Khái quát chung về hệ thống ngân hàng TMCPVN giai đoạn 2002 – 2012:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

2012:

Về cơ bản trước Đổi Mới vào năm 1986, kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đã không theo định hướng thị trường. Chỉ có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong hệ thống ngân hàng hoạt động như một công cụ ngân sách của chính phủ. Tuy nhiên, những thay đổi đã được thực hiện trong nước sau Đại hội Toàn quốc lần thứ sáu của Đảng Cộng sản vào năm 1986, biến đổi nền kinh tế từ một nền kinh tế khép kín thành một nền kinh tế định hướng thị trường (Siregar, 1999). Điều này dẫn đến sự thay đổi của hệ thống ngân hàng theo chiều hướng tốt. Hầu như các nhà kinh tế đồng ý rằng cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam được bắt đầu từ tháng 5 năm 1990, khi hai Pháp lệnh quan trọng đã được công bố: một là Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hai là Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Hai Pháp lệnh này đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước hiện nay chủ yếu hoạt động như một ngân hàng trung ương, trong khi các ngân hàng và các công ty tài chính có thể hoạt động độc lập với các hoạt động thương mại. Kể từ đó, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã phát triển với tốc độ rất nhanh, dẫn đến số lượng tổ chức ngân hàng đạt 92 vào cuối năm 2009 (bên cạnh 5 ngân hàng thương mại nhà nước và 87 ngân hàng thương mại tư nhân trong trong đó có 5 ngân hàng liên doanh và 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Từ đó đến nay hệ thống ngân hàng đã phát triển tương đối ổn định với sự gia tăng nhẹ về số lượng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (từ 45 lên 50) và sự giảm nhẹ của số lượng ngân hàng TMCP từ xu thế hợp nhất sát nhập nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh đưa đến số lượng hiện tại là 95 ngân hàng (trong đó có 6 ngân hàng thương mại Nhà nước, 35 ngân hàng TMCP, 4 ngân hàng liên doanh và 5 chi nhánh ngân hàng nước ngoài) (xem bảng 4.1) .

Bảng 2.1: Số lượng Ngân hàng ở Việt Nam (2002-2013)

199

Loại ngân hàng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 6-2013

Ngân hàng TM Nhà nước 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5

Ngân hàng TMCP 48 51 48 39 37 37 34 37 37 35 35 35

Ngân hàng liên doanh 4 4 4 4 4 5 5 5 5 4 4 4

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 18 24 26 26 27 31 41 45 48 50 50 50

Tổng 74 84 83 74 73 78 85 92 96 95 95 95

1 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã dần dần phát triển không chỉ về số lượng của các tổ chức ngân hàng mà cả về qui mô của các hoạt động ngân hàng trong các lĩnh vực của nền kinh tế, số lượng các khoản tín dụng cho nền kinh tế và chất lượng dịch vụ ngân hàng khá tốt. Kết quả của điều này là số vốn huy động thông qua hệ thống ngân hàng là gần 2.500 nghìn tỷ đồng, tăng gần 36,24% so sánh với năm 2009 (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3.02%/tháng) (Ngân hàng Nhà nước, năm 2010). Vì vậy, số lượng các khoản tín dụng trong nước do lĩnh vực ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế là hơn 135 % tổng GDP (ADB, 2011).

Biểu đồ 2.1: Giá trị huy động vốn của hệ thống ngân hàng từ nền kinh tế

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010)

Bảng 2.2: Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2002-2012)

1ĐVTĐVT: %

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ tăng trưởng thanh khoản 17.65 24.94 29.45 29.74 33.59 46.10 20.30 29.00 33.30 12.10 16.05 Tín dụng nội địa/GDP 44.78 51.65 60.75 69.78 74.96 95.90 94.32 122.99 135.77 120.81 132.56 Tổng thanh khoản/GDP 61.44 67.04 74.42 82.30 94.70 117.88 109.23 126.17 140.80 156.32 143.62

Theo bảng trên, sự gia tăng của tổng thanh khoản của nền kinh tế (như Ngân hàng Nhà nước đã đề cập), hoặc tiền rộng M2 (ADB định nghĩa) so với GDP cho thấy chiều sâu tài chính đã được nâng lên nhanh chóng, chiếm hơn 1,4 lần GDP vào cuối năm 2010. Quan trọng hơn, tỷ lệ tiền mặt trên tổng thanh khoản đã giảm nhanh chóng trong thời gian trung bình, cho thấy rằng các hoạt động tài chính liên quan đến tiền mặt hiện đang được thay thế bằng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng và thanh toán trực tuyến, v.v… Từ năm 2011 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích và tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ thanh toán như thẻ ngân hàng. Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử… Trong đó thẻ Ngân hàng là phương tiện thanh toán được nhiều người sử dụng. Tính đến cuối năm 2011 đã có 50 tổ chức đăng ký phát hành thẻ với 285 thương hiệu thẻ, số lượng thẻ trong lưu thông đạt hơn 41 triệu thẻ, tăng khoảng 34% so với cuối năm 2010; cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư, lắp đặt với hơn 13.300 ATM và gần 70.000 POS, tương ứng với 1,6 và 1,3 lần so với cuối năm 2010.

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế qua các năm

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP theo giá hiện

hành 536.098 605.491 713.072 837.858 973.791 1.144.015 1.478.695 1.645.481 1.980.914 2.535.008 2.932.432 % tăng trưởng GDP 7,04 7,34 7,69 8,43 8,17 8,48 6,18 5,32 6,78 5,89 5,03 Tổng dư nợ tín dụng nền KT 231.078 296.737 420.335 550.673 690.764 1.063.017 1.333.342 1.869.316 2.475.535 2.830.193 3.082.363 Dư nợ của hệ thống NHTMCP 23.108 32.641 50.440 82.601 145.060 308.275 426.669 481.763 602.230 672.296 705.911 Dư nợ toàn ngành NH so với GDP (%) 43,10 49,01 58,95 65,72 70,94 92,92 90,17 113,60 124,97 111,64 105,11 Dư nợ NHTMCP so với GDP (%) 4,31 5,39 7,07 9,86 14,90 26,95 28,85 29,27 30,40 26,52 24,07

Biểu đồ 2.2 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010) Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như nhóm ngân hàng TMCP nói riêng liên tục tăng trưởng cả về giá trị tuyết đối lẫn tỷ trọng so với GDP cho thấy một sự đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho các bộ phận của nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế. Hòa chung sự phát triển nhanh chóng của toàn hệ thống, nhóm các NHTMCP có sự trỗi dậy mạnh mẽ, từ thị phần cho vay và huy động vốn lần lượt là 10% và 9% năm 2002, đến năm 2010 tăng lên mức 37,1% và 43,4%. Hiện tại nhóm NHTMCP chỉ đạt 20-25% tổng tài sản của toàn ngành nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần thị trường tín dụng của nhóm NH quốc doanh, bằng cách cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhóm khách hàng lẻ. Năm NHTMCP hàng đầu nhìn chung hoạt động hiệu quả hơn, đạt được lợi nhuận nhiều hơn và năng động hơn nhóm ngân hàng Nhà nước.

2.1.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam:

Quá trình hoạt động ít hơn 20 năm có thể nói là tương đối ngắn so với lịch sử hoạt động của nhóm ngân hàng Nhà nước. Mặc dù vai trò của nhóm NHTMCP vẫn còn khiêm tốn trong toàn hệ thống ngân hàng, nhưng việc quản lý năng động và nhạy

bén đã tạo nên áp lực đáng kể cho nhóm ngân hàng quốc doanh và nhóm NHNN trong các năm gần đây.

Như đã trình bày trong chương trước, số lượng ngân hàng được lựa chọn nghiên cứu là 34 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2006–2012. Trong đó, năm 2006 có 24 ngân hàng, năm 2007 có 28 ngân hàng, năm 2009 có 33 ngân hàng, năm 2009- 2012 có 34 ngân hàng. Thời kỳ đơn vị để xác định các biến là năm. Do đó, số lượng mẫu thu thập được sử dụng trong nghiên cứu này là 221 mẫu (24 + 28 + 33 + 34*4 = 221). Nội dung dưới đây sẽ trình bày hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCPVN và đặc trưng các nhân tố của ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng TMCPVN. Bảng 2.4: Hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị

Trung Bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn ROA 221 0,0127 0,0595 0,0001 0,0078 ROE 221 0,1067 0,2980 0,0007 0,0579

Nguồn: Xử lý bằng Stata số liệu trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán của 34 NHTMCPVN Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 cho thấy: Nhìn chung, trong giai đoạn 2006- 2012, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam được đo lường qua hai giá trị ROA và ROE có kết quả như sau: đối với ROA, với dữ liệu quan sát trên 221 mẫu giá trị trung bình đạt được là 0,0127 tức là cứ mỗi đồng tài sản ngân hàng đầu tư vào hoạt động của mình thì trung bình thu được 0,0127 đồng thu nhập, trong số các ngân hàng nghiên cứu thì có NHTMCP Nam Việt năm 2012 đạt tỷ suất ROA thấp nhất với giá trị 0,0001 còn NHTMCP Bưu điện Liên Việt có giá trị cao nhất là 0,0595 vào năm 2008. Như vậy về cơ bản có thể thấy hiệu suất hoạt động của các ngân hàng theo chỉ tiêu ROA có khuynh hướng giảm ở các năm gần đây. Mặc dù có chênh lệch khá lớn giữa giá trị tối đa và giá trị tối thiểu nhưng độ lệch chuẩn thì không cao chỉ 0,0078 nên có thể thấy là hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng cũng tương đối đồng đều. Đối với chỉ tiêu ROE thì kết quả cũng cho ra tương tự, giá trị trung bình của chỉ tiêu này đạt giá trị 0,1067 có nghĩa là với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra cho kinh doanh thì trung bình các ngân hàng thu về lại được 0,1067 đồng thu nhập và trong số các ngân hàng nghiên cứu thì NHTMCP Nam Việt năm 2012 có tỷ suất ROE thấp nhất với giá trị 0,0007 còn NHTMCP Á Châu đạt tỷ suất cao nhất là 0,0595 vào năm 2006. Như

vậy cũng tương tự như chỉ tiêu ROA, ở chỉ tiêu này chúng ta cũng thấy xu hướng hiệu quả của hệ thống NHTMCP tốt nhất ở những năm đầu trong giai đoạn nghiên cứu và giảm dần, cụ thể thấp nhất là năm 2012. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này qua đồ thị thể hiện qua các năm, biểu đồ 2.3 cho thấy tương tự như kết luận ở trên. Trong giai đoạn nghiên cứu hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam đo lường theo chỉ tiêu ROA có khuynh hướng tăng dần từ năm 2006 đến 2008 nhưng từ 2009 đến nay liên tục giảm dần thậm chí có giai đoạn giảm mạnh là năm 2010, từ 0,1318 xuống còn 0,01168. Đối với chỉ tiêu ROE thì có vẻ tương đối đồng đều hơn giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu tuy nhiên cũng có xu hướng tương tự như chỉ tiêu ROA. Giá trị thấp nhất trong giai đoạn này là năm 2012 với tỷ số 0,0798. Sự biến động như vậy nguyên nhân một phần là do sự khủng hoảng của kinh tế thế giới, Việt Nam cũng chịu chung hoàn cảnh đó; tuy nhiên, nguyên nhân chính là do nội tại của ngành ngân hàng. Đây là kết quả của các điểm yếu sau:

- Mạng lưới phân bố của nhóm NHTMCP vẫn còn hạn chế, phân bố hầu hết ở các đô thị. Đặc biệt ưu tiên phát triển mạng lưới ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và các khu công nghiệp.

- Vốn tự có thấp, phần lớn vốn tự có dưới 5.000 tỷ đồng.

- Chiến lược phát triển giống nhau: hầu hết các NHTMCP đều tuyên bố trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp từng dịch vụ đến từng phân khúc thị trường.

- Thiếu sự tách bạch vai trò của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

- Cơ chế quản lý và hệ thống thông tin tại nhiều NHTMCP chưa được triển khai tốt, không dễ dàng truy xuất được các dữ liệu về khách hàng như số tài khoản, loại hình dịch vụ đã cung cấp…

Biểu đồ 2.3 Giá trị ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012

Nguồn: Xử lý bằng Stata số liệu trên BCTC Hợp nhất đã kiểm toán của 34 NHTMCPVN

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 47)