Theo Karim và các cộng sự (2010) thì tuổi của ngân hàng thể hiện kinh nghiệm của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng được thành lập càng sớm thì càng có kinh nghiệm và do đó hiệu quả hoạt động càng gia tăng. Tuy nhiên yếu tố tuổi của ngân hàng chỉ có tác động ở một ngưỡng nhất định. Sở dĩ như vậy vì sau khi ngân hàng đạt đến một độ tuổi nhất định thì tác dụng tăng thêm của kinh nghiệm sẽ không đáng kể. Hơn nữa chúng ta cũng biết sau một số năm hoạt động nhất định thì ngân hàng cũng đã trang bị được về cơ bản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình như hệ thống máy POS, ATM hay hệ thống phòng giao dịch … Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển các hoạt động của mình để gia
Hiệu quả hoạt động NHTMCPVN
Tỷ suất sinh lời ROA
Quy mô ngân hàng
• Log (Tổng tài sản)
Cơ cấu tài chính
• Tỷ lệ vốn CSH / tổng tài sản
Hiệu quả quản lý
• Tỷ lệ chi phí / doanh thu
Rủi ro thanh khoản
• Tỷ lệ cho vay / tổng tiền gởi
• Tỷ lệ dự trữ thanh khoản / tổng tài sản
Rủi ro tín dụng
• Tỷ lệ cho vay / tổng tài sản
Thời gian hoạt động của ngân hàng
• Tuổi ngân hàng
Cơ cấu tài sản
tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động. Như vậy với kết quả của các nhà nghiên cứu trước tác giả đưa ra giả thuyết thứ nhất.
Giả thuyết 1 (H1): Tuổi ngân hàng có quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.5.2. Mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Theo lý thuyết về sự tập trung của thị trường, top đầu những ngân hàng có quy mô lớn có thể thông đồng với nhau để nâng lãi suất cho vay và / hoặc giảm lãi suất huy động. Một trong hai hiệu ứng này sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua các giao dịch huy động hoặc cho vay (Fiona, 2006). Nhưng theo Barrett và Brady (2001) và DeYoung và các cộng sự (2004) thì so với các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ và trung bình phát triển nhanh hơn; mặc dù hoạt động chủ yếu dựa trên tiền gửi; có tỷ lệ vốn cao hơn; có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp nhưng không nhất thiết tỷ suất sinh lời trên tài sản cũng phải thấp hơn; có các khoản vay thẻ tín dụng và các khoản vay chứng khoán hóa càng ít, nhưng cho vay doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp nhiều hơn. Berger và các cộng sự (2005) tìm thấy rằng các ngân hàng lớn có xu hướng cho vay trên một địa bàn lớn hơn với thời gian ngắn hơn so với các ngân hàng nhỏ, trong khi các ngân hàng nhỏ có nhiều khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp hạn chế trong khả năng đi vay và là người cho vay dành riêng cho khách hàng nhỏ. Tuy nhiên, Ely và Robinson (2001) cho thấy, thời gian qua, các ngân hàng lớn đã ngày càng phải cạnh tranh với các ngân hàng nhỏ trong lĩnh vực cho vay vốn kinh doanh nhỏ, có thể là do sự gia tăng sử dụng chấm điểm tín dụng. Ngân hàng nhỏ có nhiều phụ thuộc vào biên độ lãi ròng hơn các ngân hàng lớn, các ngân hàng lớn có cả thu nhập và chi phí phi lãi cao hơn, nhưng sự khác biệt trước đây có xu hướng lớn hơn, được phản ánh trong tỷ lệ chi phí thấp hơn cho các ngân hàng lớn hơn. Theo kết quả nghiên cứu của I.Bader và các cộng sự (2008) thì các ngân hàng lớn có chi phí hoạt động cao hơn nhưng đồng thời cũng có doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Như vậy có thể thấy, ngân hàng lớn có những lợi thế nhất định so với các ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng do sự phát triển ngày càng nhanh chóng của hệ thống ngân hàng cũng như khó khăn trong vấn đề cạnh tranh nên các ngân hàng lớn hiện tại cũng phải mở rộng các hoạt động của mình ra các lĩnh vực cũng như phân khúc thì trường mà trước kia chỉ có ngân hàng qui mô nhỏ kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó ngân hàng nhỏ có những
lợi thế nhất định như chỉ tập trung vào những phân khúc thị trường truyền thống của mình do đó giảm bớt chi phí nghiên cứu cũng như chi phí để gia nhập vào nhiều thị trường mới và đa dạng hóa sản phẩm. Hơn nữa ngân hàng nhỏ sẽ có thể đạt được hiệu suất kinh doanh trên tổng tài sản cao hơn vì tập trung vào những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao chứ không phải kinh doanh đa dạng như ngân hàng lớn.
Giả thuyết 2 (H2): Quy mô ngân hàng có quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt