Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản của ngân hàng với hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 38)

động của ngân hàng

Rủi ro thanh khoản, phát sinh từ việc không có khả năng đáp ứng việc trả nợ hoặc tăng tài trợ tài sản có của bảng cân đối kế toán, được xem là một yếu tố quyết định quan trọng của lợi nhuận ngân hàng. Rủi ro thanh khoản được xác định bằng tỷ số cho vay trên huy động (lending to deposit ratio). Tỷ số này càng cao thì càng gia tăng khả năng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong khi đó các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên huy động thấp thường có khả năng giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng cho khách hàng (Trương Quang Thông, 2010). Những khoản cho vay lớn sẽ đem lại doanh thu từ lãi cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tổng thể cao hơn, bên cạnh đó chúng ta cũng biết rằng số khoản cho vay càng nhiều thì càng gia tăng chi phí thẩm định hồ sơ, chi phí dịch vụ và chi phí quản lý (Garcia – Herrero và các cộng sự, 2007). Tuy nhiên trong trường hợp ngân hàng đầu tư càng ít vào các tài sản có tính thanh khoản cao chúng ta có thể mong đợi lợi nhuận được cao hơn (Eichengreen và Gibson, 2001).

Giả thuyết 5 (H5): Rủi ro thanh khoản ngân hàng có quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.5.6. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Thị trường cho vay, đặc biệt là tín dụng cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp, rất rủi ro tuy nhiên có lợi nhuận kỳ vọng lớn hơn các tài sản khác của ngân hàng, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ. Do đó, các nhà nghiên cứu sẽ mong đợi một mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và lợi nhuận (Bourke, 1989). Bên cạnh đó cũng đễ dàng thấy được là nếu ngân hàng gia tăng các khoản cho vay từ nguồn huy động tức là hiệu quả sử dụng vốn huy động được gia tăng. Vì chúng ta cũng biết rằng nguồn vốn huy động là nguồn vốn tốn chi phí, đầu tiên là chi phí lãi vay, nếu không tận dụng tốt nguồn vốn này sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng và đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu quả hoạt động.

Giả thuyết 6 (H6): Rủi ro tín dụng ngân hàng có quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.5.7. Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trong nghiên cứu của mình, Trương Quang Thông (2010) đã sử dụng tỷ lệ dự trữ / tổng tài sản. Đây là một biến số đo lường rủi ro thanh khoản của NHTM. Tỷ lệ càng nhỏ thì khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản càng yếu và ngược lại. Tuy vậy, nếu tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng phải xem xét lại khả năng đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, vì dự trữ (tức tài sản thanh khoản) có mức sinh lợi thường thấp hơn nhiều so với các tài sản sinh lời khác. Ở đây tác giả so sánh trực tiếp tỷ lệ dự trữ với cho vay vì sự cân đối giữa nguồn vốn dự trữ với nguồn vốn được đưa vào kinh doanh sẽ cho thấy hiệu quả việc sử dụng nguồn lực đã được huy động của ngân hàng. Nếu ngân hàng dự trữ càng nhiều thì tính thanh khoản càng tăng nhưng hiệu quả sử dụng nguồn lực không cao và ngược lại.

Giả thuyết 7 (H7): Tỷ lệ dự trữ trên cho vay có quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.6. Đo lường các biến

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 38)