Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình sản xuất bia tại công ty bia Vicoba Thái Nguyên (Trang 35)

Ở Việt Nam, Song song với việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị vào sản xuất bia thì hiện nay đã có những thử

nghiệm mới trong ngành sản xuất bia của Việt Nam như: tổng công ty Habeco đã thử nghiệm trồng đại mạch ở một số nơi nhưng chưa có kết quả do sự không phù hợp về thổ nhưỡng và khí hậu và việc trồng thử cây houblon ở Lâm Đồng, Lạng Sơn… đã có kết quả nhưng chất lượng chưa cao, năng suất còn thấp. Hiện tại, đã có một số nhà máy sản xuất malt đại mạch với công suất trên 50000 tấn/năm và có khả năng mở rộng lên 100000 tấn/năm (trích dẫn từ báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ II từ tháng 3/2001 đến tháng 3/2005 của Hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam) [1]. Hay việc thiết kế, sản xuất thiết bị trong dây chuyền sản xuất bia được các Kỹ sư trường Đại học Bách Khoa Hà Nội liên kết với một số công ty trong nước sản xuất đã được ứng dụng rộng rãi…

Ở nước ta, việc nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế malt đại mạch trong sản xuất bia đã được quan tâm từ vài chục năm nay ở Viện nghiên cứu Rượu – Bia – Nước giải khát, Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và một số đơn vị khác và đã đạt được nhiều kết quả tốt. việc dùng gạo làm nguyên liệu thay thế, một phần malt trong sản xuất bia đã được sử dụng ở hầu hết các nhà máy bia trong cả nước, với tỷ lệ thay thế khoảng 15 – 30%. Tuy nhiên, việc thay thế với tỷ lệ cao hơn mới dừng ở quy mô thí nghiệm, chưa triển khai vào thực tế [1].

Việc sử dụng nguyên liệu thay thế là đại mạch là đường hiện nay chưa được ứng dụng rộng rãi. Do đại mạch chưa qua quá trình ươm mầm, sấy nên giá trị của nó giảm hơn rất nhiều so với malt. Vì vậy việc sử dụng đại mạch làm nguồn nguyên liệu thay thế malt cần được nghiên cứu và đưa vào sản xuất [1].

Đường là một nguyên liệu có thể thay thế malt trong sản xuất bia. Với ưu điểm lớn là tạo ra một dịch đường có nồng độ cao và như một chất có vai trò pha loãng nitơ nó giúp cho bia có độ bền cao hơn. Việc dùng đường trong sản xuất bia ở nước ta còn rất nhiều hạn chế, trong khi nguồn nguyên liệu này rất có sẵn và rẻ tiền [1].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng

- Quy trình sản xuất bia tại công ty - Thiết bị sản xuất bia tại công ty

- Dụng cụ và hóa chất thực hiện trong quy trình sản xuất bia

+ Dụng cụ: máy đo pH, bình tam giác 250ml, bình dịnh mức 500ml, nhiệt kế, khúc xạ kế, pipet, buret chuẩn độ …

+ Hóa chất: Na2CO3 0,1N, HCl 0,1N, chỉ thị màu phenolphtalein (pp) 0,1%, nước cất

3.1.2. Phm vi

Tìm hiểu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên – Thành phố Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa đim

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên – số nhà 158 – Đường Minh Cầu – Thành Phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Thi gian tiến hành

Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014

3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Tìm hiu các công đon trong quy trình công ngh sn xut bia

3.3.1.1. Nguyên liệu 3.3.1.2. Nghiền nguyên liệu 3.3.1.2. Nghiền nguyên liệu 3.3.1.3. Nấu 3.3.1.4. Lên men 3.3.1.5. Lọc trong 3.3.1.6. Hoàn thiện

3.3.2. Tìm hiu các thông s k thut và cách vn hành ca thiết b chính trong dây chuyn sn xut dây chuyn sn xut

3.3.2.2. Nồi nấu

3.3.2.3. Thiết bị lọc dịch đường 3.3.2.4. Thiết bị lắng xoáy 3.3.2.5. Thiết bị làm lạnh nhanh 3.3.2.6. Tank lên men

3.3.2.7. Thiết bị lọc trong bia

3.3.3. Tìm hiu các phương pháp đánh giá và kim tra bán thành phm và cht lượng bia thành phm lượng bia thành phm

3.3.3.1. Kiểm tra bán thành phẩm

*Xác định nhiệt độ, độ đường và pH của dịch đường *Xác định nhiệt độ, pH Và độ đường của dịch lên men *Xác định nồng độ CO2

*Xác định độ chua

3.3.3.2. Đánh giá chất lượng bia thành phẩm

3.3.4. Tính toán cân bng sn phm

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp thông tin

*Bằng cách thu thập tài liệu có sẵn của công ty từ cán bộ quản lý *Bằng cách hỏi cán bộ, công nhân sản xuất

*Bằng cách tiến hành tham gia sản xuất thực tế *Bằng cách quan sát:

- Quan sát toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu đưa nguyên liệu vào cho đến khi có được bia thành phẩm. Sau đó ghi chép và mô tả các công đoạn trong quy trình sản xuất của công ty

- Quan sát, mô tả cấu tạo, các thông số kỹ thuật và cách vận hành thiết bị, máu móc sử dụng trong dây truyền sản xuất.

- Quan sát trạng thái nguyên liệu, bia thành phẩm.

3.4.2. Phương pháp ly mu

- Lấy 200ml dịch đường từ cửa tiếp nguyên liệu của nồi nấu làm mẫu phân tích - Lấy 200ml dịch lên men từ tank lên men làm mẫu phân tích

3.4.3. Phương pháp phân tích

- Xác định nhiệt độ nấu ở các giai đoạn (40, 52, 64, 74, 78, 90, 100).

+ Được tiến hành bằng cách theo dõi trên đồng hồ nhiệt kế được gắn ngay trên thiết bị nấu

+ Kết quả đo tương ứng với chỉ số trên đồng hồ nhiệt kế và được thể hiện ở (bảng 4.3) và (mục 4.3.1).

- Xác định độ pH ở các giai đoạn nhiệt độ bằng máy đo pH để bàn.

+ Tiến hành: Lấy 200 ml mẫu dịch. Sau đó điều chỉnh nhiệt độ của dịch đường về nhiệt độ phòng là 20oC, lắc nhẹ bình. Rồi tiến hành mở máy đo pH và theo dõi kết quả. Ghi lai kết quả đo.

- Xác định độ đường ban đầu bằng chiết quang kế cầm tay, trước khi bơm vào thùng lên men.

+ Tiến hành: Dùng pipet hút 0,5 ml dịch đường nhỏ lên bề mặt tấm kính đo phía dưới của thước đo độ đường. Chú ý không để tạo bọt. Sau đó đóng tấm kính phía trên lại và bắt đầu ngắm, đọc chỉ số tương ứng trên giải phân cách và ghi lại kết quả

*Xác định nhiệt độ của dịch lên men

- Xác định nhiệt độ lên men bằng nhiệt kế: Được tiến hành ngay sau khi lấy mẫu từ tank lên men. Ghi lại chỉ số đo được trên nhiệt kế.

*Xác định nồng độ CO2 + Tiến hành:

Làm mẫu thực: hút 5ml bia đã lắc đều CO2 cho vào bình tam giác 250 ml. Lấy tiếp 10 ml Na2CO3 0,1N và 10 ml nước cất cho vào bình tam giác đó. Sau đó tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1N khi thấy hết màu hồng thì ghi lại số ml HCl đã dùng, được giá trị N1

Lấy mẫu trắng: lấy 5ml bia cho vào bình tam giác 250 ml. Lắc nhẹ để loại bỏ CO2. Cho tiếp 10 ml Na2CO3 0,1N và 10ml nước cất vào bình tam giác đó.Nhỏ 1 đến 2 giọt phenoiphtalein 1%. Và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1N đến khi hết màu hồng thì đọc và ghi lại số ml HCl đã dùng,được giá trị N2.

+ Tính lượng CO2:

Lượng CO2 = (N1 – N2) x 1,76 *Xác định độ chua

+ Tiến hành: Lấy 10 ml bia cho vào bình tam giác 250 ml. Lắc nhẹ để loại bỏ hết CO2. Cho thêm 10 ml nước cất và 1 đến 2 giọt phenolphtalein 1%.Sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,1N đến khi chuyển màu hồng phớt. Ghi lại kết quả số ml NaOH 0,1N đã tiêu tốn, được kết quả ghi vào sổ theo dõi.

3.4.4. Phương pháp đánh giá bng cm quan

Đánh giá chất lượng của bia thành phẩm thông qua các chỉ tiêu: độ cồn, giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan, khả năng tạo bọt…

Dựa vào TCVN 6063 – 1995 [7], theo thang điểm 5 cho cả 4 chỉ tiêu cảm quan để tính được sản phẩm đạt được loại nào so với tiêu chuẩn,bảng xếp hạng chất theo điểm số được trình bày ở (bảng 3.2). Thành viên đánh giá cảm quan gồm 10 người đã được huấn luyện.

*Nguyên tắc: Điểm chất lượng cho mỗi chỉ tiêu là trung bình điểm cộng của tất cả các thành viên. Tất cả các chỉ tiêu cảm quan được dùng hệ điểm 20 xây dựng trên 1 thang điểm thống nhất 6 bậc 5 điểm (điểm từ 0 đến 5). Trong đó điểm 0 tương ứng với sản phẩm bị hư hỏng, điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức khuyết tật giảm dần, điểm 5 tương ứng với sản phẩm có chất lượng tốt.

Điểm chất lượng của sản phẩm bia là điểm trung bình cộng của từng chỉ tiêu nhân với hệ số trọng:

Bảng 3.1: Hệ số trọng lượng của từng chỉ tiêu cảm quan [6]. Các chỉ

tiêu

Màu sắc,

Độ trong Trạng thái, độ bền của bọt

Mùi Vị

Hệ số trọng lượng

0,4 0,8 0,8 2

Bảng 3.2: Xếp hạng chất lượng theo điểm số [6].

TT Xếp hạng chất lượng Điểm số 1 Tốt 18,6 – 20.0 2 Khá 15,2 – 18,5 3 Đạt 11,2 – 15,1 4 Kém 7,2 – 11,2 5 Rất kém 4,0 – 7,11 6 Hỏng 0.0 – 3,9

*Cách tiến hành cho điểm các chỉ tiêu cảm quan:

Mỗi cảm quan viên sẽ nhận được 1 mẫu cùng một phiếu trả lời trong đó các tính chất của sản phẩm được chỉ ra. Người cảm quan viên đánh giá và cho điểm các tính chất đó.Họ sẽ nếm thử mẫu và xác định mức điểm cho mỗi chỉ tiêu.

Người chuẩn bị thu thập kết quả, xử lý số liệu, đánh giá chất lượng sản phẩm và báo cáo.

Kết quả thể hiện ở (bảng 4.7) Tiến hành lặp lại 3 lần thí nghiệm

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sơđồ quy trình sn xut bia

Hình 4.1. Sơ đồ quy trình sn xut bia

Nghiền

Ngâm, đường hóa

Lọc Houblon hóa Lắng whirlpool Lạnh nhanh Lên men chính Lên men phụ Lọc bia Tàng trữ Bia Chiết bia Thanh trùng Dán nhãn, xếp thùng Malt Nước Gạo đã nghiền Ngâm, hồ hóa, dịch hóa(termamyl) Bã malt Hoa Không khí vô trùng Nấm men tươi Nhân giống Men giống Chiết thùng Xuất xưởng Chai, lon Rửa, khử trùng Kiểm tra Nạp chai Thu hồi Xử lý CO2 CO2 Bã Bã chăn nuôi Xử lý Rút men Men xệt

4.1. Tìm hiểu các công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất bia

4.1.1. Nguyên liu

Để sản xuất bia cần có nguyên liệu, đây là tiền đề và là yếu tố quyết định đến bia thành phẩm.

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm: malt đại mạch, gạo, nấm men, hoa houblon, nước. Và nguyên liệu phụ là đường, enzyme, chất tạo màu, axit lactic, CaSO4, chất trợ lọc (diatomit)… Ngoài ra các nguyên liệu phụ dùng vệ sinh thiết bị: H2O2, NaOH, H2SO4, HCl…

Những nguyên liệu chính nhà máy dùng cho sản xuất đều đạt các yêu cầu về chất lượng các chỉ tiêu do nhà máy bia Vicoba kiểm tra nghiêm ngặt. Còn nguyên liệu phụ cũng phải đạt yêu cầu là có nguồn gốc rõ ràng, có tem nhãn đầy đủ và thời hạn sử dụng.

4.1.1.1. Malt đại mạch

Khi nhập malt về thì bộ phận KCS của công ty kiểm tra, đánh giá chất lượng malt nghiêm ngặt theo các yêu cầu và các chỉ tiêu. Malt được bảo quản trong kho gần máy nghiền, kho đã được vệ sinh sạch sẽ và được xếp lần lượt trên các giá bằng gỗ cách mặt đất 25cm. Nguồn malt đại mạch được nhà máy bia Vicoba nhập ở các nước như: Đông Âu, Bỉ, Đan Mạch, Pháp. Qua việc kiểm tra về mặt cảm quan, nhà máy nhập malt có chất lượng tốt, không sử dụng ,alt kém phẩm chất. Yêu cầu malt được nhà máy sử dụng đạt các chỉ tiêu:

*Chỉ tiêu cảm quan và vật lý Màu sắc: có màu vàng sáng

Mùi: có mùi thơm đặc trưng, không có mùi ẩm mốc Vị: có vị ngọt nhẹ

Khối lượng: 28 – 38g/1000 hạt Độ xốp: có độ xốp cao

4.1.1.2. Gạo

Nhà máy bia Vicoba đã sử dụng gạo tẻ làm nguyên liệu thay thế một phần malt vì gạo chứa nhiều tinh bột (60 – 65%), protein, chất béo… khi nấu thu được nhiều chất hòa tan một phần làm giảm giá thành mà bia cũng không thua kém gì so với sử dụng 100% malt đại mạch.

*Chỉ tiêu cảm quan

Màu sắc: có màu trắng trong, không có hạt màu vàng, đen Mùi: không có mùi ẩm mốc

Kích thước hạt: đồng đều Thóc tối đa: 15 hạt/1kg gạo

Khi nhập gạo về cán bộ KCS cũng kiểm tra chất lượng gạo theo các chỉ tiêu trên. Gạo cũng được đưa vào bảo quản trong kho sạch sẽ và xếp trên giá cách mặt đất 25cm gần nơi nghiền. Gạo được nhà máy nhập từ các đại lý gần trong khu vực và từ Thái Bình, Hải Dương, Nghệ An, Nha Trang, Huế, Đồng Tháp…

4.1.1.3. Hoa houblon

Nhà máy bia Vicoba nhập hoa houblon từ Đức, Mỹ hoặc Tiệp với hai dạng chế phẩm: hoa viên và cao hoa. Và yêu cầu hoa đạt:

Mùi: có mùi thơm đặc trưng rõ Vị: chát, đắng đặc trưng

Axit đắng: >13%

Bảng 4.1: Lượng hoa của từng dạng chế phẩm mà nhà máy sử dụng/1 mẻ nấu

Dạng hoa Khối lượng sử dụng

Hoa viên 2kg/mẻ

Cao hoa 0,5kg/mẻ

4.1.1.4. Chủng nấm men

Nhà máy bia Vicoba sử dụng nấm men phục vụ cho sản xuất là chủng: Saccharomyces Carlsbergensis từ hai nguồn chính: nhân giống nấm men thuần khiết do viện công nghệ thực phẩm cung cấp và tái sử dụng men sữa hệ số 8 – 10.

Nấm men sữa được bảo quản trong phòng vi sinh của nhà máy nhiệt độ bảo quản lạnh là 0 – 2oC có bộ phận lọc không khí. Do đó giảm được chi phí sản xuất vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Men giống phát triển tốt, tỷ lệ chết dưới 5%, không nhiễm nấm men dại và vi khuẩn. Số lượng đạt: 8 – 10 tế bào/1cm3

khi cho vào dịch để lên men.

4.1.1.5. Nước

Nhà máy bia Vicoba sử dụng nguồn nước từ nước máy sinh hoạt do công ty nước sạch của thành phố cung cấp. Nước sinh hoạt được bơm vào bể chứa để lắng, bể có dung tích: 50m3.

Yêu cầu sản xuất đạt:

Màu sắc: không màu, trong suốt Mùi: không mùi

Vị: không vị pH: 6,5 – 7

Độ cứng toàn phần: CaCO3< 300 (mg/lít)

Vi sinh vật < 100 tb/ml và không có vi sinh vật gây bệnh

4.1.2. Nghin nguyên liu

4.1.2.1. Nghiền gạo

Nhà máy bia Vicoba sử dụng máy nghiền búa để nghiền gạo. Số lượng gạo nghiền mỗi mẻ náu nhà máy sử dụng là 300kg.

a, Mc đích và yêu cu

*Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho enzyme có trong malt và bổ sung enzyme từ ngoài để thủy phân tinh bột thu được lượng chất hòa tan cao nhất.

*Yêu cầu: Mức độ nghiền nhỏ, mịn không lẫn gạo chưa nghiền. Bột nghiền đạt chỉ tiêu: tấm 20% - 30%; bột nhỏ 20% - 25%; bột mịn 55% - 55.

b, Tiến hành nghin

Sau khi vệ sinh máy nghiền, gạo được đổ vào phễu chứa, hệ thống gầu tải và máy nghiền khởi động.Điều chỉnh kích thước hạt nghiền phù hợp với yêu cầu công nghệ. Kiểm tra bột nghiền khi nghiền và nếu đạt thì chuyển sang giai đoạn nấu, nếu chưa đạt thì tiến hành chỉnh lại máy nghiền. Sau khi nghiền song, tắt máy nghiền, gầu tải và vệ sinh máy nghiền.

c, Các s c xy ra khi nghin và bin pháp khc phc

Bột nghiền không được mịn do các lưới dao trong máy bị mòn ảnh hưởng tới chất lượng của bột. Biện pháp thay lưới dao, quả rulô…

Khi tiến hành nghiền bị mất điện ngừng ngay quá trình nghiền phải tắt máy, tháo phễu nạp bỏ gạo ra hoặc sử dụng nguồn điện thay thế.

Khi đang nghiền bị kẹt máy, bột nghiền cháy khét do đó tháo thiết bị ra thay thiết bị mới.

4.1.2.2. Nghiền malt

Nhà máy bia Vicoba sử dụng phương pháp nghiền khô với thiết bị máy nghiền 2 cặp trục rulô. Số lượng malt nghiền của mỗi mẻ là 700 kg.

a, Mc đích và yêu cu

*Mục đích: Nghiền malt nhằm để dập nhỏ hạt thành nhiều mảnh để tăng bề mặt tiếp xúc với nước làm cho sự xâm nhập của nước vào trong thành phần nội nhũ

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình sản xuất bia tại công ty bia Vicoba Thái Nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)