Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ trong huấn luyện chạy cự ly 100m

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên (Trang 36 - 40)

Kết quả và phân tích kết quả

3.1.3.Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ trong huấn luyện chạy cự ly 100m

huấn luyện chạy cự ly 100m

Dựa trên cơ sở lý luận về huấn luyện sức bền tốc độ, cơ sở sinh lý của yếu tố sức bền tốc độ dựa trên cơ sở đánh giá kết quả huấn luyện ở giai đoạn chuyên môn hoá sâu của vận động viên nữ điền kinh trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên và đặc điểm của đối tượng học sinh điều kiện tập luyện và quỹ thời gian dành cho môn học đề tài đã đưa ra một số bài tập nâng cao sức bền tốc độ cho vận động viên điền kinh chạy 100m.

Bài tập 1: Gánh tạ ngồi sâu

- Mục đích: phát triển sức mạnh cơ lưng, cơ đùi - Yêu cầu: khắc phục 100% trọng lượng cơ thể - 10L x 4 tổ thời gian nghỉ giữa 2 phút

Bài tập 2: Gánh tạ chạy nâng cao đùi (30m)

- Mục đích: phát triển sức mạnh cơ chân - Yêu cầu: Khắc phục 70% trọng lượng cơ thể. - 10L x 5 tổ thời gian nghỉ 3 phút

37

Bài tập 3: Gánh tạ bước xoạc (30m)

- Mục đích: phát triển các nhóm cơ chân - Yêu cầu: Khắc phục 50% trọng lượng cơ thể -Số lần: 5 tổ

Thời gian nghỉ giữa tổ 2 phút

Bài tập 4: Chạy 30m tốc độ cao

Mục đích: phát triển sức mạnh khả năng phản ứng. Yêu cầu 3 - 5 lần

Cường độ tối đa: thời gian nghỉ giữa 1 phút

Bài tập 5: Chạy 60m xuất phát cao

Mục đích: phát triển sức mạnh, tăng cường khả năng sử dụng năng lượng yếm khí.

Yêu cầu: 6 - 8 lần với cường độ tối đa nghỉ giữa 1 phút

Bài tập 6: Chạy 30m xuất phát thấp

Mục đích: phát triển sức mạnh, tăng cường khả năng tiếp nhận tín hiệu xuất phát.

Yêu cầu: 3 - 5 lần với cường độ tối đa (T) nghỉ giữa 2 phút

Bài tập 7: Chạy 60m xuất phát thấp

Mục đích: phát triển sức mạnh tăng cường khả năng sử dụng năng lượng yếm khí.

Yêu cầu: 6 - 8 lần với cường độ tối đa nghỉ giữa 2 phút

Bài tập 8: Chạy 120m xuất phát cao

Mục đích: phát triển sức mạnh sức bền tốc độ, tăng khả năng sử dụng yếm khí.

Yêu cầu: 3 - 5 lần với cường độ 95% sức nghỉ giữa 3 phút

Bài tập 9: Chạy 150m xuất phát cao

Mục đích: phát triển sức mạnh sức bền tốc độ, tăng khả năng sử dụng yếm khí.

38

Bài tập 10: Chạy 300m xuất phát cao

Mục đích: phát triển sức bền.

Yêu cầu: 3 lần nghỉ giữa 5 phút với cường độ tối đa 90%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 11: Bài tập hỗn hợp: (300m + 200m + 100m)x 2 tổ

Mục đích: tăng cường khả năng sử dụng năng lượng yếm khí và năng lượng ưa khí, tăng cường khả năng thích ứng với cường độ thay đổi.

Yêu cầu: 80% cường độ tối đa nghỉ giữa các lần 3 phút. Nghỉ giữa 2 tổ 5 phút.

Bài tập 12: Chạy biến tốc 50m nhanh, 50m chậm 3 vòng x 400m

Mục đích: tăng cường khả năng sử dụng năng lượng yếm khí và năng lượng ưa khí, tăng cường khả năng thích ứng với cường độ thay đổi.

Yêu cầu: 95%

Bài tập 13: Chạy biến tốc 100m nhanh, 100m chậm 3 vòng x400

Mục đích: tăng cường khả năng sử dụng năng lượng yếm khí và năng lượng ưa khí, tăng cường khả năng thích ứng với cường độ thay đổi.

Yêu cầu: 90% cường độ tối đa.

Để lựa chọn ra các bài tập hợp lý trước khi đưa vào thử nghiệm chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn.

Mục đích của phương pháp này nhằm lựa chọn ra các bài tập thích hợp nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính hiệu quả khi đưa vào thực nghiệm. Trình độ của đối tượng phỏng vấn là những người có trình độ từ đại học và có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên đây là những người có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy mà huấn luyện tại trường. Trước khi đưa ra các bài tập vào thực nghiệm đề tài đã tiến hành phỏng vấn 20 người.

Đối tượng phỏng vấn gồm:

- Giáo viên tham gia giảng dạy 10 năm trở lên chiếm 50%.

- Giáo viên đang tham gia giảng dạy tại trường có thâm niên công tác 10 năm trở xuống 5 người chiếm 25%.

39

- các giáo viên tại trường lân cận 5 người chiếm 25%.

Để lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ có ý kiến tán thành cao trước khi đưa vào thực nghiệm chúng tôi tiến hành phiếu phỏng vấn ý kiến đồng ý được tính theo tỷ lệ %.

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập ứng dụng vào thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn giáo viên về các bài tập lựa chọn ứng dụng vào thực nghiệm(n=20)

TT Bài tập Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ %

1 Gánh tạ ngồi sâu 5 25

2 Gánh tạ bước xoạc (30m) 20 100

3 Gánh tạ chạy nâng cao đùi (30m) 10 50

4 Chạy 30m tốc độ cao 6 27

5 Chạy 60m xuất phát cao 16 86

6 Chạy 30m xuất phát thấp 10 50

7 Chạy 60m xuất phát thấp 10 50

8 Chạy 150m xuất phát cao 18 93

9 Chạy 120m xuất phát cao 20 100

10 Chạy 300m xuất phát cao 17 90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Bài tập hỗn hợp: (300m + 200m + 100m) 20 100 12 Chạy biến tốc 50m nhanh, 50m chậm 18 93 13 Chạy biến tốc 100m nhanh, 100m chậm 15 83 Trên cơ sở của kết quả phỏng vấn thu được tác giả tiến hành lựa chọn các bài tập đã được đa số giáo viên đồng ý là có hiệu quả nâng cao sức bền tốc

40

độ khi đưa vào áp dụng. Đề tài tiến hành lựa chọn các bài tập có số ý kiến đồng ý đạt từ 83% trở lên để đưa vào thực nghiệm bao gồm:

Bài tập 1: Gánh tạ bước xoạc (30m) Bài tập 2: Chạy 60m xuất phát cao Bài tập 3: Chạy 120m xuất phát cao Bài tập 4: Chạy 150m xuất phát cao Bài tập 5: Chạy 300m xuất phát cao

Bài tập 6: Bài tập hỗn hợp: (300m + 200m + 100m) Bài tập 7: Chạy biến tốc 50m nhanh, 50m chậm Bài tập 8: Chạy biến tốc 100m nhanh, 100m chậm

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên (Trang 36 - 40)