đoạn 2011-2015)
- Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp 12.346,92ha phải được quản lý thống nhất, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa.
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu. Coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, thực hiện khai thác đến đâu trồng lại rừng mới tới đó không để tái tình trạng đất trống đồi núi trọc. Giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp (đặc biệt chú trọng công tác giống) nhằm phát triển vùng rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, ván nhân tạo, giấy. Từng bước nghiên cứu đưa các giống cây có tác dụng cải tạo đất, giá trị kinh tế cao, quý hiếm, trồng bổ sung trên những diện tích rừng đã trồng nhằm từng bước nâng cao chất lượng phòng hộ và giá trị của rừng.
- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích trồng rừng thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản làm nền tảng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Phát triển lâm nghiệp phải đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường sinh thái, trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng, tạo ra sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động.
- Xây dựng kế hoạch tiếp cận phương pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng của Việt Nam và tiếp cận Chứng chỉ rừng quốc tế (FSC).
Bảng 4.8. Nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015
STT Hạng mục Đơn vị Phân theo giai đoạn
2011-2015 A Lâm sinh
1 Bảo vệ rừng lượt ha 25.211
2 Phát triển rừng ha
3 Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên lượt ha 609,4
4 Trồng rừng mới ha 546,3
5 Trồng rừng trên đất Vải (cải tạo) ha 1.106,1 6 Trồng rừng thay thế (sau khai thác) ha 5.765,2 7 Trồng cây phân tán (mới+trồng lại) ha 1.325,4
8 Xây dựng mô hình khuyến lâm mô hình 16
B Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh
1 Nâng cấp vườn ươm vườn 3
2 Xây dựng vườn ươm vườn 1
3 Xây dựng rừng giống ha 2
4 Đường lâm nghiệp km 15
5 Đường ranh cản lửa (mới) km 9
6 Đường ranh cản lửa (duy tu) km 84
7 Trạm bảo vệ rừng trạm -
8 Bảng Panô BVR (nâng cấp, sửa chữa) bảng 11
- Giai đoạn 2011 – 2015 nhiệm vụ bảo vệ rừng là 25.211 lượt ha bình quân/năm là: 5.042,2 ha.
- Hạt kiểm lâm huyện đã xác định diện tích, chất lượng các lô rừng, và lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng các nội quy, quy chế bảo vệ rừng phổ biến tới từng hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng. Đóng mốc, bảng nội quy bảng nội quy trên các trục đường đi qua các khu rừng, gần nơi làng bản, dân cư sống tập trung.
- Tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng; khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp vào công tác phòng và ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại. Đối với những khu rừng có giá trị, khu rừng dễ cháy cần xây dựng vành đai cản lửa.
+ Quy hoạch phát triển rừng
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
Bảng 4.9. Kế hoạc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên giai đoạn 2014 – 2015
Đvt: Ha
Loại rừng Năm Tổng
2014 2015
Rừng trồng 121,88 121,88 243,76
(Nguồn hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế ).
Tổng diện tích đưa vào khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trong giai đoạn 2014 – 2015 là 243,76 ha, bình quân các năm 121,88 ha. Đối tượng này có mật độ cây tái sinh mục đích đảm bảo theo quy định, có khả năng phục hồi thành rừng trong thời gian 5 năm. Vì vậy chỉ cần khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
tự nhiên để phục hồi rừng, tăng khả năng giữ đất, giữ nước và tăng tính đa dạng sinh học.
+ Trồng rừng
Bảng 4.10. Diên tích rừng trồng lại sau khai thác giai đoạn 2014- 2015
Đvt: Ha
Loại rừng Năm Tổng
2014 2015
Trồng rừng mới tập trung 109,26 109,26 218,52 Trồng lại rừng sau khai thác 1.135,01 1.135,01 2.270,02
(Nguồn hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế ).
Tổng diện tích đất quy hoạch trồng rừng mới trong giai đoạn 2014 – 2105 là: 218,52 ha. bình quân/năm 109,26 ha. Đất trồng rừng mới gồm:
Đất chưa có rừng Ia, Ib không có khả năng tự phục hồi thành rừng. Diện tích vườn Vải kém chất lượng, năng suất thấp lấn sang đất quy hoạch
rừng sản xuất.
- Trồng lại rừng sau khai thác (Trồng rừng thay thế)
Rừng trồng đạt tuổi thành thục công nghệ, khai thác xong cần tiến hành trồng lại rừng ngay.
Tổng diện tích trồng rừng lại trong giai đoạn 2014 – 2015 là 2.270,02 ha; bình quân 1.135,01 ha/năm.
+ Trồng cây phân tán
Cây phân tán được trồng ở các vườn hộ, ven trục đường liên huyện, liên
xã, ven các kênh mương, hồ chứa thuỷ lợi, khuôn viên các cơ quan, trường học, trạm y tế, các khu vui chơi và một số diện tích đất trống không tập trung, nhằm tạo ra những cảnh quan đẹp và phòng hộ môi trường đồng thời giải quyết một phần nhu cầu về gỗ và chất đốt cho nhân dân địa phương.
Dự kiến đến năm 2015 trồng mới 2.120.000 cây phân tán (quy đổi tương đương 1.325,4 ha).
Trồng cây phân tán bảo vệ cảnh quan môi trường là 520.000 cây (quy đổi 325,4 ha); bình quân 104.000 cây/năm (quy đổi 65,0 ha/năm).
Trồng cây phân tán lấy gỗ là 1.600.000 cây (quy đổi 1.000,0 ha); bình quân 320.000 cây/năm (quy đổi 200,0 ha/năm).
Ngoài ra hạt kiểm lâm huyện yên thế cũng đã lập kế hoạch đến năm 2015 sẽ nâng cấp và xây dựng các vườn ươm và rừng giống để đảm bảo cho chất lượng giống tốt hơn. Bên cạnh đó nhiệm vụ xây dựng và duy tu lại đường lâm nghiệp và đường ranh cản lửa, để phục cho công tác quản lý và bảo vệ rừng được tốt hơn.