Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên (Trang 28)

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết được mục đích nghiên cứu, đề tài giải quyết hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện sức bền tốc độ trong chạy 100m của đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên.

Nhiệm vụ 2: ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển sức bền tốc độ trong huấn luyện.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành tham khảo, tổng hợp một số tài liệu có liên quan đến đề tài như các văn bản pháp quy của Nhà nước, kiến thức y sinh học, sách, tạp chí.... làm cơ sở cho việc lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ đảm bảo khoa học.

2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục - giáo dưỡng, mà không làm ảnh hưởng tới quá trình đó. Nói cách khác, đó là phương pháp tự giác, có mục đích để thu lượm những số liệu, sự kiện, đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng.

Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm quan sát các buổi tập của học sinh để đánh giá sự tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp vận động nhằm đánh giá thực trạng sức bền tốc độ chạy cự ly 100m của đối tượng nghiên cứu. Qua đó sử dụng khối lượng phù hợp với điều kiện cụ thể.

29

Qua quan sát tác giả nhận thấy thành tích chạy 100m của các em còn hạn chế do sự giảm sút tố chất sức bền tốc độ, nguyên nhân chủ yếu là do huấn luyện viên chưa chú trọng tới việc phát triển sức bền tốc độ cho các em, phương pháp huấn luyện, việc sử dụng các bài tập trong huấn luyện chưa hợp lí.

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Đây là phương pháp sử dụng trong một thời gian ngắn có thể thu thập được một khối lượng số liệu.

Trong khi tiến hành nghiên cứu tác giả đã phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia thể thao, các thầy cô giảng dạy về TDTT có nhiều kinh nghiệm về ảnh hưởng của các tố chất thể lực trong môn chạy 100m, cũng như phỏng vấn về các bài tập lựa chọn ứng dụng vào thực nghiệm, nhằm tăng thêm độ tin cậy với các bài tập phát triển sức bền tốc độ trong quá trình huấn luyện.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên một cách khách quan chính xác thông qua một số test đã chọn. Trên cơ sở đó có những nhận xét về việc phân nhóm trong quá trình thực nghiệm, cũng như nhận xét hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu.

Thông qua phỏng vấn tác giả đã lựa chọn được các test sau vào quá trình kiểm tra sư phạm,

Chạy 30m tốc độ cao. Chạy 60m xuất phát cao. Chạy 100m xuất phát thấp.

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đặc trưng của phương pháp thực nghiệm sư phạm là con người khống chế trước các điều kiện và hoàn cảnh để loại trừ yếu tố gây nhiễu. Thông qua

30

so sánh kết quả thực nghiệm để đạt được mục đích nghiên cứu khoa học trong thời gian dự định.

Trong huấn luyện, thông qua các phương pháp thực nghiệm để phân biệt các khả năng và trình độ trong các số liệu thực nghiệm. Khi sử dụng phương pháp thực nghiệm cần dựa vào tính chất của vấn đề và nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành, xây dựng kế hoạch thiết thực, đối tượng huấn luyện cần căn cứ vào giới tính, trình độ lứa tuổi, loại hình kỹ thuật và đặc điểm cá nhân.

Sau khi xây dựng xong hệ thống các bài tập chuẩn bị cho công tác thực nghiệm, đề tài tiến hành thực nghiệm trên 20 học sinh và chia thành 2 nhóm:

Nhóm A: nhóm đối chiếu gồm 10 em tập luyện theo giáo án của giáo viên. Nhóm B: nhóm thực nghiệm gồm 10 em luyện tập theo bài tập đã được lựa chọn để đưa vào thực nghiệm.

Mục đích để so sánh sự phát triển về thành tích giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 6 tuần, 3 buổi/tuần.

2.2.6. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý số liệu thu thập qua điều tra, quan sát sư phạm, thực nghiệm sư phạm.

Các công thức được sử dụng - Tính trung bình cộng: n i i 1 x x n   Trong đó: x: giá trị TB xi: giá trị từng cá thể n: số lượng đối tượng ∑: ký hiệu tổng

31 - Phương sai: 2 2 (xi x) (n 30) n 1       - Độ lệch chuẩn: 2    - So sánh 2 số trung bình quan sát (t) t = A B 2 2 A B A B x x n n     (n < 30) 2.3. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 5/2011 qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2010

Giai đoạn này có nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở lý luận của đề tài, nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới đề tài, xác định định hướng nghiên cứu, xác định nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.

- Giai đoạn 2: từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 Giải quyết 2 nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng và lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên.

+ Nhiệm vụ 2: ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập đã chọn để phát triển sức bền tốc độ cho học sinh trong thực tiễn luyện tập.

- Giai đoạn 3: tháng 5/2011

Hoàn thành xử lý só liệu, đánh giá kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện khoá luận, bảo vệ khoá luận.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu

- Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên

2.3.3. Đối tượng nghiên cứu

32

Chương 3

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)