Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Tài sản cố định của công ty hiện nay chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản. Công ty chủ yếu sử dụng tài sản dài hạn thuê ngoài để thi công công trình.
Điều này sẽ làm đòn bẩy kinh doanh cho doanh nghiệp, nhƣng trong dài hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro về tài chính. Qua quá trình quan sát và nghiên cứu tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau:
Công ty cần có kế hoạch đầu tƣ mới và sử dụng tài sản cố định hợp lý, dựa vào nhu cầu, công dụng, tuổi thọ của tài sản nhằm tận dụng khai thác hết khả năng của các tài sản cố định.
Với những tài sản hỏng không tiếp tục sử dụng đƣợc nữa, việc sửa chữa tốn kém, không hiệu quả hoặc tài sản còn sử dụng đƣợc nhƣng không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài thì nên tiến hành thanh lý, nhƣợng bán ngay nhằm thu hồi vốn cố định có hiệu quả
Tăng cƣờng công tác quản lý và bảo dƣỡng số tài sản cố định hiện có ở công ty; áp dụng hình thức công nhân tự quản gắn với lợi ích và trách nhiệm của công nhân; thanh lý những tài sản không cần dùng, những tài sản đã quá cũ kỹ, lạc hậu và đầu tƣ mua mới những máy móc thiết bị cần thiết; áp dụng nhiều phƣơng pháp tính khấu hao cho các loại tài sản khác nhau sao cho mang lại hiệu quả lớn nhất
Lộ trình giảm dần tài sản đi thuê
Doanh nghiệp cần có lộ trình giảm dần tài sản đi vay bằng một số biện pháp sau:
80
Năm 2015, doanh nghiệp cần đầu tƣ một số tài sản cố định có giá trị nhỏ nhƣ máy đầm, máy cắt đƣờng...để phục vụ nhu cầu thi công trƣớc mắt. Những năm tiếp theo doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tƣ những tài sản có giá trị lớn nhƣ máy ủi, máy xúc, xe cẩu tự hành,... công trình hiện tại có số vốn đầu tƣ lớn, thời gian thực hiện lâu để giảm thiểu chi phí đi thuê.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Hàng tồn kho: là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lƣu động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có một lƣợng hàng hóa để dữ trữ bởi vì có những hàng hóa bán theo chu kỳ nhất định, nếu không dự trữ trƣớc sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh. Hàng tồn kho của công ty giảm qua 2 năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao, tập trung chủ yếu vào sản phẩm dở dang và nguyên, vật liệu. Chính vì vậy các đội thi công cần nắm rõ kế hoạch thi công trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý. Đối với thủ kho phải thƣờng xuyên kiểm tra kho và số lƣợng, chất lƣợng thành phẩm, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, theo dõi tránh hao hụt, mất mát. . Đồng thời, thiết lập hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả bằng cách lựa chọn phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và đặc điểm tài sản của mình. Làm đƣợc điều này sẽ đảm bảo cho các chỉ tiêu nhƣ giá thành, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ... của công ty đƣợc phản ánh một cách sát thực nhất
Quản lý khoản phải thu: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của Công ty cổ phần Viwaseen3. Để làm đƣợc điều này, công ty cần phải có một đội ngũ làm công việc phân tích thị trƣờng, khai thác đƣợc những thông tin chính xác nhất về khách hàng (nhất là nguồn vốn của dự án), để từ đó có những chính sách thu nợ hợp lý, có lợi cho cả đôi bên. Đồng thời phải thƣờng xuyên kiểm tra, tiến hành rà soát, phân loại các khoản thu đến hạn, tới hạn và quá hạn, các khoản thu khó đòi, báo cáo công tác thu hồi nợ để có những biện pháp xử lý kịp thời. Công ty cũng cần phải gửi thƣ, điện thoại
81
thƣờng xuyên để đốc thúc khách hàng thanh toán nợ cho công ty. Để giảm bớt lƣợng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty cần phải tiến hành các công việc sau:
- Phòng kế toán- tài vụ: Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả . Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi các khoản nợ đến hạn theo từng đối tƣợng và các khoản nợ cụ thể.
- Doanh nghiệp cần có chính sách tín dụng thƣơng mại hợp lý, trong đó cần quy định chi tiết về: Thời gian trả nợ, khỏa tiền chiết khấu khách hàng đƣợc hƣởng khi thanh toán nợ đúng hạn, tiền phạt khi khách hàng quá hạn mà không thanh toán. Tuy nhiên, trong kinh doanh nếu chính sách của công ty đƣa ra quá cứng nhắc, chặt chẽ sẽ làm ảnh hƣởng tới mối quan hệ với khách hàng đó. Do đó , công ty nên xem xét từng khách hàng cụ thể để có chính sách phù hợp