Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh gíá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình. (Trang 28)

-Số liệu về hiện trạng sử dụng đất đại trên địa bàn huyện Cao Phong, Tinh Hòa Bình năm 2010 đến năm 2013.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

-Đề tài nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa đim nghiên cu

-Địa điểm: Địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

3.2.2 Thi gian nghiên cu

-Thời gian: Giai đoạn từ tháng 1/2014 – 4/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

-Điều tra, nghiên cứu phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Cao phong-Tỉnh Hòa Bình.

- Điều kiện tự nhiên- kiện kinh tế - xã hội. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Cao Phong.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Cao Phong. + Hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả xã hội

+ Hiệu quả về môi trường

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điu tra, thu thp tài liu, s liu

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai,…của huyện.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất của huyện trong giai đoạn từ 2010 - 2013.

- Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nông hộ.

- Tiến hành thu thập số liệu từ các hộ dân bằng phiếu điều tra nông hộ. Sử dụng 40 phiếu điều tra.

+ Đối tượng: các nông hộở xã Bắc Phong, Nam Phong, Thu Phong + Sử dụng các câu hỏi gián trực tiếp, gián tiếp,câu hỏi mở

Trong quá trình điều tra căn cứ vào số liệu, thông tin thu thập được tôi tiến hành phân bổ ra thành các nhóm hộ: Khá - Cận nghèo - Nghèo.

Để đánh giá và phân tích việc phân chia này tôi dựa trên tiêu thức cụ thể như sau:

Hộ khá là hộ có thu nhập bình quân lớn hơn 520 nghìn đồng/người/tháng (thu nhập 6,24 triệu đồng/người/năm trở lên).

Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân từ 400 - 520 nghìn đồng/người/tháng (hay thu nhập bình quân từ 4,8- 6,24 triệu đồng/người/năm).

Hộ nghèo là hộ có thu nhập từ 400 nghìn đồng/người/tháng trở xuống (hay từ 4,8 triệu đồng/người/năm trở xuống).

3.4.2. Phương Pháp kho sát thc địa

- Từ các tài liệu đã thu thập trong công tác nội nghiệp, tiến hành điều tra ngoài thực địa để phát hiện những sai sót và những biến động để điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng.

3.4.3. Phương pháp phân tích

-Phân tích các số liệu đã thu thập được từ công tác thu thập số liệu, tài liệu va khảo sát thực địa.

-Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất, sử dụng các chỉ tiêu: GTSX/CPTG, GTGT/CPTG để biết hiệu quả sử dụng vốn, lao động của từng hộở từng vùng sản xuất kinh doanh, từ đó rút ra kết luận

3.4.4. Phương pháp x lý ni nghip

- Sau khi thu thập được các số liệu ở các nguồn khác nhau, tiến hành xử lý, tính toán đểđảm bảo tính chính xác và thống nhất.

- Sắp xếp chọn lọc các loại tài liệu nhăm phục vụ cho quá trình đánh giá đất, và phục vụ công tác viết báo cáo.

- Tổng hợp các số liệu tài liệu có liên quan phục vụ cho qua trình nghiên cứu và viết báo có thực tập tốt nghiệp

3.4.5. Phương pháp dánh giá hiu qu s dng đất

Hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

GTSX = P x Q (P: Giá bán của sản phẩm, Q: Sản lượng cây trồng)

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quảđầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng

Hiệu quả xã hội

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộđói nghèo.

- Mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Hiệu quả môi trường

- Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cao Phong là huyện mới được chia tách từ huyện Kỳ Sơn theo nghị định số 95/2001/NĐ- CP ngày 12/12/2001 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002.

Là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, cách thành phố Hòa Bình gần 20km;

Phía Bắc giáp thành phố Hoà Bình và huyện Đà Bắc. Phía Đông giáp huyện Kim Bôi.

Phía Tây và Tây nam giáp huyện Tân Lạc. Phía Đông nam giáp huyện Lạc Sơn.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 25.527,83 ha, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Cao Phong nằm trên trục đường Quốc lộ 6A với chiều dài hơn 14 km, trục đường này chạy qua các xã Thu Phong, Bắc Phong, thị trấn Cao Phong, Tây Phong, Nam Phong. Đường 12B đi Kim Bôi, chạy qua xã Thu Phong. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng cho việc đi lại và phát triển kinh tế xã hội của huyện. (UBND Huyện Cao Phong, 2013)

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Cao Phong là huyện có địa hình tương đối phức tạp ở phía bắc, phía tây, phía đông, đồi núi được xen kẽ, chia cắt bởi các con suối. Đồi núi ở đây chủ yếu là núi đất, núi đá cũng có song không nhiều, độ cao địa hình trên 300m.

- Địa hình đồi núi thấp (< 800m): Phân bố ở hầu khắp các xã xung quang trung tâp huyện.

- Địa hình thung lũng : Là vùng trung tâm và phía nam huyện, địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, gồm các xã Tây Phong, Dũng Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong. (UBND Huyện Cao Phong, 2013)

4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu.

Dựa vào số liệu khí tượng quan trắc của các trạm thuộc tỉnh Hoà Bình cho thấy: Khí hậu Hoà Bình nói chung và Cao Phong nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều. Lượng mưa trong năm đạt trị số khá cao 1535 mm, độ ẩm trung bình 83%, nhiệt độ trung bình 24,70C (tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 trung bình từ 27-290C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 trung bình là 15,5 -16,50C), số giờ nắng trung bình là 1851 giờ.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa bình quân là 1.609 mm chiếm 92,8% tổng lượng mưa cả năm.

+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lượng mưa bình quân là 126 mm chiếm 72% tổng lượng mưa cả năm.

Số ngày mưa trong năm 100 - 120 ngày

Độẩm bình quân 85%, cao nhất 89%,, thấp nhất 80%. Nhiệt độ bình quân 230C, cao nhất 320C, thấp nhất 10,40C

Mùa hè gió Đông Nam là chủ yếu, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc thổi thành từng đợt từ 3 - 5 ngày.

Tóm lại, khí hậu Cao Phong tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nhưng cũng có những yếu tố bất thường về thời tiết, hạn chế. Vì vậy trong bố trí sản xuất, mùa vụ, các công trình xây dựng...phải chú ý đến những yếu tố bất thường của khí hậu như đã phân tích ở trên để hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra. (UBND Huyện Cao Phong, 2013)

Thuỷ văn.

Cao Phong có mạng lưới sông, suối phân bổ tương đối đều. Nằm trong vùng thượng lưu của hồ thủy điện Hòa Bình, trên địa bàn huyện có nhiều những nhánh suối của sông Đà với các con suối chính: Suối Bưng, suối Tráng, suối Vàng,… tạo thành hệ thống suối trải đều trên địa bàn huyện

Ngoài hệ thống sông suối trên địa bàn huyện còn có một vùng ngập của hồ sông Đà ở phía Tây Bắc huyện và một số hồ thủy lợi nha hồ Nước Tra, hồ Đặng Treo, hồ Lái,... (UBND Huyện Cao Phong, 2013)

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên 4.1.1.4.1. Tài nguyên đất

Kết quả phúc tra, chỉnh lý, biên tập, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 (theo hệ thống phân loại 1976-1984) năm 2004 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cho thấy tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cao Phong gồm 4 nhóm đất với 9 loại đất với 23.393,23 ha, chiếm 91,64% tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện.

Bảng 4.1 : Kết quả phân loại đất huyện Cao Phong TT TÊN ĐẤT HIỆU DIỆN TÍCH (Ha) TỶ LỆ (%) I Nhóm đất phù sa P 194,30 0,76 1 Đất phù sa ngòi suối Py 194,30 0,76 II Nhóm đất đỏ vàng F 21.810,10 85,44

2 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 6.429,60 25,19 3 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 5.530,59 21,66 4 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 746,68 2,92 5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 6.585,50 25,80 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 772,84 3,03 7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 1.744,89 6,84

III Nhóm đất mùn đỏ vàng H 450,83 1,77

8 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và tr. tính Hk 450,83 1,77

IV Nhóm đất dốc tụ D 938,00 3,67

9 Đất thung lũng dốc tụ D 938,00 3,67

Tổng diện tích đất(I+II+III+IV) 23.393,23 91,64

Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản (MNNTTS) 77,73 0,30 Đất mặt nước chưa sử dụng (MNCSD) 1.189,50 4,66

Sông suối 254,58 1,00

Núi đá 612,79 2,40

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.527,83 100,00

1) Nhóm đất phù sa

Nhóm đất phù sa có diện tích 194,3 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất phù sa bao gồm 1 loại đất.

Đất phù sa ngòi suối, ký hiệu Py

Phân bố ở các bậc thềm cao ven sông tiếp giáp với vùng đất bạc màu. Diện tích 194,3 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên.

Đây là loại đất có độ phì trung bình thấp vì vậy, khi sử dụng chú ý bón vôi, phân hữu cơ và phân khoáng cho đất.

2) Nhóm đất đỏ vàng

Đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất 21.810,10 ha, chiếm 85,44 % DTTN; phân bốở hầu khắp các xã trong huyện. Đất đỏ vàng có 6 loại đất :

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, ký hiệu Fk.

Diện tích 6.429,60 ha chiếm 25,19% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở TT. Cao Phong, các xã Thu Phong, Yên Lập, Yên Thượng, Bình Thanh, Dũng Phong, Xuân Phong. Đất dốc >200 là 1.566,5 ha, chỉ chiếm 24,78% loại đất, còn lại chủ yếu là đất tương đối bằng phẳng. Có thể nói đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính là loại đất tốt nhất của huyện về mặt tính chất đất đai, thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất nông lâm nghiệp.

Hướng sử dụng: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính rất thích hợp đối với cây dài ngày như chè, cây ăn quả... Tuy nhiên tuỳ từng vùng khác nhau mà bố trí cây trồng cho thích hợp với điều kiện khí hậu.

Đất đỏ nâu trên đá vôi, ký hiệu Fv.

Diện tích 5.530,59 ha, chiếm 21,66% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở các xã: Bắc Phong, Thung Nai, Bình Thanh, Thu Phong và TT. Cao Phong, tất cả các xã trong huyện. Diện tích đất có độ dốc > 200 là 1.197,1 ha, chiếm 21,65% diện tích loại đất. Đất nâu đỏ trên đá vôi là loại đất có phản ứng hơi chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình, đất nghèo ka ly, lân dễ tiêu thấp.

Hướng sử dụng : Đất rất thích hợp cho việc phát triển hoa màu, các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất, ký hiệu Fs.

Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs) có diện tích 746,68 ha, chiếm 2,92% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bốở xã Bình Thanh. Đất có tầng đất tương đối dày, thuận lợi cho cây dài ngày sinh trưởng và phát triển tốt.

Hướng sử dụng : Với đặc trưng lý hoá học, phân bố quy mô độ dốc và tầng dày của đất Fs, có thể bố trí khá đa dạng các hệ thống cây trồng. Phần diện tích đất tương đối bằng phẳng có thể khai thác trồng cây dài ngày, cây ăn quả, các loại cây trồng cạn ngắn ngày. Phủ xanh trồng rừng ở những vùng đất trống trọc và dốc, bảo vệ và phục hồi rừng đầu nguồn.

Đất vàng nhạt trên đá cát, ký hiệu Fq.

Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) có diện tích 6.585,50 ha chiếm 25,80% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở hầu hết các huyện trong huyện (trừ xã Nam Phong).

Hướng sử dụng : Đất đa số tầng mỏng, cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, có nhiều kết von đá ong. Biện pháp bảo vệ và phục hồi rừng; trồng mới rừng phủ xanh đất trống đồi trọc... Các mô hình xây dựng mô hình sản xuất kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ, ký hiệu Fp.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có diện tích 772,84 ha chiếm 3,03% diện tích tự nhiên toàn huyện.Phân bố chủ yếu ở vùng thấp dọc các con sông suối chính.

Đất có địa hình lượn sóng, được canh tác lâu đời, tầng mặt bị rửa trôi các chất dinh dưỡng. Cây trồng chủ yếu là ngô, sắn, khoai, cây ăn quả.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, ký hiệu Fl.

Diện tích 1.744,89 ha, chiếm 6,84% diện tích tự nhiên. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) là loại đất hình thành tại chỗ, nhưng do chếđộ canh tác lúa nước lâu đời làm thay đổi hẳn tính chất của đất cả về mặt lý, hoá, sinh học mà chủ yếu là tính chất lý học.

3) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Đất mùn vàng đỏ trên núi thường phân bố ở độ cao trên 900 m. Khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng dưới, nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 15-200. Thảm thực vật nhìn chung còn tốt hơn vùng thấp. Địa hình cao, dốc, hiểm trở, nên xói mòn mạnh. Đặc điểm cơ bản của đất mùn vàng đỏ trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đất mùn vàng đỏ của Hòa Bình có 1 loại đất :

Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, ký hiệu Hk.

Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Hk) có diện tích 450,83 ha, chiếm 1,77% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bốở các vùng núi cao phía Đông của huyện gồm các xã: Xuân Phong, Yên Lập, Yên Thượng.

Hướng sử dụng : Do phân bố ở độ cao nên hiện trạng chủ yếu là rừng. Một số diện tích đã bị đốt làm nương rẫy du canh nên hiện tại trở thành đất trống đồi trọc, vì thế nên cần chú trọng công tác phủ xanh diện tích này.

4) Đất thung lũng do sn phm dc t (D)

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) là đất được hình thành từ các vật

Một phần của tài liệu Đánh gíá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)