- Trên địa bàn huyện Cao Phong- tỉnh Hòa Bình tồn tại nhiều loại hình sử dụng đất.
+Đất ruộng 2 vụ: trên địa bàn huyện diện tích đất ruộng 2 vụ la ko nhiều chủ canh tác vụ hè thu và đông xuân.
+Đất ruộng 1 vụ: chủ yếu là đất là đất ruộng bậc thang nên chỉ canh tác được vào vụ hè thu tg lai còn lại ko canh tác được do thiếu nước sản xuất.
+Đất trồng cây hàng năm: đất trồng cây hang năm trên dia bàn huyện chủ yếu là diện tích đất trông mía.
+Đất trồng cây lâu năm: trên địa bàn huyện diện tịch đất trông cây lâu năm được chủ yếu dùng vào trồng các loại cây an quả như bưởi, cam, nhãn.
+Đất lâm nghiệp: đất lâm nghiệp được sử dụng với hai kiểu sử dụng chính là đất rừng tự nhiên và đất rừng tái sinh.
Bảng 4.5. Các loại hình, kiểu sử dụng đất.
STT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất
Đất ruộng 2 vụ
2 lúa (LUT1) Lúa mùa-lúa xuân
1 lúa -1 màu (LUT2) Lúa mùa- Ngô
Đất ruộng 1 vụ 1 vụ lúa (LUT3) Lúa mùa
Đất trồng cây hàng năm Chuyên màu, cây công nghiệp hang
năm (LUT4) Chuyên canh cây mía
Đất cây lâu năm Cây ăn quả (LUT5) Cam, Bưởi, Nhãn
Đất lâm nghiệp
-Rừng tự nhiên (LUT6) Rừng gô tạp -Rừng trồng (LUT7) Bạch đàn, keo
Mô tả các loại hình sử dụng đất.
* Loại hình sử dụng đất 2 lúa:
Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. Kiểu sử dụng đất là: Lúa đông xuân – lúa mùa.
- Lúa đông xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu vào giứa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Lúa xuân (xuân sớm, xuân chính vụ, xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau.
- Lúa mùa (Mùa sớm, mùa trung và mùa muộn) bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.
+ Đối với trà mùa sớm thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 – 120 ngày.
+ Đối với trà lúa mùa trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, dự, các loại.
* Loại hình sử dụng đất 1 lúa – màu
Loại hình sử dụng đât này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủđộng được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa –Ngô đông; Lúa mùa –Rau đông.
- Lúa mùa (Mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, thăng dân, các loại.
- Ngô đông: Thường trồng các giống ngô có năng suất cao nhu: Ngô cao sản và một số giống ngô địa phương
- Rau đông: Thường trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng từ 60 – 100 ngày như: Cà chua, cải bắp, xu hào,….
* Loại hình sử dụng đất 1 lúa.
- Loại hình sử dụng đât này chủ yếu được trồng trên các ruộng bậc thang có độ dốc cao. Chỉ trong lùa được vào vụ mùa do thiếu nước tưới vào vụ đông xuân. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thành phần cơ giới của đất ferarit.
- Láu mùa chủ yếu sử dụng các loại giống có thời gian sinh trưởng từ 125 ngay chở lên như nếp nương, thăng dân.
* Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp hàng năm
• Mía 2 vụ
- Mía là cây công nghiệp ngắn ngày được trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Cao Phong. Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện chủ yếu được trống mía và hình thành vùng chuyên canh cây mía trên địa bàn huyện và bước đầu tạo dựng được thương hiệu.
- Mía là loại cây dễ trồng và dễ sống, tốn ít công chăm sóc có thời gian sinh trương và phát triển khoảng 130 ngày.
* Loại hình sử dụng đất cây ăn quả:
Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả: Cam, Bưởi ….cho năng suất cao. LUT này được phân bố gần nhà ở để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa, đậu quả.