Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh gíá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình. (Trang 71)

Cao Phong

Sản xuất nông nghiệp dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập nông dân thấp đó là quy mô sản xuất nhỏ, đất đai manh mún, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, chuyển dịch cơ cấu chậm, công nghệ lạc hậu, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Trong trồng trọt sản xuất cây mía và cây cam là quan trọng nhất. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững huyện Cao phong phải gắn liền với mục tiêu phát triển của đất nước gắn với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển lâu dài gắn liền lợi thế riêng của huyện.

Khuyến khích nông dân quay lại với một số cách thức sản xuất nông nghiệp truyền thống như tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân xanh,…Hạn chế sử dụng hoá chất nông nghiệp tổng hợp, khuyến khích phòng chống dịch bệnh sử dụng những sinh vật có ích và áp dụng các biện pháp phòng chống cơ học như đặt bẫy, che phủ theo hàng,…sử dụng các giống cây trồng bản địa có chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh cao thay cho các giống cho năng suất cao nhưng chất lượng trung bình và chống chịu sâu bệnh kém.

Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý: Quy hoạch các vùng sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu địa phương. Xác định diện tích Lúa đảm bảo an ninh lương thực, phần diện tích còn lại hướng sản xuất theo yêu cầu của thị trường và khuyến khích nông dân tự định hướng sản xuất theo thị trường (nhưng phải bảo đảm mục tiêu giữ vững đất sản xuất nông nghiệp và theo quy hoạch). Xây dựng các vùng sản xuất tập trung hàng hóa; Tận dụng điều kiện thích hợp của các tiểu vùng khí hậu khác nhau để đa dạng hoá cây trồng. Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cây mía,...Phát triển về quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia

súc, gia cầm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp

Lựa chọn các tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai trên từng tiểu vùng. Tăng cường các biện pháp chống suy thoái đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước. Áp dụng các biện pháp canh tác có tác dụng bồi bổ, cải tạo đất, nâng cao độ phì của đất.

Phát triển các loài cỏ, các loài cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm...có bộ rễ sum suê, phát triển mạnh cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất đồi núi chưa sử dụng làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo để cung cấp thông tin thường xuyên về diễn biến thời tiết, sâu bệnh, thị trường cho nông dân. Nâng cao năng lực dự báo và khả năng chủ động phòng chống sâu bệnh, hạn chế thiệt hại do thiếu thông tin dự báo nông nghiêp. Hỗ trợ kiến thức khoa học nông nghiệp nâng cao nhận thức và kỹ năng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, kỹ thuật chăm sóc cây trồng một cách khoa học theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững về mặt sinh học

Phần 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh gíá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình. (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)