ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
3.1 Định hƣớng thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng kiểm soát các rủi ro ro
Các doanh nghiệp dịch vụ phải có ý thức rằng rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động kinh doanh. Và ý thức này phải được nhận thức không chỉ từ nhà quản lý, quan trọng hơn là các thành viên trong doanh nghiệp đều phải nhận thức được kiểm soát các rủi ro là quan trọng và cần thiết. Đây là nền tảng để các doanh nghiệp xác lập được các thủ tục kiểm soát và có hành động thích hợp cho từng loại rủi ro.
Thông thường mức độ rủi ro tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng. Khi rủi ro đạt đến một mức độ nào đó thì rủi ro càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần xác định mức rủi ro có thể chấp nhận cho doanh nghiệp mình. Nếu rủi ro chấp nhận càng chi tiết cho từng mục tiêu, chiến lược, phòng ban, nghiệp vụ,… sẽ góp phần hạn chế rủi ro phát sinh, gián tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động. Quan điểm đúng đắn về rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp chấp nhận rủi ro ở mức độ hợp lý, góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
Khi phân tích và đánh giá rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ cần dựa vào đặc điểm của ngành dịch vụ của doanh nghiệp mình để nhận diện rủi ro và xây dựng thủ tục kiểm soát thích hợp. Các doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ rất nhạy cảm với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng so với các ngành nghề kinh doanh khác. Từ đó, quan hệ khách hàng là yếu tố gây ra nhiều rủi ro nhất. Bên cạnh đó, dịch vụ thường không có sản phẩm tồn kho, thường dễ bị bắt chước nên vấn đề cạnh tranh rất gây gắt. Điều này góp phần gia tăng rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt.
Doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa vào các yếu tố như nhận diện các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro. Các yếu tố này nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị rủi ro và góp phần hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Và đây cũng là các yếu tố mà các doanh nghiệp nên áp dụng các phương pháp kỹ thuật khác nhau để kiểm soát rủi ro hiệu quả.
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phải gắn liền với mục tiêu và các chiến lược hành động. Điều này giúp doanh nghiệp xác định đúng các tiêu chuẩn cần thiết, thích hợp để đánh giá mức độ trọng yếu của rủi ro.
Để kiểm soát tốt các rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phải bao gồm 8 yếu tố như: môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.