở việt nam”.

II. Tài liệu tiếng Anh

9. Dembner, Stephen A, Forest Land for the People: A Forest Village Project in North East Thailand, FAO.

10. Government of India ministry of Environment 1988, National Forest Policy Resolution3, 1/86-FP New Delhi:GOI.

11. Rao, Y.S. Marilyn W Hoskins, Napoleon T. Vergara and Charles P Castro, Community Forestry: Lessons from Case Studies in Asia and

the Pacific Region, RAPA of the FAO, Bangkok and Environment and

Policy Institute, East-West Centre, Hawaii, USA.

12. RWEDP, 1994, Social Forestry in Indonesia, Regional Wood Energy Development Program in Asia, FAO, Bangkok.

PHỤ LỤC

PHỤ BIỂU 01

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN THAM GIA VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG

Tên: ………..Nam, nữ……… ...

Thành phần dân tộc: ………... ...

Trình độ văn hóa: ………... ...

Số nhân khẩu: ………... ...

Để góp phần vào công tác quản lý bảo vệ rừng xin ông (bà) cho biết một số thông tin sau: 1. Gia đình ông (bà) hiện nay có diện tích rừng là bao nhiêu: ...

2. Gia đình ông (bà) đã được cấp giấy chứng quyền sử dụng đất chưa? ...

3. Gia đình có được các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phổ biến luật quy định về quản lý bảo vệ rừng không? a. Có b. Không Nếu có thì trả lời tiếp câu hỏi sau: 3.1. Cơ quan, tổ chức nào phổ biến cho gia đình: a. Cán bộ kiểm lâm b. Cán bộ khuyến nông khuyến lâm c. Cán bộ dự án d. Cơ quan khác 4. Các biện pháp mà gia đình đang áp dụng để quản lý bảo vệ rừng: a. ……….. b. ………

c. ……….. d. ………

5. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng của gia đình là gì? Thuận lợi: ... ... Khó khăn: ... ...

6.Khi phát hiện người khác vi phạm quy ước quản lý bảo vệ rừng thì gia đình ông (bà) báo cho ai: a. Cán bộ kiểm lâm b. Cán bộ khuyến nông khuyến lâm c. Cán bộ UBND xã cơ sở d. Công an sở tại e. Cán bộ thôn f. Cơ quan khác 7.Gia đình có biết tổ chức nào cùng tham gia tổ chức quản lý bảo vệ rừng không: a. Có b. Không Nếu có thì tổ chức ở đâu: ...

...

8.Khi rừng của gia đình bị xâm phạm, thì gia đình thường báo cho ai: a. Cán bộ của Hạt kiểm lâm vườn b. Cán bộ kỹ thuật khuyến lâm c. Cán bộ UBND xã d. Công an hỗ trợ e. Cơ quan khác ... 9.Nếu rừng của gia đình bị cháy hoặc bị sâu bệnh thì gia đình báo cho ai: a. Cán bộ kiểm lâm Hạt

b.Cán bộ trung tâm nghiên cứu khoa học và trung tâm Khuyến lâm c. Cán bộ UBND xã

10. Gia đình có tham gia công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng tới người khác không:

a. Có b. Không Nếu có thì tuyên truyền như thế nào?

a. Loa phát thanh b. Tờ rơi

c. Truyền miệng d. Họp thôn xóm e. Gia đình tuyên truyền

11. Gia đình có nhận được sự hỗ trợ từ nước ngoài (các tổ chức, ban ngành đoàn thể) trong công tác quản lý bảo vệ rừng không

a. Có b. Không Nếu có thì hỗ trợ gì?

... 12.Theo ông (bà) muốn nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn xã thì nên, cần làm gì?

... ...

Ngày….. tháng…… năm 2014

PHỤ BIỂU 02

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ KIỂM LÂM QUẢN LÝ

Người được phỏng vấn: ………

Họ và tên: ……….

Dân tộc: ………

Trình độ văn hóa: ……….

Sinh năm: ………. Tuổi: ……….

Chức vụ: ………..

1.Xin ông (bà) cho biết vai trò, nhiệm vụ, chức năng của lực lượng Kiểm lâm cấp quản lý? ………

………

2.Xin ông (bà) cho biết tình hình sử dụng tài nguyên rừng tại địa bàn đang quản lý? (Bao gồm: động vật, thực vật, vi sinh vật,gỗ). ………

………

3.Hiện nay Kiểm lâm đang áp dụng những biện pháp nào trong công tác quản lý bảo vệ rừng? ………

………

4.Ông (bà) có thường xuyên tham gia tổ chức các lớp tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng không?

a. Có b. Không Nếu có thì tuyên truyền bằng hình thức nào?

a.Ti vi b. Tờ rơi

c. Đài phát thanh d. Loa phát thanh của xóm, xã e. Tập huấn f. Họp thôn xóm

g. Qua trưởng thôn, bản h. Gặp trực tiếp dân i. Hình thức khác

5. Xin ông (bà) cho biết mức độ, khả năng hợp tác của người dân với Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng?

a. Tích cực b. Bình thường c. Ít tham gia d. Không tham gia

6. Khó khăn trong việc quản lý hợp tác của người dân địa phương với cán bộ Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng?

……… 7. Kế hoạch hoạt động của Kiểm lâm trong tưong lai là gì? (Kế hoạch: 1 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm……..)

……… 8. Ông bà có thường xuyên được cấp trên tổ chức học tập, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân không?

a. Có b. Không

9. Những thuận lợi, khó khăn trong việc phối hợp với người dân địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng là gì?

a. Dân trí thấp b. Địa hình khó khăn c. Sự hợp tác của người dân d. Kinh phí

e. Cơ chế f. Hình thức khác

10. Theo ông (bà) muốn nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng thì nên làm những gì?

………

Ngày…… tháng……. năm 2014

PHỤ BIỂU 03

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ KIỂM LÂM PHỤ TRÁCH ĐỊA BÀN XÃ

Người được phỏng vấn: ……….

Họ và tên: ………...

Dân tộc: ……….

Trình độ văn hóa: ………..

Sinh năm: ………. Tuổi: ………..

Chức vụ: ………

1.Xin ông (bà) cho biết vai trò, nhiệm vụ, chức năng của lực lượng Kiểm lâm cấp cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ rừng? ………

………

2.Xin ông (bà) cho biết tình hình sử dụng tài nguyên rừng tại địa bàn đang quản lý? (Bao gồm: động vật, thực vật, vi sinh vật,gỗ). ………

………

3.Hiện nay Kiểm lâm đang áp dụng những biện pháp nào trong công tác quản lý bảo vệ rừng? ………

………

4. Ông (bà) có thường xuyên tham gia tổ chức các lớp tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng không?

a. Có b. Không Nếu có thì tuyên truyền bằng hình thức nào? a.Ti vi b. Tờ rơi

e. Tập huấn f. Họp thôn xóm g. Qua trưởng thôn, bản h. Gặp trực tiếp dân i. Hình thức khác

5. Xin ông (bà) cho biết mức độ, khả năng hợp tác của người dân với Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng?

a. Tích cực b. Bình thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Yên Thế Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)