4.4.2.1. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế
Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm chủ yếu tính trên 1 ha của huyện được thể hiện qua bảng 4.6
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tính trên 1 ha STT Cây trồng Giá trị SX (1000đ) Chi phí SX (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Giá trị ngày công LĐ (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn (lần) 1 Lúa xuân 32.197,00 15.489,72 16.707,27 92,56 1,07 2 Lúa mùa 33.408,00 15.707,53 17.700,46 98,06 1,13 3 Ngô đông 16.024,50 10.236,80 5.787,69 52,10 0,57 4 Mía 56.250,00 24.399,43 31.850,56 95,56 1,30 (Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra)
Qua bảng ta thấy cây mía mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong huyện vì cây mía co thị trường rất ổn định, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1.3 lần cao nhất so với các loại cây trồng hàng năm khác. Bên cạnh đó thì cây lúa cũng đem lại giá trị kinh tế khá cao với hiệu quả sử dụng đồng vốn ở vụ xuân là 1,07 lần và ở vụ mùa là 1,13 lần
Cây có hiệu quả kinh tế thấp là ngô đông do thời tiết tại thời điểm trồng ngô đông có nhiều sương muối dẫn tới năng suất kém, mặt khác chi phí đầu tư cho cây ngô lớn, thị trường không ổn định do đó giá ngô thấp dẫn tới thu nhập thuần của người trồng ngô thấp.
Hiệu quả kinh tế của cây trồng lâu năm tính trên 1 ha của huyện được thể hiện qua bảng 4.7
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả
STT Cây trồng Giá trị SX (1000đ) Chi phí SX (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn (lần) 1 Bưởi 63.700 23.305 40,395 1,73 2 Cam 130.500 41.053 89.447 2,233 3 Nhãn 26.703 10.489,50 16.213,50 1,545
(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra)
Qua bảng ta thấy cây cam là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 2,233 lần, tiếp theo là cây bưởi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao có hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,73. Cây nhãn mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất chỉ có hiệu quả sử dụng đồng vốn la 1,545.
Từ kết quả trên cho ta thấy cây cam mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn hẳn những lại cây ăn quả còn lại, những loại cây còn lại như bưởi và nhãn cũng mang lại hiệu quả sử dụng đất khá cao
4.4.2.2.Đánh giá hiệu quả về mặt môi trương
Khi bón phân vào đất có 5 quá trình xảy ra: Thực vật và động vật hấp thụ; Đất giữ; Rửa trôi và mất chất dinh dưỡng do tiêu nước; Mất dinh dưỡng do bốc hơi vào khí quyển; Mất ở dạng rắn theo bề mặt do xói mòn và rửa trôi. Người ta tính rằng cây trồng chỉ có thể hấp thụ từ 50 - 65% chất dinh dưỡng từ phân đạm vô cơ ở năm đầu, trong khi đó ở phân hữu cơ chỉ vào khoảng 20 - 30%. Do đó, liều lượng bón và thời gian bón là rất quan trọng phải đặc biệt chú ý. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng. Hiện tượng xảy ra là: Đất bị chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, hoạt động của các sinh vật trong đất giảm, có sự tích đọng nitrat, amôni, kim loại nặng ở một số vùng. Hiện tượng nhiễm bẩn đó cũng xảy ra với nước mặt và nước ngầm.
Theo Đỗ Nguyên Hải [1999], một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K.
Cách thức bón phân của người dân huyện Cao Phong đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây, loại phân bón được nông dân tại địa phương hay sử dụng phân hữu cơ là loại phân truyền thống như: Phân trâu, bò, lợn, được trộn
lẫn rơm, lá cây và ủ hoai mục trước khi bón, các loại phân vi sinh, phân xanh ít được dùng hoặc hầu như không sử dụng.
Gần đây các loại phân hoá học đang được dùng một cách phổ biến bao gồm là các loại phân đa lượng đơn như: Urê, cloruakali và phân đa yếu tố như NPK. Các loại phân trung và vi lượng bắt đầu được chú ý, thường ở dạng phân bón qua lá, các loại thuốc kích thích sinh trưởng và được dùng ngày càng nhiều. Với nhiều loại giống mới năng suất cây trồng ngày càng cao lượng dinh dưỡng cây trồng lấy đi trong đất ngày càng nhiều, lượng phân bón cũng vì thế mà phải tăng lên. Nhiều hộ gia đình với quy mô chăn nuôi nhỏ đang thiếu hụt lượng phân chuồng bón cho đất, nên các hộ nông dân gia tăng lượng phân bón cho đất chủ yếu bằng nguồn phân khoáng. So sánh số liệu điều tra thu được thì lượng phân chuồng bón cho đất hiện nay mới đáp ứng được từ 50 - 70% lượng phân bón cần thiết bổ sung cho đất.
Thực tế cho thấy lượng phân bón các nông hộ sử dụng cao hơn so với tiêu chuẩn, tỷ lệ bón không cân đối thiên về lân khá phổ biến (gấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn). Theo các nghiên cứu cho thấy lượng axít sinh ra cần phải trung hoà khi bón 100kg N nguyên chất của phân urê tương đương 100kg vôi, của phân sunphát ammôn tương đương 30kg vôi. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy hầu như các hộ nông dân không bón vôi cho đất.
* Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay còn rất nhiều bất cập do sự thiếu hiểu biết của nguời dân về sâu bệnh và sự chậm trễ trong các thông tin dự báo nông nghiệp. Phun không đúng thời điểm nên không diệt được sâu bệnh, khi đó họ lại phun lại và đôi khi còn tăng nồng độ phun ghi trên nhãn mác. Một thói quen xấu hiện nay đó là nông dân phun thuốc BVTV theo định kỳ chứ không dựa vào thông tin dự thính dự báo tình hình sâu bệnh trên đồng
ruộng. Hoặc khi phun thì tức là lúc sâu bệnh đã phát triển trên diện rộng và đã tàn phá cây trồng.
Chỉ vài năm trước đây nông dân trên địa bàn huyện vẫn sử dụng phương pháp làm cỏ truyền thống, nhưng hiện nay cách thức làm cỏ cơ giới gần như mất hẳn và chúng được thay thế bằng các loại thuốc trừ cỏ.
Một thực tế khác đó là thuốc bảo vệ thực vật được bán tràn lan ở chợ, ở các cửa hàng phân bón không có giấy phép hoạt động và nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi được hỏi về các phế thải của thuốc BVTV thì tất cả các xã trong huyện đều không có nơi tập trung các phế thải độc hại này phần lớn chúng được vứt xuống kênh mương hoặc ngay tại ruộng sau khi sử dụng.
Bảng 4.8. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả; Theo tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý của Nguyễn Văn Bộ (2000))
STT Cây trồng
Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn
N (kg/ha) P₂O₅ (kg/ha) K₂O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P₂O₅ (kg/ha) K₂O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) 1 Lúa xuân 81-135 160-190 54 5,5 120-130 80-90 30-60 8-10 2 Lúa mùa 104-108 165 54 5,5 80-100 50-60 20-30 6-8 6 Ngô 216-243 205 95 8 150-180 70-90 80-100 8-10 7 Mía 156-170 324 108 9 100-200 60-280 80-400 7-8 8 Cam 95 175 30 10 120-150 180-360 80-90 9-12
Qua bảng 4.1 ta thấy. Gần đây các loại phân hoá học đang được dùng một cách phổ biến bao gồm là các loại phân đa lượng đơn như: Đạm, lân, kali, đều được sử dụng lượng lớn, lượng đạm được sử dụng trên các loại cây lúa, ngô, mía đều lớn hơn theo tiêu chuẩn. Phân lân được sử dụng nhiều nhất trên cây lúa, ngô, mía đều rất lớn, với lượng phân lân sử dụng trên cây lúa và ngô đều lớn hơn trên 2 lần theo tiêu chuẩn cho phép
4.4.2.3. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội
Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Mức độ giải quyết việc làm, khả năng thu hút lao động, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo đời sống của nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác, giảm tỷ lệ hộđói nghèo …Một số chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.9. Một số tiêu chí xã hội
STT Chỉ tiêu 2010 2013
1 Tỷ lệ hộ khá 26,55% 27,5%
2 Tỷ lệ hộ nghèo 12% 10
3 Tỷ lệ máy điện thoại/100 dân 18 Máy 22 Máy 4 Tỷ lệ bác sĩ/100 dân 9 BS/100 11 BS/100 5 Tỷ lệ trẻ em tới trường 100%
(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra)
Loại hình các loại hình sử dụng đất: 2 vụ với hai kiểu sử dụng đất lúa mùa – lúa xuân và lúa mùa - màu, hai kiểu sử dụng đất này đã có từ lâu nên đã đi sâu vào tập quán canh tác của người dân địa phương và có thị trường tiêu thụ tại chỗ và một phần được tiêu thụ tại các địa bàn lân cận, giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm. Loại hình sử dụng đất trồng mía hai vụ có thị trường chủ tiêu thụ ôn định trên địa bàn huyên Cao
Phong ,tỉnh Hòa Bình và các tỉnh thành lân cận nên đã thu hút nhiều lao động trên địa bàn huyện góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện nâng câo đời sống nhân dân.
Khi việc sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn đời sống nhân dân đã được cải thiện hơn, các nhu cầu cơ bản của con người đã được đáp ứng, khoảng trên 30% số hộ đã thay thế chất đốt truyền thống là rơm rạ sang sử dụng ga, đường xá giao thông đi lại thuận tiện hơn; Hệ thống trạm trường cũng được nâng cấp và xây mới. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cụ thể qua bảng 4.12 ta thấy : Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện từ 17,5% năm 2005 xuống 12% năm 2010, huyện không còn hộ đói; nâng tỷ lệ bác sĩ từ 5 bác sĩ trên 100 dân năm 2005 lên 9 bác sĩ năm 2010; ngần như mỗi gia đình đều có 1 máy điện thoại và 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được đến trường.
- Nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ thuật của người dân trong địa bàn huyện