Thực trạng khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ KHÔNG CÔNG BẰNG THEO CHIỀU NGANG TRONG KHÁM CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 54)

6 Kết cấu đề tài

3.3 Thực trạng khám chữa bệnh

Số người bị ốm/bệnh/chấn thương có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 34,2%. So với năm 2006, tỷ lệ khám chữa bệnh giảm 1%. Nữ giới có tỷ lệ khám chữa bệnh cao hơn so với nam giới. Nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh cao hơn một chút so với nhóm hộ nghèo nhất (35,4% so với 34,2%). Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ người khám chữa bệnh cao nhất (46%), vùng Tây Bắc có tỷ lệ người khám chữa bệnh thấp nhất cả nước (25,8%). So với năm 2006, tỷ lệ khám chữa bệnh ở các khu vực, giới tính có giảm; tỷ lệ điều trị nội trú ở hai giới có tăng nhẹ, trong khi đó, điều trị ngoại trú lại giảm tương đối mạnh.

Bảng 3.4: Tỷ lệ người bị ốm/bệnh/chấn thương có khám chữa bệnh chia theo giới tính, thành thị, vùng, 5 nhóm thu nhập

Năm 2006 Năm 2008

Cả nước 35,1% 34,2%

Nam 31,6 30,6

Năm 2006 Năm 2008 Thành thị 35,2 34,2 Nông thôn 35,3 34,3 Nhóm thu nhập 1 33,8 34,2 Nhóm thu nhập 2 34,4 33,3 Nhóm thu nhập 3 35,2 33,9 Nhóm thu nhập 4 36,5 34,4 Nhóm thu nhập 5 36,3 35,4 Đồng bằng sông Hồng 31,6 30,0 Đông Bắc 28,5 28,0 Tây Bắc 28,9 25,8 Bắc Trung Bộ 27,1 28,6

Duyên hải Nam Trung Bộ 35,4 34,9

Tây Nguyên 41,3 37,8

Đông Nam Bộ 38,7 33,9

Đồng bằng sông Cửu Long 44,5 46,0

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2008, n = 29.740; Tổng cục Thống kê

Kết quả thống kê năm 2008 cho thấy, tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua (bao gồm cả không bị ốm/bệnh/chấn thương) là 74,22% cao hơn nhiều so với tỷ lệ người có bị ốm/bệnh/chấn thương) đi khám chữa bệnh. Nếu như ở tỷ lệ người có bị ốm/bệnh/chấn thương có đi khám chữa bệnh, nhóm hộ giàu nhất có khám chữa bệnh nhiều hơn một tí so với nhóm hộ nghèo nhất (1,2%) thì ở tỷ lệ người có khám chữa bệnh chung, nhóm hộ nghèo nhất lại đi khám chữa bệnh nhiều hơn so với nhóm hộ giàu nhất (1,6%). [Bảng 3.5]

Bảng 3.5: Tỷ lệ người có, không có bị ốm/bệnh/chấn thương có đi khám chữa bệnh trong 12 tháng qua Có bịốm/bệnh/chấn thương Có và không bị ốm/bệnh/chấn thương Nhóm thu nhập 1 34,2% 74,3% Nhóm thu nhập 2 33,3% 73,7% Nhóm thu nhập 3 33,9% 74,3% Nhóm thu nhập 4 34,4% 75,3% Nhóm thu nhập 5 35,4% 72,7% Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2008, n = 29.740

Kết quả thống kê cho thấy, có sự khác biệt trong tỷ lệ người khám chữa bệnh giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa người và không có tham gia bảo hiểm y tế và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (xem phụ lục 3.1 và 3.4). Khu vực nông thôn có tỷ lệ người khám chữa bệnh cao hơn 3% so với khu vực thành thị, và sự khác biệt giữa hai khu vực này có ý nghĩa thống kê, điều đó cho thấy người dân nông thôn đã tiếp cận được nhiều hơn với dịch vụ y tế. Người có thẻ bảo hiểm y tế tham gia khám chữa bệnh nhiều hơn người không có thẻ bảo hiểm y tế do được hưởng các khoản lợi từ bảo hiểm y tế như miễn phí chi phí khám chữa bệnh, tiền thuốc trong danh mục. Nữ giới có xu hướng khám chữa bệnh nhiều hơn nam giới, người Kinh khám khám chữa bệnh nhiều hơn người dân tộc khác. Xét theo vùng miền, Tây Nguyên có tỷ lệ người khám chữa bệnh nhiều nhất, kế đến là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, duyên hải Nam Trung bộ, Tây Bắc, Bắc Trung bộ. Hai vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ người khám chữa bệnh thấp nhất. Đông Nam bộ mặc dù có tỉnh, thành phố rất phát triển là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai nhưng tỷ lệ người khám chữa bệnh không chỉ đứng thứ ba trong 8 vùng. [Bảng 3.6]

Bảng 3.6: Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua chia theo khu vực, tình trạng bảo hiểm y tế, giới tính, dân tộc, vùng

Tỷ lệ khám chữa bệnh Thành thị 71,9 Nông thôn 74,9 Có bảo hiểm y tế 76,9 Không có bảo hiểm y tế 71,5 Nam 73,6 Nữ 74,8 Người Kinh 74,5 Dân tộc khác 73,4 Đồng bằng sông Hồng 67,3 Đông Bắc 66,5 Tây Bắc 70,5 Bắc Trung Bộ 69,6

Duyên hải Nam Trung Bộ 75,6

Tây Nguyên 84,9

Đông Nam Bộ 75,8

Đồng bằng sông Cửu Long 84,3

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2008, n = 29.740

Tóm tắt chương 3:

Tỷ lệ người mắc bệnh tăng dần theo năm nhóm thu nhập, nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ người bị bệnh/chấn thương trong 12 tháng qua cao nhất, nhóm hộ nghèo nhất có tỷ lệ này thấp nhất. Tuy nhiên, nhóm hộ nghèo nhất lại có tỷ

lệ người khám chữa bệnh cao hơn so với nhóm hộ giàu nhất. Đáng chú ý là nhóm hộ nghèo nhất tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn so với nhóm hộ giàu nhất và cao nhất trong 5 nhóm thu nhập, người có bảo hiểm y tế tham gia khám chữa bệnh nhiều hơn người không có bảo hiểm y tế, khu vực nông thôn có tỷ lệ người khám chữa bệnh nhiều hơn khu vực thành thị.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 5 trình bày kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh, giải thích và phân tích kết quả mô hình; tính chỉ số bất bình đẳng, phân tích chỉ số bất bình đẳng, làm cơ sở để tính chỉ số không công bằng theo chiều ngang trong khám chữa bệnh.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ KHÔNG CÔNG BẰNG THEO CHIỀU NGANG TRONG KHÁM CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 54)