Tình hình nghiên cứu sản xuất rượu vang ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình và sản xuất thử nghiệm rượu vang từ dưa hấu (Trang 32)

Ngành sản xuất rượu vang ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX được đánh dấu bằng sự hiện diện của vang mang nhãn hiệu Thăng Long trên thị trường nội địa. Cho đến nay nguồn nguyên liệu chủ yếu được sản xuất vang ở Việt Nam là một số quả nho, dâu, chuối, mơ,…

Thực tế đã cho thấy nguyên liệu để sản xuất rượu vang tại Việt Nam là rất phong phú vì tất cả các loại quả chứa đường, vitamin, protein, khoáng, acid và không chứa nhiều tanin, Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới bốn mùa luôn có hoa thơm quả ngọt. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam ngành sản xuất vang cũng chưa có một quy trình công nghệ hoàn thiện để sản xuất vang có chất lượng cao như nhiều quốc gia khác. Dù chưa phổ biến nhưng trong những năm gần đây rượu vang dần dần được ưa dùng trong các dịp liên hoan, lễ tết, cưới xin… thay cho các loại rượu trắng, rượu mùi có độ cồn cao. Đồng thời hiện nay lượng khách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều thông qua con đường du lịch. Vì vậy mà nhu cầu sử dụng rượu vang ở nước ta tăng lên đáng kể. Tuy nhiên theo các nhà phân phối rượu vang ngoại nổi tiếng trong nước, hiện nay vang đang lưu hành trên thị trường nước ta với 80% là vang Pháp, sau đó phải kể tới vang Australia, Chile, Mỹ. Theo số liệu của tổng cục hải quan, năm 2004 tổng giá trị rượu nhập ngoại tại thị trường Việt Nam ước tính đạt hơn 6 triệu USD, trong đó vang Pháp chiếm hơn một nửa. Hiện nay vang sản xuất trong nước đang dần dần ổn định về chất lượng, nhất là vang Đà Lạt. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi các nhà thực phẩm Việt Nam phải tiếp tục nghiên cứu để tận dụng các trái cây có sẵn trong nước để sản xuất rượu vang nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trong nước đồng thời góp phần tìm ra đầu ra cho trái cây Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình và sản xuất thử nghiệm rượu vang từ dưa hấu (Trang 32)