Lịch sử hình thành các lý thuyết về quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP (Trang 28)

Thời kỳ tiền lý thuyết

Thuật ngữ „rủi ro‟ liên quan đến hoạt động của một đơn vị đã được đề cập từ rất sớm. Lúc đầu, rủi ro được coi là khả năng hoặc mối đe dọa co thể gây tổn thất liên quan đến hoạt động thương mại, đặc biệt trong việc bảo toàn tài sản và hàng hóa. Cách thức thông thường để đối phó với rủi ro trong giai đoạn này là mua các dịch vụ bảo hiểm để chuyển giao toàn bộ hoặc một phần thiệt hại về tài sản cho các doanh nghiệp bảo hiểm khi tổn thất phát sinh.

Sự ra đời của doanh nghiệp bảo hiểm chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ bảo hiểm để chuyển giao rủi ro. Lúc đầu dịch vụ bảo hiểm hình thành trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, sau đó phát triển qua các loại hình khác. Các tài liệu tìm thấy ở công ty bảo hiểm Hammurabi cho chúng ta thấy rằng dịch vụ bảo hiểm đã tồn tại cách đây khoảng 3800 năm.

Thời kỳ phát triển lý thuyết quản trị rủi ro

Khi hoạt động kinh doanh càng mở rộng phát triển thì doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều loại rủi ro mới và phức tạp hơn, đòi hỏi phải có một lý thuyết về rủi ro và các kỹ thuật để có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Từ chỗ cách thức duy nhất để quản lý rủi ro là mua các bảo hiểm cho các tổn thất có thể có đến cách thức quản lý

những tình huống không chắc chắn và tối ưu hóa việc quản trị rủi ro. Cùng với yêu cầu về quản trị rủi ro, các lý thuyết về rủi ro và sau đó là các kỹ thuật và các hệ thống quản trị rủi ro được hình thành.

John Haynes (1895): John Haynes là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về rủi ro. Theo ông thì rủi ro là khả năng xảy ra những hư hỏng hoặc mất mát một cách tình cờ đối với đơn vị, sự kiện không chắc chắn được coi là rủi ro khi nó sẽ có những tác động xấu đến kết quả của đơn vị - sẽ gánh chịu những rủi ro liên quan đến đơn vị.

Frank H. Knight (1921): Theo Frank H. Knight thì rủi ro là sự kiện trong tương lai mà có thể đo lường được sự tác động, còn sự kiện không chắc chắn là những sự kiện mà không thể đo lường được sự tác động. Mặt khác, ông cũng cho rằng : rủi ro liên quan đến tổn thất và sự kiện không chắc chắn liên quan đến những lợi ích mà đơn vị sẽ gặp phải trong tương lai. Để xem xét khả năng xuất hiện của rủi ro và sự kiện không chắc chắn, ông sử dụng các khái niệm „xác suất khách quan‟ và „xác suất chủ quan‟.

Irving Pfeffer (1956): Pfeffer đã tiếp tục quan điểm của Knight, và theo ông thì rủi ro là sự kết hợp của các nguy hại và được đo lường bởi xác suất xảy ra; còn sự kiện không chắc chắn được đo lường bởi mức độ của niềm tin. Rủi ro là trạng thái khách quan, sự kiện không chắc chắn là trạng thái chủ quan.

Các quan điểm về rủi ro theo thời gian đã có một sự chuyển biến to lớn: từ chỗ coi rủi ro là việc xuất hiện tổn thất một cách tình cờ đến việc dự báo các rủi ro, từ chỗ coi rủi ro là những gì có thể đo lường được đến việc ý thức được những rủi ro không thể đo lường, từ chỉ xem xét tổn thất đến việc đánh giá lợi ích, từ xem xét các rủi ro riêng lẻ đến xem xét cùng lúc nhiều rủi ro,… Tuy nhiên, các quan điểm trên còn chứa đựng những bất cập: quan điểm về rủi ro chưa bao quát cho toàn đơn vị; rủi ro được xem xét cho từng sự kiện độc lập hoặc mới chỉ dừng lại xem xét sự tác động của nhiều sự kiện đến một mặt hoạt động của đơn vị. Do đó, ứng phó với rủi ro thường bị động vì không có chiến lược bài bản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)