Nhận diện các nguyên nhân của các hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP (Trang 62)

nội bộ và quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM

Các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam đã có những quan tâm nhất định đến vấn để quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và những nổ lực để thực hiện quản lý tốt hơn các rủi ro cũng đã được các doanh nghiệp dịch vụ thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.

Bên cạnh đó, sự đổi mới, hoàn thiện các chủ trương chính sách và các quy định của Nhà nước, cùng với sự phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và đa dang hóa cách thức quản lý rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các yêu cầu về quản lý tốt hơn các rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải nổ lực nhiều hơn để hoàn thiện việc quản lý tại doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, sự cố gắng của doanh nghiệp vẫn chưa giúp doanh nghiệp phát triển như mong muốn, đặc biệt là việc kiểm soát hiệu quả các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Những vấn đề còn tồn tại là:

 Các doanh nghiệp chưa tiếp cận về rủi ro liên quan đến doanh nghiệp một cách đầy đủ và hệ thống. Quản trị rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ dừng lại ở khái niệm, chưa được cụ thể hóa thành các tiêu thức, phương pháp đo lường cụ thể. Phần lớn các rủi ro chỉ được cảm nhận theo lý tính chủ quan của ban quản trị và nhà quản lý. Việc lượng hóa rủi ro bi chi phối rất nhiều bởi yếu tố cảm tính. Do đó, có thể nhận dạng không hết các rủi ro hoặc đánh giá không chính xác, dẫn đến hiệu quả của việc quản trị rủi ro thấp. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro là khái niệm tương đối mới, chưa được phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận khái niệm này để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ gặp nhiều khó khăn. Và hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ chỉ tập trung chủ yếu vào từng mảng rủi ro cụ thể và rời rạc như: rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng, rủi ro trong quan hệ với khách hàng,… Tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh và quan điểm của nhà quản lý, các doanh nghiệp dịch vụ tập trung vào những loại rủi ro và giai đoạn phát sinh rủi ro nhất định mà không xem xét một cách tổng thể và hệ thống cho toàn doanh nghiệp.

 Người quản lý của các doanh nghiệp dịch vụ chưa hoàn toàn được đào tạo chuyên sâu về kiểm soát nội bộ. Trong khi đó, các nhà quản lý tập trung vào các kiến thức về quản trị kinh doanh, về chiến lược phát triển doanh nghiệp, về lợi nhuận.

 Các doanh nghiệp dịch vụ chưa hoàn toàn tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Đặc điểm của ngành phục vụ gồm những điều sau đây: Không có giá trị xác định, với một sản phẩm có thể quy định rõ về chất lượng phải thế nào nhưng phục vụ phải dựa vào đòi hỏi của từng khách hàng; Trao đổi giao dịch dựa rất nhiều vào nhu cầu của khách; Đa số không có vật liệu tồn kho; Đa số có tính cách trao đổi cá nhân, có yếu tố con người tham gia quá trình trao đổi; Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng chiếm tỉ lệ rất cao và tỉ lệ nhận những đánh giá trực tiếp từ khách hàng cũng rất cao, luôn thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của khách; Không thể theo một cơ chế nhất định mà phải biết ứng biến tùy hoàn cảnh; Đòi hỏi kiến thức của nhân viên cao hơn những ngành sản xuất; Thường là để phục vụ đến tận nơi cho khách hàng. Do đó, tính chất cạnh cạnh trong các doanh nghiệp dịch vụ rất cao và gây gắt. Chính điều này tạo nên sức ép cho nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ. Họ phải luôn cập nhật kiến thức, luôn niềm nở và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, yếu tố chi phí cũng là áp lực khiến các doanh nghiệp dịch vụ không thể hoàn toàn tạo điều kiện cho nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất. Vì vậy, lực lượng lao động chưa thể hoàn thành tốt các yêu cầu của nhiệm vụ và gián tiếp là giảm hiệu quả của việc quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.

 Thói quen sử dụng các dịch vụ bảo hiểm chưa phổ biến và các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tổn thất ở Việt Nam chưa đa dạng. Điều này làm cho doanh nghiệp không thể chia sẻ với các doanh nghiệp bảo hiểm và phải gánh chịu toàn bộ tổn thất, dẫn đến sự thiếu hiệu quả. Hơn nữa, quan điểm và triết lý của nhà quản lý về việc sử dụng các công cụ bảo hiểm tại Việt Nam chưa cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp chủ sở hữu là người Việt Nam. Do bảo hiểm cũng sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém một khoản chi phí nhất định, là yếu tố khiến nhiều nhà quản lý cân nhắc khi ra quyết định.

 Thông tin là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Không chỉ có sự ngộ nhận “bảo mật thông tin là vấn đề cần quan tâm của quản lý IT và phòng IT” mà rất nhiều doanh nghiệp còn có những ngộ nhận “trầm trọng” khác. Đó là cách suy nghĩ cho rằng những đe dọa về bảo mật đến từ bên ngoài mới là những rủi ro lớn nhất; bảo mật thông tin chỉ nhằm bảo

đảm bảo vệ hệ thống và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; quản lý nhân sự trong bảo mật thông tin không quan trọng bằng công nghệ; áp dụng những giải pháp công nghệ cao và tiên tiến sẽ làm tăng tính bảo mật. Trong khi đó, những vấn đề về quản lý bảo mật thông tin bằng nhân sự, chính sách và hệ thống quản lý lại không được áp dụng.

 Nhà nước hoặc hiệp hội nghề nghiệp chưa ban hành các hướng dẫn về quản trụ rủi ro, chưa quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố và quản lý rủi ro. Điều này làm cho người quản lý trong doanh nghiệp không có sự quan tâm đúng mực đến quản trị rủi ro.

 Việc phổ biến các chính sách, quy định mới trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dịch vụ có nhiều chi nhánh, địa điểm tiếp xúc với khách hàng trực tiếp và có lượng nhân viên đông và phân bổ nhiều nơi.

Vì vậy cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư nghiên cứu xây dựng một quy trình quản lý các rủi ro là cần thiết cho các doanh nghiệp dịch vụ tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Mặt khác, điều này còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tiếp cận với cách thức quản lý tiên tiến trên thế giới trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:

Trên cơ sở các lý luận đã được trình bày ở chương 1, chương 2 giới thiệu tổng quát về tình hình hoạt động và quản lý của các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM và thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM. Việc phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào 8 bộ phận cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ theo Báo cáo COSO năm 2004. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra một vài đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM, nhận xét về các ưu điểm cũng như nhược điểm tồn tại. Hơn nữa, chương 2 cũng nhận diện các nguyên nhân của các hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.

Nhìn chung các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TPHCM có quan tâm đến kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro. Phần lớn doanh nghiệp đều có thủ tục kiểm soát như phân rõ trách nhiệm, quyền hạn; kiểm tra độc lập; thường xuyên đối chiếu so sánh số liệu thực tế so với kế hoạch, năm trước trong từng bộ phận; thường xuyên đối chiếu so sánh số liệu thực tế so với kế hoạch, năm trước cho toàn công ty; Ban lãnh đạo định kỳ phân tích số liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh; Các sáng kiến đổi mới và cải tiến được doanh nghiệp xem xét một cách nghiêm túc; Doanh nghiệp có kiểm soát tốt các

thiết bị lưu trữ và sao lưu dự phòng dữ liệu; Các nhân viên được khuyến khích báo cáo những điều nghi ngờ không hợp lý cho ban quản trị.

Tuy nhiên, khái niệm thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tập trung vào quản trị rủi ro còn khá mới và ít cơ sở lý luận khoa học hỗ trợ. Hơn nữa, các lý thuyết hiện nay chỉ đưa ra các khái niệm chung, chưa đi sâu đến đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp dịch vụ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro. Điều này bị ảnh hướng bởi nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Các doanh nghiệp tồn tại nhiều vấn đề gây cản trở cần khắc phục như: các doanh nghiệp chưa tiếp cận về rủi ro liên quan đến doanh nghiệp một cách đầy đủ và hệ thống; người quản lý của các doanh nghiệp dịch vụ chưa hoàn toàn được đào tạo chuyên sâu về kiểm soát nội bộ; các doanh nghiệp dịch vụ chưa hoàn toàn tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ; thói quen sử dụng các dịch vụ bảo hiểm chưa phổ biến và các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tổn thất ở Việt Nam chưa đa dạng; thông tin là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp; nhà nước hoặc hiệp hội nghề nghiệp chưa ban hành các hướng dẫn về quản trụ rủi ro, chưa quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố và quản lý rủi ro.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP (Trang 62)