Hệ thống VoIP văn phòng khu vự c

Một phần của tài liệu Thiết kế triển khai tích hợp hệ thống VOIP tại vietnam airlines (Trang 51)

Trong dự án này, VNA sẽ ñầu tư mở rộng hệ thống IP Phone cho toàn hệ thống. Mô hình giải pháp chúng tôi ñề xuất sẽ gồm 2 trung tâm chính là Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi trung tâm sẽñặt hệ thống tổng ñài IP.

Hệ thống ở mỗi chi nhánh sẽ chỉ bao gồm Voice gateway và IP Phone. Các IP Phone và Gateway này sẽñược quản lý trực tiếp trên tổng ñài IP trung tâm như sau:

- Cisco Communication Manager Server Hà Nội: Trung tâm HN, Nội Bài, VPKV miền Bắc.

- Cisco Communication Manager Server Hồ Chí Minh: Trung tâm HCM, Đà Nẵng, VPKV miền Trung, VPKV miền Nam.

Hoạt ñộng của hệ thống

- Toàn bộ IP Phone sẽñược quản lý theo tổng ñài của khu vực. Do vậy, các chính sách cũng như cơ sở dữ liệu về người dùng IP Phone sẽñược lưu trên tổng ñài trung tâm. Khi ñó, mỗi cuộc gọi thực hiện ở VPKV sẽñược Call Manager trung tâm ñiều khiển qua các gói tin báo hiệu gửi qua ñường truyền WAN (còn dữ

liệu thoại sẽñược truyền trực tiếp giữa IP Phone)

- Mỗi VPKV, trung tâm sẽ ñược trang bị Voice gateway ñể có ñường trung kế

PSTN riêng. Đường trung kế riêng ñể phục vụ việc tính cước ñộc lập cũng như ñảm bảo ñầu số gọi ra ngoài sẽ hiển thị theo ñúng từng tỉnh. Thêm vào ñó, giải pháp ñề xuất là dùng Voice gateway mỗi chi nhánh làm thiết bị trả lời tự ñộng khi khách hàng từ ngoài gọi vào.

- Do sử dụng mô hình Multi-Site Multi-Call-Processing, 2 tổng ñài ở Hà Nội và HCM sẽñóng vai trò xử lý chính. Vì tất cảñược kết nối trên hạ tầng IP hiện có của VNA, 2 tổng ñài này sẽ trunk trực tiếp với nhau ñể kết nối hệ thống thoại miền Bắc và miền Nam.

Mỗi VPKV sẽ ñược cấp một dải số máy lẻ, trên tổng ñài miền Bắc sẽ tạo các route ñể khi có cuộc gọi vào dải số miền Nam sẽ ñẩy ñến tổng ñài HCM xử lý và ngược lại.

Giải pháp dự phòng

- Theo sơ ñồ giải pháp trên, toàn bộ IP Phone chi nhánh ñược quản lý tập trung tại tổng ñài Hà Nội và HCM. Mặc dù khi thực hiện cuộc gọi ra PSTN, traffic chỉ truyền giữa IP Phone và Voice gateway của chi nhánh, nhưng hoạt ñộng của IP Phone ñều phải ñược tổng ñài ñiều khiển thông qua kết nối WAN.

Vậy câu hỏi ñặt ra là nếu ñường truyền WAN gặp sự cố thì hoạt ñộng thoại của toàn chi nhánh sẽ gián ñoạn? Cisco tích hợp giải pháp dự phòng trên Voice gateway cho phép thiết bị VG tự dựng lên thành tổng ñài cục bộ của chi nhánh

ñể ñiều khiển cuộc gọi cho các IP Phone khi ñường truyền WAN gặp sự cố. Giải pháp này gọi tên là Cisco Survivable Remote Site Telephony (SRST).

Hình 3.17 Giải pháp dự phòng SRST

Trong giải pháp này, trên cấu hình lưu trong IP Phone sẽ có 2 tổng ñài IP với 2 mức ưu tiên. Ưu tiên nhất là tổng ñài IP trung tâm, bên cạnh ñó sẽ có chính Voice gateway của chi nhánh chạy ở chếñộ SRST. Trong quá trình hoạt ñộng, IP Phone sẽ liên tục gửi gói tin keepalive ñến tổng ñài IP, khi ñường truyền có vấn ñề, không nhận ñược trả lời từ tổng ñài trung tâm nữa, IP Phone sẽ chuyển qua ñăng ký lên Voice gateway. Khi ñó, VG có thể cung cấp cho IP Phone các chức năng nghe, gọi cơ bản ñể duy trì hoạt ñộng thoại của công ty.

Giải pháp Tail-End-Hop-Off

Kỹ thuật Tail End Hop Off ñược hiểu là người dùng ở khu vực A khi thực hiện cuộc gọi ñến ñầu số thuộc khu vực B thì cuộc gọi sẽ ñược chuyển ñi theo trung kế nội bộ

của khu vực B. Khi triển khai giải pháp này, công ty sẽ tiết kiệm ñược rất nhiều chi phí gọi ñường dài.

Mô hình của VNA rất phù hợp ñể triển khai giải pháp TEHO vì có nhiều chi nhánh trên nhiều tỉnh. Chúng tôi khuyến nghị tích hợp TEHO bằng cách thiết lập chính sách thực hiện cuộc gọi theo mã vùng. Mỗi gateway tỉnh sẽñược gán các route có mã vùng tương ứng và hệ thống sẽ chạy hoàn toàn trong suốt với người dùng. Khi có cuộc gọi mà sốñích thuộc tỉnh A thì tổng ñài sẽ tựñẩy ñến Voice gateway A xử lý.

Một phần của tài liệu Thiết kế triển khai tích hợp hệ thống VOIP tại vietnam airlines (Trang 51)