Giải thích không công bằng theo chiều ngang

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ KHÔNG CÔNG BẰNG THEO CHIỀU NGANG TRONG KHÁM CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 32)

6 Kết cấu đề tài

1.3.4 Giải thích không công bằng theo chiều ngang

Theo Wagstaff (2000), nếu biến sức khỏe được xác định như là một hàm tuyến tính của các yếu tố quyết định thì chỉ số tập trung của nó có thể được phân tích thành sự đóng góp của mỗi yếu tố quyết định, được tính toán như sản phẩm của độ co giãn của biến sức khỏe đối với các yếu tố quyết định và chỉ số tập trung sau cùng. Điều này có thể giải thích sự bất bình đẳng liên quan đến kinh tế - xã hội trong sử dụng chăm sóc sức khỏe. Thực tế, phương pháp phân tích trên cho phép không công bằng theo chiều ngang trong sử dụng có thể được đo lường và giải thích theo một cách rất thuận tiện. Chỉ số tập trung cho việc sử dụng được chuẩn hóa theo nhu cầu chính xác bằng giá trị có được bằng cách trừ sự đóng góp của tất cả biến nhu cầu từ chỉ số tập trung không được chuẩn hóa (van Doorslaer, Koolman và Jones 2004). Ngoài sự thuận tiện, lợi thế của cách tiếp cận này là nó cho phép tránh được sự phân chia các yếu tố quyết định có khả năng gây tranh cãi thành biến nhu cầu (x)

và biến kiểm soát (z) và vì thế xác định sự hợp lý, không hợp lý hoặc không công bằng, bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe. Kết quả phân tích đầy đủ có thể được trình bày và có thể chọn các nhân tố nào để xem như biến x và nhân tố nào xem như biến z.

Kết quả phân tích rút ra từ một mô hình chăm sóc sức khỏe tuyến tính. Nếu một mô hình không tuyến tính được sử dụng, sự phân tích có thể có chỉ khi một vài phép tính gần đúng tuyến tính được sử dụng cho mô hình phi tuyến. Một trong những khả năng là nhằm sử dụng để ước tính tác động từng phần được ước lượng tại giá trị trung bình (van Doorslaer, Koolman và Jones 2004). Như vậy, một phép tính gần đúng tuyến tính cho phương trình 2.5 được đưa ra như sau:

yim + βjm xji j ∑ + γkm zki k ∑ +ui (2.8) Trong đó βjm và γkm là trung bình hay tác động từng phần, dy dxj

dy dzk, của mỗi biến được xem như tham số cố định và được ước lượng tại trung bình mẫu; i là phần sai số bao hàm (implied error term) bao gồm các sai số gần đúng. Bởi vì phương trình 2.8 là dạng cộng hưởng tuyến tính nên kết quả phân tích (Wagstaff, van Doorslaer và Watanabe 2003) có thể được áp dụng, chẳng hạn như chỉ số tập trung cho y có thể được viết như sau:

C= βjm xj µ ( ) jCj+ γkm zk µ ( ) kCk+GCu µ (2.9) Trong đó, µ là trung bình của qi, x j là trung bình của biến nhu cầu, zk

là trung bình của biến không phải kiểm soát, Cj là chỉ số tập trung của biến nhu cầu, Ck là chỉ số tập trung của biến kiểm soát, GCu là chỉ số tập trung cho phần sai số được tổng quát hóa.

Bởi vì tác động từng phần được ước lượng tại giá trị nào đó của biến, chẳng hạn trung bình nên sự phân tích này không phải là duy nhất. Đó là giá

phải trả không thể tránh được cho phép tính gần đúng tuyến tính. Tương tự như vậy, không giống như trường hợp thực sự tuyến tính, chỉ số không công bằng theo chiều ngang HI

WV có được bằng cách trừ sự đóng góp nhu cầu trong phương trình 2.9 khỏi chỉ số tập trung không được chuẩn hóa sẽ không bằng chỉ số tập trung đối với sự sử dụng được chuẩn hóa theo nhu cầu được tính toán từ việc ước tính các tham số của mô hình phi tuyến như trình bày ở phần trước.

1.4 Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan

Macinko J và Lima-Costa M F (2012) sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát mẫu hộ gia đình quốc gia do Viện Vật lý và Thống kê Brazil thực hiện năm 1998, 2003 và 2008 để đo lường chỉ số không công bằng theo chiều ngang (HI) đối với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Brazil. Nghiên cứu sử dụng 05 loại biến nhu cầu (trong đó có biến tuổi theo giới tính, tự đánh giá sức khỏe) và 07 loại biến biến không phải nhu cầu (bao gồm: biết đọc và viết, trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình hàng tháng, khu vực thành thị/nông thôn, vùng địa lý, kế hoạch sức khỏe cá nhân và có tham gia bảo hiểm y tế) để đo lường chỉ số không công bằng theo chiều ngang đối với việc đi khám bác sĩ, đi khám nha sĩ, nằm viện và sử dụng dịch vụ y tế. Kết quả, HI đối với biến có đi khám bác sĩ, khám nha sĩ, sử dụng dịch vụ y tế của 3 năm đều dương, nghĩa là hướng về người giàu (tức là người giàu đi khám bác sĩ nhiều hơn người nghèo), ngược lại HI đối với biến nằm viện của 3 năm đều âm, nghĩa là hướng về người nghèo (tức là người nghèo nằm viện nhiều hơn người giàu).

Vallejo-Torres L (2010) nghiên cứu sự không công bằng theo chiều ngang trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Anh. Nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ khảo sát y tế ở Anh năm 2001 và 2002 để tính toán chỉ số không công bằng theo chiều ngang đối với việc đi khám bác sĩ tại ở sinh

sống (General Practitioner) và đi khám điều dưỡng thực hành (Practice nurse). Nghiên cứu sử dụng 10 loại biến nhu cầu (trong đó có các biến giới tính, tuổi, mối quan hệ giữa tuổi và giới tính, tự đánh giá sức khỏe, có hay không mắc 14 bệnh mãn tính, số lượng bệnh mãn tính, có hay không việc bệnh mãn tính làm giới hạn hoạt động cá nhân) và 11 loại biến không phải nhu cầu (trong đó có các biên thu nhập hộ gia đình tương đương hàng năm, trình độ giáo dục cao nhất, dân tộc, tình trạng hôn nhân, mức độ đô thị hóa). Kết quả, HI của việc khám bác sĩ âm.

Urbanos-Garido R M (2001) đo lường sự không công bằng trong phân phối chăm sóc sức khỏe công ở Tây Ban Nha Nhà nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc khảo sát sức khỏe người dân Tây Ban Nha năm 1997 và phương pháp đo lường sự không công bằng theo chiều ngang để đo lường sự không công bằng theo chiều ngang đối với 4 loại hình khám chữa bệnh là khám bác sĩ tại nơi sinh sống, khám chuyên gia, sử dụng dịch vụ khẩn cấp và khám nội trú. Kết quả HI đối với khám bác sĩ tại nơi sinh sống, khám chuyên gia và khám nội trú âm, cho thấy sự tồn tại không công bằng hướng về người nghèo, HI trong sử dụng dịch vụ khẩn cấp dương cho thấy tồn tại không công bằng hướng về người giàu.

Tóm tắt chương 1:

Công bằng sức khỏe được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về công bằng sức khỏe. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa gần đây nhất của Braveman, đó là công bằng sức khỏe là tình trạng không còn sự khác biệt (chỉ bao gồm sự khác biệt có thể phòng tránh được hoặc chịu sự tác động của các chính sách) về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe giữa các nhóm khác nhau trong xã hội (PAHE, 2011). Nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường sự không công bằng theo chiều ngang được phát triển bởi van Doorslaer, Wagstaff (2008) và

những tác giả khác để đo lường. Phương pháp này nhằm đánh giá công bằng trong sử dụng chăm sóc sức khỏe bằng cách tính đến việc các cá nhân có nhu cầu khác nhau và sự khác nhau trong nhu cầu sức khỏe phải được chuyển thành cầu dịch vụ sức khỏe và sử dụng dịch vụ sức khỏe khác nhau. Chỉ số không công bằng theo chiều ngang (HI) được được định nghĩa như là sự khác nhau giữa việc sử dụng chăm sóc sức khỏe được quan sát và được kỳ vọng cho nhu cầu sức khỏe của cá nhân.

CHƯƠNG 2

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày khái quát dữ liệu được sử dụng, các biến, trong mô hình và quy trình phân tích thực hiện nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ KHÔNG CÔNG BẰNG THEO CHIỀU NGANG TRONG KHÁM CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 32)