Giải thích bất bình đẳng

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ KHÔNG CÔNG BẰNG THEO CHIỀU NGANG TRONG KHÁM CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 65)

6 Kết cấu đề tài

4.3 Giải thích bất bình đẳng

Bất bình đẳng liên quan thu nhập được phân tích thành sựđóng góp của các biến khác nhau, được trình bày trong bảng 4.4 và 4.5. Bảng 4.4 trình bày đóng góp của từng biến nhu cầu để giải thích bất bình đẳng về khám chữa bệnh, bảng 4.5 trình bày đóng góp của từng biến không phải nhu cầu để giải thích bất bình đẳng về khám chữa bệnh.

Bảng 4.4: Đóng góp của các biến nhu cầu đối với bất bình đẳng về khám chữa bệnh (n= 29.740) Biến Tác động biên Chỉ số tập trung Mức đóng góp Phần trăm đóng góp Tổng % đóng góp namtuoi1 0,0398 -0,1125 -0,0004 2,56% 3,86% namtuoi2 0,0725 0,0216 0,0003 -2% namtuoi4 -0,0217 0,1006 -0,0003 1,86% namtuoi5 0,0441 -0,0153 -0,00001 0,09% nutuoi1 0,0361 -0,0892 -0,0003 1,86% nutuoi2 0,0628 0,0064 0,00008 -0,51% songaynghi 0,0030 -0,0730 -0,0014 8,36% 8,36% bibenh 0,1837 -0,0125 -0,0003 2,29% 2,29% 14,51% Bảng 4.5: Đóng góp của các biến không phải nhu cầu đối với bất bình đẳng về khám chữa bệnh (n= 29.740) Biến Tác động biên Chỉ số tập trung Mức đóng góp Phần trăm đóng góp Tổng % đóng góp thunhap -0,0298 0,0384 -0,1382 80,28% 80,28% dantoc 0,0277 0,0862 0,0027 -15,94% -15,94% dangcogd 0,0697 0,0077 0,0004 -2,49% -0,33% ogoa 0,0744 -0,0663 -0,0003 2,16% TH -0,0158 -0,0748 0,0005 3,33% 9,84% THPT -0,0204 0,2374 -0,0011 6,51%

Biến Tác động biên Chỉ số tập trung Mức đóng góp Phần trăm đóng góp Tổng % đóng góp bhyt 0,0834 -0,0523 -0,0028 16,25% 16,25% thanhthi -0,0294 0,3557 -0,0035 20,41% 20,41% vung01 -0,1880 0,0807 -0,0045 26,11% -67,88% vung02 -0,2155 -0,1672 0,0064 -37,16% vung03 -0,1931 -0,4632 0,0053 -31,07% vung04 -0,1968 -0,2578 0,0099 -57,55% vung05 -0,0922 -0,0370 0,0004 -2,52% vung07 -0,0834 0,3754 -0,0069 40,31% 48,63%

Giá trị của mức đóng góp dương có nghĩa là biến đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người giàu, tức là, người giàu hơn khám chữa bệnh nhiều hơn người nghèo. Ngược lại, giá trị của mức đóng góp âm có nghĩa là biến đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người nghèo, tức là, người nghèo hơn khám chữa bệnh nhiều hơn người giàu. Kết quả phân tích cho thấy nam và nữ từ 18 đến 34 tuổi, dân tộc, đang có gia đình, tiểu học, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải miền Trung đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người giàu; nam trong các độ tuổi: dưới 18 tuổi, 45- 64, 65-74, nữ dưới 18 tuổi, số ngày nghỉ bệnh trong năm, bị bệnh trong 4 tuần qua, thu nhập, ở góa, trung học phổ thông, bảo hiểm y tế, khu vực thành thị, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người nghèo. Trong các biến đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người nghèo, thu nhập có mức đóng góp cao nhất, thấp nhất là nam trong độ tuổi 65-74; trong các biến đóng góp vào bất bình đẳng hướng về

người giàu, vùng Bắc Trung Bộ có mức đóng góp cao nhất, nữ trong độ tuổi 18-34 có mức đóng góp thấp nhất.

Bảng 4.4 và 4.5 chỉ ra rằng có khoảng 14,51% bất bình đẳng ước tính theo nhóm thu nhập được giải thích bởi các biến nhu cầu và 48,63% được giải thích bởi các biến không phải nhu cầu. Trong số các nhóm biến không phải nhu cầu, số ngày nghỉ có đóng góp lớn nhất đối với bất bình đẳng về khám chữa bệnh, tiếp đó là tuổi và giới tính, bị bệnh có mức đóng góp nhỏ nhất. Về đóng góp của các biến không phải nhu cầu, thu nhập có mức đóng góp cao nhất (80,28%) đến sự phân phối hướng về người nghèo, tiếp đến là khu vực thành thị, có bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục cao nhất. Tính chung, mô hình giải thích được 63% tổng bất bình đẳng liên quan đến thu nhập.

Mặc dù thu nhập tập trung ở những hộ gia đình giàu hơn nhưng lại đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người nghèo và có tác động âm đến việc khám chữa bệnh. Tình trạng ở góa đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người nghèo, tập trung ở những hộ gia đình nghèo nhưng lại tác động âm đến việc khám chữa bệnh. Tương tự như thu nhập, trình độ trung học phổ thông, khu vực thành thị, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ cũng tập trung ở những hộ gia đình giàu hơn nhưng lại đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người nghèo và có tác động âm đến việc khám chữa bệnh. Tình trạng ở góa, bảo hiểm y tế đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người nghèo, tập trung ở những hộ gia đình nghèo hơn nhưng lại tác động âm đến việc khám chữa bệnh. Các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, trình độ tiểu học đóng góp vào bất bình đẳng hướng về người giàu nhưng lại tác động âm đến việc khám chữa bệnh và tập trung ở những hộ gia đình nghèo hơn.

Khi các biến được phân thành 2 nhóm (biến nhu cầu, biến không phải nhu cầu) thì mức đóng góp của mỗi nhóm được tính bằng tổng đóng góp của

tất cả các biến trong mỗi nhóm, như vậy tổng mức đóng góp của biến nhu cầu là -0,0025, tổng mức đóng góp của biến không phải nhu cầu là -0,0072. Mức đóng góp của biến nhu cầu âm nghĩa là người nghèo hơn có nhu cầu khám chữa bệnh lớn hơn.

Tóm tắt chương 4:

Quyết định đi khám chữa bệnh của cá nhân phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về nhu cầu gồm: nam các độ tuổi: dưới 18, 18-34, 45-64 và 65-74, nữ dưới 18 và nữ trong độ tuổi 18-34, bị bệnh trong 4 tuần qua, số ngày nghỉ trong năm và các nhân tố không phải nhu cầu gồm: thu nhập, trình độ tiểu học, trung học phổ thông, đang có gia đình, ở góa, dân tộc, bảo hiểm y tế, khu vực thành thị, các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đáng chú ý là thu nhập có tác động âm đến việc khám chữa bệnh. Chỉ số bất bình đẳng và chỉ số không công bằng theo chiều ngang đều âm, điều này có nghĩa là tồn tại sự bất bình đẳng và không công bằng trong khám chữa bệnh ở Việt Nam và sự bất bình đẳng và không công bằng này hướng về người nghèo, nghĩa là người nghèo khám chữa bệnh nhiều hơn người giàu mặc dù họ có cùng tình trạng sức khỏe.

KẾT LUẬN

Kết luận và gợi ý chính sách

Nghiên cứu này trình bày phương pháp phổ biến được sử dụng phổ biến để xác định và đo lường mức độ không công bằng theo chiều ngang và ứng dụng nó để xem xét không công bằng theo chiều ngang trong việc khám chữa bệnh ở Việt Nam, đó là phương pháp chuẩn hóa gián tiếp. Phương pháp này giúp đánh giá được tác động của các biến nhu cầu và không phải nhu cầu đối với không công bằng theo chiều ngang cũng như tính toán được chỉ số không công bằng theo chiều ngang. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cuộc tổng điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 để phân tích bất bình đẳng liên quan thu nhập và không công bằng trong khám chữa bệnh của người dân Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khám chữa bệnh chịu tác động của các biến nhu cầu và không phải nhu cầu. Trong số đó, các biến tuổi theo giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, bảo hiểm y tế có tác động đến việc khám chữa bệnh mạnh hơn các biến khác.

Chỉ số công bằng theo chiều ngang của việc khám chữa bệnh âm, tức là tồn tại không công bằng hướng về người nghèo, điều này chỉ ra rằng có một phần thiếu cân đối của nguồn lực khám chữa bệnh được người nghèo sử dụng mặc dù họ có nhu cầu thấp hơn.

Sau khi phân tích không công bằng trong khám chữa bệnh, nghiên cứu phát hiện các nhân tố không phải nhu cầu đóng góp chủ yếu đến không công bằng theo chiều ngang, trong đó quan trọng nhất là thu nhập, khu vực thành thị, bảo hiểm y tế. Thu nhập có đóng góp lớn nhất đến bất bình đẳng hướng về người nghèo. Do đó nghiên cứu đề nghị tiếp tục quan tâm tăng thu nhập của người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng cường chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo.

Ngoại trừ vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ đóng góp vào không công bằng hướng về người nghèo, các vùng còn lại đều đóng góp vào không công bằng hướng về người giàu. Do đó nghiên cứu đề xuất cần quan tâm hơn cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở các vùng này như tăng cường đào tạo y, bác sĩ, xây thêm bệnh viện, đặc biệt là vùng Tây Bắc.

Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới

Nghiên cứu này có một vài giới hạn sau:

Thứ nhất, mô hình thiếu một số biến nhu cầu như biến thể hiện sự giới hạn chức năng vật lý, có mắc các bệnh mãn tính... có khả năng ảnh hưởng lớn đến việc khám chữa bệnh.

Thứ hai, nghiên cứu sử dụng thu nhập bình quân đầu người thay vì những phương pháp kinh tế khác như của cải của hộ gia đình, thu nhập bình quân tương đương người trưởng thành nên kết quả tính toán có thể có sự khác biệt nếu sử dụng các phương pháp đo lường mức sống khác.

Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tính tính xác suất có khám chữa bệnh chung, không phân chia cụ thể thành các loại hình khám chữa bệnh như khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú nên nghiên cứu chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quát, không thấy rõ được sự khác biệt giữa các loại hình khám chữa bệnh.

Thứ tư, nghiên cứu chỉ đánh giá kết quả của một năm, không so sánh với các năm khác, do đó không thể đánh giá được sự thay đổi về bất bình đẳng và không công bằng trong khám chữa bệnh.

Cuối cùng, như phần lý thuyết đã đề cập, không công bằng có hai dạng là không công bằng theo chiều ngang và không công bằng theo chiều dọc. Nghiên cứu này chỉ đề cập đến không công bằng theo chiều ngang, không tính không công bằng theo chiều dọc cũng như không tính được chỉ số không công bằng chung.

Từ những hạn chế trên, nghiên cứu đề xuất các nghiên cứu sau này nên phân chia thành hai loại là khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú, sử dụng kết quả từ các cuộc khảo sát chuyên về y tế, sử dụng các phương pháp thể hiện mức sống của một người tốt hơn cách tính thu nhập bình quân đầu người, tính chỉ số không công bằng qua các năm và nên có nghiên cứu về không công bằng theo chiều dọc cũng như không công bằng chung để đánh giá chính xác hơn mức độ không công bằng trong sử dụng dịch vụ y tếở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu Tiếng Việt

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

2. PAHE (Nhóm Hợp tác Hành động vì Công bằng Sức khỏe ở Việt Nam), 2011. Công bằng sức khỏe ở Việt Nam - Góc nhìn xã hội Dân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

3. Tổng cục thống kê, 2005. Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Tổng cục thống kê, 2006. Multiple Indicator Cluster Survey. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

5. Tổng cục thống kê, 2008. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Tổng cục thống kê, 2008. Điều tra sức khỏe và mức sống dân cư. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh

1. Braveman PA, 2003. Monitoring equity in health and healthcare: a conceptual framework. Centre for Health and Population Research, 21(3): 181-192.

2. Braveman PA and S Gruskin, 2003. Defining equity in health. J. Epidemiol Community Health, 57: 254-258.

3. Culyer A J and Wagstaff A, 1992. Need, equity and equality in health and health care. University of York - Centre for Health Economics.

4. Culyer A J, 2001. Equity - some theory and its policy implications.

5. Daniels N, Bryant J, Castano RA, Dantés OG, Khan KS & Pannarunothai S, 2000. Benchmarks of fairness for health care reform: a policy tool for developing countries. WHO Bulletin, 78(6): 740-50.

6. Devkota S C, 2012. Inequality in health care utilization and equity: a cross-country comparision of low and middle income countries. Wayne State University Dissertations.

7. Evans T, Whitehead M, Diderichsen F, Bhuiya A & Wirth M, 2002. Challenging Inequities in Health. Washington DC: The Rockefeller Foundation/PAHO.

8. Kakwani N, Wagstaff A and van Doorslaer E, 1997. Socioeconomic inequalities in health: Measurement, computation, and statistical inference.

Journal of Econometrics, 77: 87-103.

9. Knowles JC, Bales S, Vu Manh Loi, Le Quang Cuong, Tran Thi Mai Oanh, Duong Huy Luong, 2010. Health equity in Viet Nam: A situational analysis focused on maternal and child mortality. UNICEF Consultanvy on “Equity in Access to Quality Healthcare for Women and Children”.

10. Krasnik A, 1996. The concept of equity in health services research.

Scand J Soc Med, 1: 2-7.

11. Linares-Pérez N and López-Arellano O, 2008. Health equity: Conceptual models, essential aspects, and the perspective of collective health.

Social Medicine, 3: 194-206.

12. Long J S, Freese J, 2001. Regression models for categorical dependent variables using Stata. Texas: College Statio, Stata corporation.

13. Lu JF, Leung GM, Kwon S, Tin KY, van Doorslaer E, O’Donnell O, 2007. Horizontal equity in health care utilization evidence from three high- income Asian economies. Social Science & Medicine, 64: 199-212.

14. Macinko J A and Starfield B, 2002. Annotated Bibliography on Equity in Health, 1998-2001. International Journal for Equity in Health, l:l.

15. Macinko J, Lima-Costa M F, 2012. Horizontal equity in health care utilization in Brazil, 1998-2008. International Journal for Equity in Health, 11:33.

16. Ministry of health and social services, Namibia, 2005. Equity in health care in Namibia towards needs-based allocation formula. World Health Organisation.

17. O’Donnell O, van Doorslaer E, Wagstaff A, and Lindelow M, 2008. Analyzing Health Equity Using Household Survey Data - A Guide to Techniques and Their Implementation. Washington, DC: The World Bank.

18. Starfield B, 2001. Improving health equity: A research agenda.

International Journal Services, 31(3): 545-66.

19. Starfield B, 2006. State of the art in research on equity in health.

Journal of Health Politics, Policy and Law, 31: 11-32.

20. Urbanos-Garrido R M, 2001. Measurement of Inequity in the Delivery of public health care: evidence from Spain (1997). Fundación de Estudios de Economia Aplicada.

21. Vallejo-Tores L, 2010. An economic analysis of vertical equity in the delivery of health care in England. [pdf] < http://discovery.ucl.ac.uk/1344093/1/1344093.pdf> [ngày truy cập: 15 tháng 6 năm 2012].

22. van Doorslaer E, Koolman X, and Jones A.M, 2004. Explaining Income-Related Inequalities in Doctor Utilization in Europe. Health Economics, 13(7): 629-47.

23. van Doorslaer E, Masseria C, and OECD Health Equity Research Group, 2004. Income- Related Inequality in the Use of Medical Care in 21

OECD Countries. In Towards High- Performing Health Systems: Policy Studies, ed. OECD Health Project, 109-66. Paris: OECD.

24. Wagstaff A, van Doorslaer E, Paci P, 1989. Equity in health care finance and delivery of health care: Some tentative cross-country comparisons. Oxford review of economic policy, 5(1): 89-112.

25. Wagstaff A, van Doorslaer E, Paci P, 1991. On the Measurement of Inequalities in Health. Social Science & Medicine, 33: 545-557.

26. Wagstaff A, and van Doorslaer E, 1998. Equity in health care

finance and delivery. [pdf]

<http://www2.eur.nl/ecuity/public_papers/NH_Chapter.pdf> [ngày truy cập: 20 tháng 5 năm 2012].

27. Wagstaff A, and van Doorslaer E, 2000. Measuring and Testing for Inequity in the Delivery of Health Care. Journal of Human Resources,35(4): 716-33.

28. Wagstaff A, van Doorslaer E, and Watanabe N, 2003. On Decomposing the Causes of Health Sector Inequalities, with an Application to Malnutrition Inequalities in Vietnam. Journal of Econometrics, 112(1): 219- 27.

29. Whitehead M, 1990. The concepts and principles of equity and health. World Health Organization.

30. Whitehead M, 2000. The concepts and principles of equity and health. World Health Organization, 6(3): 217-28.

31. World Health Organization, 1995. Renewing the Health for all

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ KHÔNG CÔNG BẰNG THEO CHIỀU NGANG TRONG KHÁM CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)