0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Những đặc điểm của doanh nghiệp dịch vụ ảnh hƣởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TP (Trang 38 -38 )

nội bộ và quản trị rủi ro

Sản phẩm dịch vụ có các đặc trưng cơ bản khác với sản phẩm hữu hình khác, như tính vô hình, tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc, tính không ổn định về chất lượng, tính không lưu giữ được.

Sản phẩm dịch vụ về cơ bản là không cụ thể, do vậy nó rất dễ bắt chước. Một dịch vụ có thể do nhiều doanh nghiệp cung cấp. Điều này là rủi ro lớn cho việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt là các thủ tục kiểm soát bảo mật.

Một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ là tính không tách rời được. Trong đa số các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa có khách hàng, chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ. Do đó, xây dựng quan hệ với khách hàng tốt là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp dịch vụ.

Sản phẩm dịch vụ được thực hiện bởi những người cung cấp khác nhau, ở những thời gian và địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ đã tạo ra tính không ổn định của dịch vụ. Vì thế khó có thể kiểm tra trước chất lượng dịch vụ và điều này gây khó khăn trong quản lý chất lượng của dịch vụ. Điều này tạo nên tính phức tạp trong việc thiết lập các thủ tục kiểm soát nội bộ và các thủ tục quản trị rủi ro.

Trong hầu hết các ngành kỹ nghệ sản xuất, sản phẩm được bao gói và chuyên chở qua các trung gian, các đại lý, đến những người bán buôn, các cửa hàng bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đối với dịch vụ, người tiêu dùng có thể phải đến nơi mà ở đó dịch vụ được “tạo ra”. Nghĩa là, dịch vụ được bán hay cung cấp cho khách hàng trước khi họ cảm nhận được lợi ích thực sự của nó. Chính điều này làm cho khách hàng cảm thấy liều lĩnh khi mua những dịch vụ và họ luôn yêu cầu được thông tin đầy đủ các giai đoạn của quá trình mua và sử dụng dịch vụ. Vì thế, chất

lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp ở lĩnh vực dịch vụ có yêu cầu cao hơn nhiều so với chất lượng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực kinh doanh khác. Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ có tỷ lệ giao tiếp và giải quyết các thắc mắc từ khách hàng nhiều hơn các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp dịch vụ.

Sản phẩm dịch vụ được tạo ra là kết quả của chuỗi phối hợp nhiều hoạt động của nhiều đối tượng tham gia khác nhau. Dịch vụ cũng có thể là tập hợp của nhiều hoạt động dịch vụ nhỏ có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình tạo ra lợi ích cho khách hàng. Vấn đề là mỗi doanh nghiệp dịch vụ cần phải biết khéo léo kết hợp các loại dịch vụ khác nhau đó để tạo ra cho mình một tập hợp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh phù hợp với những thế mạnh của mình, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu có tính đặc thù của từng thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Mặt khác, do thị trường luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết thế một cấu trúc dịch vụ sao cho có thể điều chỉnh linh hoạt theo sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để tránh lãng phí vì chi phí thiết kế dịch vụ mới thường rất tốn kém. Đây là thử thách cho các nhà quản lý trong việc tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong doanh nghiệp dịch vụ.

Qua đó cho thấy các đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng đến các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy, khi nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp dịch vụ cần thiết tập trung vào các đặc điểm này nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các rủi ro có thể phát sinh; mặt khác, giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh thông qua hệ thống kiểm soát hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:

Đề tài đã trình bày một cách khái quát các lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ theo Báo cáo COSO năm 2004 và tổng quan về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: Lịch sử hình thành, Khái niệm kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ, Các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004, Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ. Về tổng quan về quản trị rủi ro bao gồm: Lịch sử hình thành các lý thuyết về quản trị rủi ro, Khái niệm về quản trị rủi ro doanh nghiệp, Các nội dung của quản trị rủi ro doanh nghiệp, Lợi ích và hạn chế của quản trị rủi ro doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài còn đề cập đến: Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ với vấn đề quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, Những đặc điểm của doanh nghiệp dịch vụ ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn khái quát cần thiết phải thiết lập

hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.

Các doanh nghiệp dịch vụ khác nhau sẽ xây dựng cho chính bản thân doanh nghiệp mình một hệ thống kiểm soát nội bộ khác nhau để quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh. Khuôn mẫu thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ tích hợp với quản trị rủi ro hiệu quả theo báo cáo COSO năm 2004 là dựa vào 8 yếu tố như: Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự kiện tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng với rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tập trung vào quản trị rủi ro sẽ góp phần hoàn thiện các chính sách và thủ tục kiểm soát, tạo lập sự phù hợp giữa lựa chọn chiến lược và mức rủi ro có thể chấp nhận, làm tăng hiệu quả đối với việc phản ứng với rủi ro, giảm thiểu tổn thất bất ngờ trong quá trình hoạt động. Từ đó giúp doanh nghiệp có cách nhìn nhận mới và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI

CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

2.1 Giới thiệu tổng quát về tình hình hoạt động và quản lý của các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM

Tổ chức Thương mại Thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành): Các dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính viễn thông ; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác…Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2001 ngành dịch vụ đã tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển…

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…

Năm 2012, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011. GDP tăng 9,2%; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 10,0%.

Tính từ đầu năm đến gần cuối tháng 6 năm 2013, trên địa bàn TPHCM đã có thêm 11.903 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó s ố doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ chiếm 76,4%.

Theo Cục Thống kê TPHCM - Thông tin kinh tế xã hội tháng 6 năm 2013, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 340.654 tỷ đồng (theo thực tế); tính theo giá so sánh năm 2010 tăng 7.9% so cùng kỳ năm 2012 (mức tăng cùng kỳ là 8.1%). Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ đạt 197.816 tỷ đồng, chiếm 58.1% GDP, tăng 9.1%. Trong đó, ngành thương nghiệp tăng 8.4%; ngành khách sạn nhà hàng tăng 14%; vận tải kho bãi 5.6%.

Hình 2.1: Tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2003

(Nguồn: Cục Thống kê TPHCM - Thông tin kinh tế xã hội tháng 6 năm 2013)

Khu vực dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn đang trong giai đoạn kém phát triển cho dù Việt Nam đã đạt rất nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế kể từ khi áp dụng chương trình đổi mới trên cả nước. Khu vực dịch vụ cần nhanh chóng cải thiện tính cạnh tranh của mình khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn ở cả trong và ngoài nước. Một khu vực dịch vụ hiệu quả cũng sẽ thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hồ Chí Minh.

Các ngành kinh tế được thúc đẩy tăng trưởng bởi các ngành dịch vụ trung gian. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, các chính sách dường như chỉ chú trọng đến các dịch vụ cuối cùng. Ngành dịch vụ duy trì và hỗ trợ toàn bộ quá trình sản xuất thông qua việc cung cấp các dịch vụ đầu vào “thượng nguồn” (như nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu khả thi, thiết kế sản phẩm, đào tạo nhân viên), các dịch vụ đầu vào “trung nguồn” (như kế toán, dịch vụ pháp lý, kỹ thuật, kiểm nghiệm, các dịch vụ máy tính, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, tài chính, viễn thông) và các dịch vụ đầu vào “hạ nguồn” (như quảng cáo, phân phối, vận tải, kho hàng). Sẽ không phát triển được một nền công nghiệp cạnh tranh nếu không có các dịch vụ đầu vào chất lượng cao.

Các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam đang phải cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và thị trường thế giới, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam vẫn chưa cao.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào chín ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, khuyến khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao là tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; dịch vụ vận

tải, kho bãi, hệ thống cảng; dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học-công nghệ, nghiên cứu và triển khai; du lịch; y tế; giáo dục và đào tạo.

Trong lĩnh vực du lịch, dù còn đang gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp lữ hành của thành phố vẫn tăng cường khai thác và phát triển thêm hàng loạt tuyến du lịch nội địa mới để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Với thế mạnh là có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, một hệ thống cảng biển trải dài dọc theo sông Sài Gòn, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh đã là một cửa ngõ thông thương với quốc tế và là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của đất nước.

Trong dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, thành phố đã là một thị trường sôi động, lớn nhất nước với 17,25 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ bình quân 242 máy/100 dân; 900.000 thuê bao truyền hình cáp; 610.000 thuê bao Internet băng thông rộng ADSL.

Doanh thu công nghiệp phần mềm năm qua đạt 252 triệu USD, doanh thu từ công nghiệp phần cứng cũng đã đạt 308 triệu USD, trong đó hàng xuất khẩu trị giá 253 triệu USD.

Hoạt động của dịch vụ tài chính-ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển khởi sắc với những bước đi đột phá theo hướng đa dạng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện được vai trò là một trung tâm của toàn vùng và cả khu vực Nam Bộ. Đây là một loại dịch vụ cao cấp so với nhiều ngành dịch vụ khác vì là ngành tạo nên tỷ suất lợi nhuận lớn, đồng thời đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ, có kỹ năng và đào tạo cơ bản. Trong tương lai, dịch vụ tài chính-ngân hàng sẽ là ngành có vai trò và vị trí quan trọng nổi bật trong số các ngành dịch vụ còn lại không chỉ với riêng Thành phố Hồ Chí Minh - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước mà còn nỗ lực vươn đến vị trí là một trung tâm dịch vụ tài chính-ngân hàng của khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TP (Trang 38 -38 )

×