Thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện sức bền tốc độ cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu Hưng Yên

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên (Trang 33 - 35)

Kết quả và phân tích kết quả

3.1.1. Thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện sức bền tốc độ cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu Hưng Yên

cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên

Mức độ phát triển bài tập sức bền tốc độ cho các vận động viên nữ chạy cự ly 100m tại trường THPT Khoái Châu được xem như là một trong số những chỉ tiêu cơ bản trong việc đánh giá khả năng của vận động viên. Ngoài ý nghĩa khả năng đánh giá sức bền tốc độ nó còn cho phép nhìn ra các tiềm năng của quá trình đào tạo tài năng thể thao sau này.

Có thể coi thành tích trong các bài tập kỹ thuật là những chỉ tiêu khách quan đáng tin cậy thông qua các biên bản kỹ thuật hay thông qua nhật ký huấn luyện của huấn luyện viên, giáo viên và nhật ký tập luyện của vận động viên mà ta có được những chỉ tiêu khách quan làm tiền đề để đánh giá sức bền tốc độ của các vận động viên chạy 100m nữ, vì các bài tập thể chất là một quá trình thông suốt trong quá trình huấn luyện cho nên thông tin từ những chỉ tiêu đó cần làm rõ thêm mức độ diễn biến của trình độ huấn luyện sức bền tốc độ cũng như tạo điều kiện cho việc kiểm tra tính hiệu quả trong thời kỳ huấn luyện.

Trên cơ sở về những căn cứ khoa học của đề tài ta có thể xem xét thực trạng sức bền tốc độ của vận động viên chạy cự ly ngắn 100 trường THPT Khoái Châu, qua đó tìm hiểu được mức độ của các chỉ số đánh giá với thành tích chung cũng như sự tương quan của các chỉ tiêu đó. Đây chính là căn cứ để đi vào con đường nghiên cứu hiệu quả huấn luyện cho vận động viên chạy cự ly ngắn 100m nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên.

34

Trong quá trình huấn luyện việc đánh giá sức bền tốc độ của vận động viên nữ cự ly ngắn 100m là việc rất cần thiết. Thông qua đó mà ta đánh giá sức bền tốc độ giúp cho huấn luyện viên cũng như vận động viên rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình huấn luyện và tập luyện.

Trong thực tế huấn luyện 1 tuần 3 buổi mỗi buổi 120 phút vận động viên phải tập trung vào luyện tập để phát triển các tố chất, phẩm chất đạo đức trang bị cho mình một thể lực chuyên môn thật tốt để nâng cao thành tích thể thao.

Khi phỏng vấn các huấn luyện viên, giáo viên và những nhà chuyên môn trong chạy cự ly ngắn (100m) bằng phiếu hỏi về tầm quan trọng của các tố chất thể lực như sức mạnh, tốc độ, sức bền tốc độ trong chạy cự li 100m như thế nào. Tác giả đã thu được kết quả sau:

Bảng 3.1: ảnh hưởng của các tố chất thể lực trong môn chạy cự ly ngắn 100m (n = 20)

Kết quả

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng

TT Nội dung phỏng vấn n % n % n % 1 Sức mạnh 0 0 14 70 16 80 2 Tốc độ 0 0 10 50 17 85 3 Sức bền tốc độ 0 0 7 35 12 60

Qua bảng trên cho thấy:

Cả 3 tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền tốc độ đều được các huấn luyện viên, giáo viên và chuyên gia đánh giá là quan trọng và rất quan trọng nó có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Tố chất tốc độ có số người đòi hỏi đánh giá là rất quan trọng cao hơn cả (85%).

35

Tố chất sức mạnh được đánh giá có mức độ quan trọng kém hơn tố chất tốc độ (80%) số người đánh giá là rất quan trọng.

Tố chất sức bền tốc độ được đánh giá có mức độ được số người đánh giá là rất quan trọng (60%).

- Tóm lại: từ những kết quả phân tích trên tác giả nhận thấy kết quả diễn biến của các tố chất thể lực chuyên môn của đội tuyển nữ chạy 100m trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên đã phản ánh quan điểm của huấn luyện viên. Trong quá trình huấn luyện các huấn luyện viên coi trọng tốc độ và sức mạnh tốc độ. Tố chất sức bền tốc độ chưa được các huấn luyện viên coi trọng.

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Khoái Châu - Hưng Yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)